Usability testing là gì? Những lợi ích nổi bật của Usability testing

1379
13-05-2022
Usability testing là gì? Những lợi ích nổi bật của Usability testing

Trong quá trình làm việc, bất cứ một tester nào cũng đã từng sử dụng qua Usability testing, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy Usability testing là gì? Nó có những ưu và nhược điểm nào? 

Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ mang đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về Usability testing.

Usability testing là gì?

Usability testing (kiểm tra khả năng sử dụng) là một kỹ thuật Black Box Testing. Nó được thực hiện với quan điểm của người dùng. Kỹ thuật này được thực hiện trong thiết kế tương tác tập trung với người dùng nhằm mục đích đánh giá một dịch vụ hoặc sản phẩm bằng cách kiểm tra nó với người dùng.

Ví dụ: Khi kiểm tra một trang web, nếu trang web khó sử dụng hay nội dung và các chi tiết trong trang đó rất khó để đọc thì chắc chắn lần sau người dùng sẽ không bao giờ quay lại trang đó.

Chính vì thế, Usability testing đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính dễ sử dụng của giao diện người dùng.

Bất kể thời gian nào trong chu kỳ của sản phẩm đều cần kiểm thử khả năng sử dụng (Usability testing)

Mục tiêu của Usability testing là đáp ứng nhu cầu người dùng, Nó tập trung chủ yếu vào các thông số như: hiệu quả của hệ thống, độ chính xác. người dùng thân thiện…

Usability testing được thực hiện với quan điểm của người dùng

Usability testing được thực hiện với quan điểm của người dùng

Lợi ích nổi bật của Usability testing

Được biết đến và sử dụng phổ biến, Usability testing mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích, trong đó có 11 lợi ích nổi bật sau đây:

  • Giảm chi phí thiết kế và phát triển, giúp tăng sự hài lòng của người dùng.
  • Hỗ trợ xác định các yêu cầu và nhiệm vụ thực của người dùng trước khi thiết kế.
  • Chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của thiết kế trang web của bạn.
  • Đồ họa được hạn chế với chức năng của thiết kế.
  • Chi phí giảm, năng suất người dùng tăng.
  • Đẩy mạnh tính kinh doanh, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
  • Giảm tối đa thời gian thích ứng và lỗi của người dùng.
  • Phần mềm chất lượng tốt hơn được cung cấp cho khách hàng hoặc người dùng cuối.
  • Phần mềm sẽ dễ hiểu và được sử dụng bởi khách hàng hoặc người dùng cuối.
  • Số người chấp nhận sử dụng phần mềm sẽ nhiều hơn.
  • Thời gian làm quen với sản phẩm của người dùng mới được rút ngắn.

Với những lợi ích trên, Usability testing đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá cách mọi người thực sự sử dụng một trang web và kiểm tra xem người dùng có cảm thấy thoải mái với nó hay không.

Lợi ích nổi bật của Usability testing

Usability testing giúp hỗ trợ xác định các yêu cầu và nhiệm vụ thực của người dùng

Ưu, nhược điểm Usability testing mang lại

Nhằm mục đích kiểm tra chức năng và tính dễ sử dụng của sản phẩm, Usability testing không chỉ có nhiều ưu điểm mà bên cạnh đó một vài nhược điểm vẫn còn tồn tại, cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • Giúp phát hiện ra lỗi và rủi ro nghiêm trọng của ứng dụng được kiểm thử.
  • Hỗ trợ khắc phục các vấn đề mà người dùng gặp phải trước khi phát hành ứng dụng một cách tối đa.
  • Usability testing có thể được sửa đổi theo yêu cầu nhằm hỗ trợ các loại kiểm thử khác như: Function testing, Integration testing, Unit testing, Smoke testing,...
  • Usability testing có kế hoạch giúp mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như tăng khả năng thành công.
  • Các vấn đề sẽ được đánh dấu trước khi sản phẩm được khởi chạy.

