Varnish Cache là gì

1407
06-01-2022
Varnish Cache là gì

Trong hệ thống các mã nguồn mở, Varnish Cache đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình lưu trữ website. Nếu bạn là người mới và đang muốn tìm hiểu thêm về mã nguồn mở này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! Bizfly Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ Varnish Cache là gì, ưu điểm và các lệnh cơ bản được sử dụng trong mã nguồn mở Varnish.

Varnish Cache là gì? 

Trước khi đi tìm hiểu về các ưu điểm và lệnh cơ bản được sử dụng trong Varnish, ta cần biết Varnish Cache là gì. Đây là một loại ứng dụng Open source (mã nguồn mở) được người dùng sử dụng để lưu lại bộ nhớ đệm của website. Varnish sẽ tạo ra một bản cache ngoài frontend bằng cách dựa vào các phương thức làm proxy trung gian giữa nội dung trang web gốc và trình duyệt.

Hiểu một cách đơn giản, các webserver sẽ mặc định sử dụng cổng 80 để gửi các dữ liệu tới trình duyệt. Người dùng sẽ tiếp nhận và đọc dữ liệu được gửi đến. Thế nhưng, khi sử dụng mã nguồn mở Varnish, người dùng muốn nhận được dữ liệu trong cache thì phải sử dụng cổng 80. Dữ liệu từ trang web gốc sẽ gửi về một cổng nào đó trong Varnish, được lưu lại và gửi tới người dùng. 

Nhìn chung, Varnish có nhiệm vụ như một NGINX làm proxy cho Apache. Tuy nhiên, Varnish là một ứng dụng cache nên nó đảm nhận nhiệm vụ đó tốt hơn với tốc độ cao và hiệu suất vượt trội.

Varnish Cache là gì

Varnish tạo ra cache ngoài frontend bằng cách dựa vào các phương thức làm proxy trung gian

Lý do cần triển khai Varnish ngay bây giờ 

Ở phần trước, ta đã biết Varnish Cache là gì. Có thể nói, Varnish Cache là một trong những phần mềm mã nguồn mở độc lập. Vì vậy, việc sử dụng nó để truy xuất hoặc lưu cache trên trang web mang đến nhiều lợi thế hơn so với các mã nguồn mở khác. Người dùng có thể tự do tùy chỉnh để Varnish Cache ghi và truy xuất theo ý muốn.

Nếu hiểu rõ hơn về các quy tắc trong Varnish Configuration Language, việc sử dụng cấu hình cache cho bất cứ loại web nào sẽ trở nên linh hoạt hơn. Hơn nữa, Varnish tạo ra proxy trực tiếp. Điều này giúp cho việc gửi dữ liệu trong cache tới người dùng trở nên nhanh hơn nhiều so với hình thức cache thông thường. 

Tài nguyên hao tốn trong quá trình ghi và lưu cache trong Varnish ít hơn rất nhiều nếu so sánh với việc website ghi cache ra file HTML tĩnh. Chính vì vậy, Varnish cache là một trong những lựa chọn tối ưu và phù hợp nhất cho các website lớn và có nhiều trang.

Lý do cần triển khai Varnish ngay bây giờ

Varnish Cache là một trong những phần mềm mã nguồn mở độc lập

Những website nên sử dụng Varnish 

Nhiều người khi mới tiếp xúc với Varnish Cache thường khá khó khăn trong việc cấu hình mã nguồn mở cho website. Vậy loại trang web nên sử dụng Varnish Cache là gì và nó mang lại lợi ích như thế nào? Trên thực tế, bạn có thể kiểm chứng một số trang web đang phát triển cấu hình cache trong Varnish như Facebook, Twitter, Wikipedia hay The New York Times.

Điểm chung của các trang web này là nguồn nội dung cần lưu trữ rất lớn. Do đó, nếu website của bạn chứa nhiều dữ liệu như blog, trang tin tức, tạp chí với lượng truy cập cao thì Varnish Cache là lựa chọn tối ưu. Người dùng sẽ tiết kiệm được tài nguyên một cách tối đa và đẩy mạnh tốc độ load của website vượt trội hơn.

Những website nên sử dụng Varnish

Varnish Cache thường khá khó khăn trong việc cấu hình mã nguồn mở cho website

Những ưu điểm trong Varnish

Bên cạnh thắc mắc về Varnish Cache là gì, các website nên triển khai mã nguồn mở này thì ưu điểm của nó cũng là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm. Varnish có lợi thế rất lớn trong việc:

  • Ghi dữ liệu đệm và truy xuất nội dung ra Webserver mà không cần bổ sung đoạn code mới vào mã nguồn của trang web.
  • Bạn có thể sử dụng bất cứ trang web, ngôn ngữ nào, chỉ cần nó hỗ trợ webserver thì Varnish Cache đều có thể ứng dụng được.
  • Kỹ thuật heavily threaded (đa luồng) tạo điều kiện để các kết nối vào trang web không mất thời gian chờ đợi webserver xử lý. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian truy xuất và hạn chế tình trạng quá tải webserver một cách tối đa.
  • Các quy tắc của Varnish Cache Language (VCL) hỗ trợ người dùng linh hoạt hơn trong quá trình cấu hình web.
  • Hơn thế nữa, Varnish có thể hoạt động tốt hơn với các kỹ thuật Load Balancing. Từ đó giúp cải thiện hiệu suất và độ tin cậy cho các website trên cơ sở phân công đều khối lượng công việc trên nhiều máy chủ.
Những ưu điểm trong Varnish

Những lệnh cơ bản trong Varnish thường dùng 

Như vậy, Bizfly Cloud đã giải đáp các thắc mắc liên quan tới Varnish Cache là gì, ưu điểm và lý do nên triển khai nó. Trong phần cuối này, hãy cùng tìm hiểu về các lệnh cơ bản được sử dụng khi ứng dụng Varnish Cache nhé!

Khởi động Varnish Cache bằng cách sử dụng các lệnh dưới đây:

  • Lệnh Service Varnish Start cho phép khởi động mã nguồn mở để bắt đầu chạy, sử dụng khi Varnish đang ở trạng thái OFF.
  • Lệnh Service Varnish Restart cho phép khởi động lại mã nguồn mở, áp dụng những thay đổi trong cấu hình VCL và xóa toàn bộ Cache đang có.
  • Lệnh Service Varnish Reload khởi động lại và nạp các cấu hình VCL mà không xoá đi các Cache hiện có.

Lệnh quản trị Varnish cho phép người dùng thực hiện quyền quản trị trong một khu vực riêng là Varnish Admin. Muốn truy cập vào khu vực này, bạn gõ dòng lệnh varnishadm, hệ thống sẽ xác nhận và đưa bạn tới khu vực quản trị. Khi muốn thoát ra, bạn chỉ cần gõ quit và Enter hoặc gõ help đế xem danh sách các lệnh quản trị có trong hệ thống mã nguồn mở Varnish Admin.

Lệnh tìm kiếm các file log của Varnish trong Server: Varnish Cache không lưu log vào các ổ đĩa mà hiển thị theo thời gian thực. Do đó, để xem danh sách file log, bạn chỉ cần gõ lệnh varnishlog. Khi muốn ghi log ra một file mới, bạn đặt lệnh "varnishlog -w /var/log/varnish.log".

Lệnh varnishstat sẽ hiển thị theo thời gian thực mà bạn sử dụng nó trong Varnish Cache. Khi gõ "varnishstat", bạn sẽ thấy các con số thống kê được hiển thị chi tiết trong quá trình xử lý cache. Cụ thể là số lượng trang đang được cache, tỷ lệ HIT và MISS của cache cũng như số lần kết nối lỗi của backend server (Apache/NGINX)với frontend của Varnish.

Lệnh varnishhist cho phép người dùng đối chiếu các lượt request tới Cache HIT trong sự so sánh với lượt request trực tiếp tới backend server khi chưa có Cache. Varnishhist sẽ được thống kê theo dạng một biểu đồ với các trục đối số biểu thị thời gian hoàn thành request của MISS và HIT. Nếu request càng lùi về bên trái thì thời gian hoàn thành càng nhanh và ngược lại.

Lệnh varnishstop được sử dụng để xem thống kê dữ liệu request được chuyển tới Varnish server trong sự so sánh với lượt request tới Varnish hay backend server.

  • Để hiển thị các trang có nhiều lượt request nhất vào backend server (MISS), bạn đặt lệnh "varnishstop -i txurl".
  • Để hiển thị trang được nhiều request nhất vào cache (HIT), bạn đặt lệnh "varnishstop -i RxHeader -C -I ^User-Agent".
  • Hiển thị các cookie nhiều nhất từ trình duyệt, đặt lệnh "varnishstop -i RxHeader -I Cookie".
  • Hiển thị địa chỉ host hay chính là tên miền của website có Cache truy cập vào nhiều nhất, đặt lệnh varnishstop -i RxHeader -I ‘^Host:’.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đọc một cách khái quát về Varnish Cache. Hy vọng với những thông tin vừa được cung cấp, bạn đọc có thể hiểu được Varnish Cache là gì, các lệnh cơ bản được sử dụng trong mã nguồn mở này.

SHARE