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian trong quá trình thiết lập và thu thập dữ liệu.
  • Do kích thước nhỏ và tính đơn giản của nó làm cho độ tin cậy để đưa ra kết luận về sở thích người dùng chủ quan giảm đáng kể.
  • Khó khăn trong việc tạo bối cảnh phù hợp.
  • Không thể kiểm tra trải nghiệm lâu dài.
  • Kết nối xã hội chưa được quét sẽ không thể sao chép.
  • Khi biết mình đang bị theo dõi, mọi người sẽ hành động theo một cách khác.
Ưu, nhược điểm Usability testing mang lại

Usability testing giúp phát hiện ra lỗi và rủi ro nghiêm trọng của ứng dụng được kiểm thử

Usability testing bao gồm những gì? 

Usability testing được chia làm 3 phần: Khả năng truy cập, điều hướng (Navigation) và nội dung. Cụ thể như sau:

Khả năng tiếp cận:

  • Tìm hiểu thời gian thực tế tải của một trang web.
  • Kiểm tra tính tương phản của văn bản tương đương với nền.
  • Kiểm tra cỡ chữ và khoảng trống trong văn bản có thể đọc chính xác không.
  • Kiểm tra trang web trong trường hợp có lỗi Not Found page hoặc 404 theo thiết kế của khách hàng.
  • Kiểm tra độ thích hợp của thẻ ALT được bổ sung cho hình ảnh.

Điều hướng:

  • Kiểm tra xem người dùng có nhận ra điều hướng trang web dễ dàng hay không.
  • Kiểm tra các tùy chọn chuyển hướng có ngắn gọn và dễ hiểu không
  • Kiểm tra xem có bao nhiêu liên kết hợp lý.
  • Kiểm tra Logo của công ty có liên kết với trang chủ không.
  • Kiểm tra tính phù hợp của phong cách liên kết trên tất cả các trang.
  • Kiểm tra xem tìm kiếm trang web có trên trang và dễ dàng để tiếp cận hay không.

Nội dung:

  • Kiểm tra tính đúng đắn và thân thiện với người dùng của URLs.
  • Kiểm tra tiêu đề của trang HTML có phải là giải thích không.
  • Kiểm tra xem nội dung chính có ở trên TOP của trang không.
  • Kiểm tra việc nhấn mạnh có được sử dụng hợp lý không.
  • Kiểm tra tính ngắn gọn và dễ hiểu của main sao chép.
  • Kiểm tra tính rõ ràng và bao quát của tiêu đề chính.
  • Kiểm tra tính nhất quán trong màu sắc của Styles.
Usability testing bao gồm những gì

Quy trình của Usability testing

Quy trình của Usability testing bao gồm các giai đoạn sau đây:

  • Lập kế hoạch: Ở giai đoạn này, mục tiêu của Usability testing được xác định. Bạn cần phải xác định rõ nhiệm vụ và chức năng của hệ thống, từ đó chỉ định nhiệm vụ cho người thử nghiệm của bạn. Phương pháp Usability testing, số và nhân khẩu học của người kiểm tra khả năng sử dụng hay các định dạng báo cáo thử nghiệm cúng được xác định.
  • Tuyển dụng: Bạn cần tuyển dụng số lượng người thử nghiệm theo kế hoạch Usability testing của bạn.
  • Kiểm tra khả năng sử dụng: Các thử nghiệm khả năng sử dụng sẽ được thực thi ở giai đoạn này.
  • Phân tích dữ liệu: Để tìm ra các suy luận có ý nghĩa và đưa ra những đề xuất khả thi, dữ liệu từ các bài Usability testing sẽ được phân tích kỹ càng. Từ đó cải thiện khả năng sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Báo cáo: Các kết quả của quá trình Usability testing sẽ được chia sẻ với tất cả các bên liên quan như: nhà phát triển, nhà thiết kế, CEO và khách hàng.

Usability testing là một yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng, là thước đo tiềm năng của sản phẩm trong việc hoàn thành mục tiêu của người dùng. Mặc dù Usability testing còn tồn tại một vài nhược điểm, song không thể phủ nhận những ưu điểm cúng như lợi ích mà nó mang lại cho người dùng. Hy vọng với những thông tin mà Bizfly Cloud mang lại, bạn sẽ hiểu hơn về Usability testing cũng như quy trình làm việc của nó.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE