Tối ưu hóa giao diện website cho người dùng

1996
11-02-2022
Tối ưu hóa giao diện website cho người dùng

Tối ưu hóa giao diện người dùng là một nhiệm vụ phức tạp trong bất kỳ dự án phát triển web nào. Khi quá trình di chuyển sang các nền tảng số tiếp tục phát triển theo cấp số nhân, hiệu suất cao với thời gian tải trang trong vòng vài giây là yếu tố rất quan trọng. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa giao diện website cho người dùng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây! Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu nhé!

Nội dung trang web tải trong thời gian thực, chẳng hạn như JavaScript, font chữ và hình ảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang. Mã hóa, lệnh gọi API và vị trí của máy chủ gốc cũng đóng một phần quan trọng. Việc quản lý cấu hình của tất cả các yếu tố này là việc rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện có kế hoạch, chiến lược, bạn có thể đạt được sự cân bằng giữa các tính năng và hiệu suất mà trang web của bạn yêu cầu.

Tối ưu hóa giao diện người dùng là gì?

Thuật ngữ "giao diện người dùng" hay Front-End liên quan đến sự tương tác giữa trang web của bạn và trình duyệt của khách truy cập. Tối ưu hoá giao diện người dùng (Front End Optimization - FEO) còn được gọi là tối ưu hoá nội dung, là quá trình tinh chỉnh trang web của bạn để làm cho website thân thiện hơn với trình duyệt và tải nhanh hơn.

Mạng phân phối nội dung (CDN) đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa giao diện người dùng, vì chúng thường được sử dụng thực hiện nhiều nhiệm vụ tối ưu hóa đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Ví dụ: một CDN điển hình cung cấp các tính năng tự động nén tệp và tự động thu nhỏ, giúp bạn giải phóng khỏi việc phải tự mày mò các tài nguyên trang web riêng lẻ theo cách thủ công.

Tối ưu hóa giao diện người dùng là gì

Tối ưu hoá giao diện người dùng là quá trình tinh chỉnh trang web của bạn để website thân thiện

Mục tiêu tối ưu hóa giao diện người dùng

Bước đầu tiên trong việc kiểm tra tối ưu hóa giao diện người dùng thực tế là thiết lập các mục tiêu. Bạn cần đặt mục tiêu hiệu suất thực tế và phù hợp với trang web của bạn. Ví dụ: Chiến lược hiệu suất cho một trang tin tức công cộng khác với chiến lược của ứng dụng CRM dựa trên đám mây. Tốc độ tải trang rất quan trọng đối với cả hai, nhưng nội dung tải và đối tượng phục vụ là hoàn toàn khác nhau.

Lấy khách hàng làm trung tâm để thiết lập các mục tiêu hiệu suất là rất quan trọng. Hiểu thị trường mục tiêu và xác định rõ nhu cầu của khách hàng là nguyên tắc cơ bản cần được xuyên suốt trong chiến lược kỹ thuật số của bạn. Thị trường luôn cạnh tranh là một khía cạnh khác đòi hỏi sự tập trung và chú ý. Trong thế giới số, sự cạnh tranh diễn ra toàn cầu. Đặt mục tiêu tối ưu hóa giao diện người dùng để đảm bảo trang web của bạn tải nhanh hơn so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào là một ví dụ về mục tiêu được xác định rõ ràng.

Mục tiêu tối ưu hóa giao diện người dùng

Phương pháp tối ưu hóa giao diện website cho người dùng

1. Giảm các HTTP request

Khi tải một trang web, trình duyệt phải mở một kết nối TCP riêng biệt cho mỗi HTTP request được thực hiện, bằng với số lượng các phần tử (element) trang cần tải xuống. Vấn đề ở đây là có giới hạn về số lượng kết nối đồng thời mà một trình duyệt có thể mở cho một máy chủ duy nhất. Giới hạn này tồn tại để bảo vệ máy chủ khỏi bị quá tải với số lượng HTTP request cao. Tuy nhiên, nó cũng đóng vai trò là một nút thắt cổ chai tiềm ẩn, buộc các request kết nối phải "xếp hàng chờ". 

Khi nhanh chóng đạt đến ngưỡng kết nối tối đa, các kỹ thuật tối ưu hóa giao diện người dùng khác nhau được sử dụng để giảm thiểu số lượng phần tử trang riêng lẻ. Một trong những cách phổ biến nhất là hợp nhất tài nguyên — nhóm nhiều tệp nhỏ lại với nhau.

Ví dụ:

Giả sử template trang web của bạn bao gồm một tệp HTML, hai tệp CSS và 16 hình ảnh — bao gồm logo và các hình nền menu khác nhau. Tổng cộng, một trình duyệt cần thực hiện 19 HTTP request để tải một trang trống trên trang web. 

Khách truy cập sử dụng trình duyệt Google Chrome chỉ có thể mở 6 kết nối TCP tới máy chủ của bạn cùng một lúc, vì vậy trình duyệt phải xếp hàng 13 request còn lại. Tuy nhiên, nếu bạn hợp nhất tất cả các hình ảnh mẫu thành một hình ảnh sprite duy nhất, bạn có thể giảm số lượng request từ 19 xuống chỉ còn 4. Điều này không chỉ cho phép Chrome phân tích cú pháp trang mà còn giảm số lượng các round-trip cần thiết để tải trang.

CDN có thể giảm thêm thời gian phản hồi của máy chủ bằng cách gộp trước (pre-pooling) các kết nối và đảm bảo rằng chúng vẫn mở trong suốt phiên. Mặc dù CDN không làm giảm số lượng request, nhưng tính năng gộp trước sẽ cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ thời gian trễ liên quan đến việc đóng và mở lại kết nối TCP.

2. Nén tệp

Mỗi một trang web đều được tạo từ tập hợp các tệp HTML, JavaScript, CSS và các tệp code khác. Trang càng phức tạp, các tệp code càng lớn và thời gian tải càng lâu. Với tính năng nén tệp, các tệp này có thể được thu nhỏ xuống một phần nhỏ so với kích thước ban đầu của chúng để cải thiện khả năng responsive của trang web. Gzip hiện nay đang là lựa chọn nén tệp phổ biến nhất vì thời gian mã hóa/giải mã nhanh chóng và tốc độ nén cao.

Gần như tất cả các CDN đều cung cấp tính năng nén tệp tự động, liên tục "Gzipping" tất cả các tệp code có thể nén (ví dụ: tệp CSS và JS).

Tối ưu hóa giao diện website cho người dùng - Ảnh 3.

Nén tệp có thể được thu nhỏ xuống một phần nhỏ so với kích thước ban đầu của chúng

3. Tối ưu hóa bộ nhớ đệm

Các HTTP cache header đóng một vai trò quan trọng trong cách trình duyệt phân tích cú pháp một trang web, vì chúng xác định các mục nội dung nào được lưu trong bộ nhớ cache và trong bao lâu. Bộ nhớ đệm đang lưu trữ các tệp tĩnh (static file) — thường là tệp lớn nhất bên ngoài máy chủ của bạn — trên các local drive của khách truy cập hoặc CDN PoP gần đó. Điều này có thể cải thiện đáng kể tốc độ tải của trang web.

Nhiều CDN cung cấp các tùy chọn kiểm soát bộ nhớ cache bằng bảng điều khiển thân thiện với người dùng. Chúng cho phép bạn thiết lập các chính sách trên toàn trang web, quản lý các quy tắc lưu vào bộ nhớ đệm cho các mục riêng lẻ và thậm chí đặt các chính sách cho toàn bộ nhóm tệp dựa trên loại tệp, vị trí,... 

(Ví dụ: luôn lưu vào bộ nhớ cache tất cả các hình ảnh trong thư mục "/blog/" trong 60 ngày). Các CDN cũng đã bắt đầu tích hợp các kỹ thuật học máy (machine learning). Chúng tuân theo các mẫu sử dụng nội dung để tự động tối ưu hóa các chính sách bộ nhớ đệm. Điều này giúp bạn giảm bớt gần như tất cả các tác vụ quản lý bộ nhớ cache.

4. Code Minification

Minification là một quy trình tối ưu hoá giao diện người dùng bằng cách gỡ bỏ các ký tự không cần thiết cho mã nguồn chạy, giảm bớt dung lượng hiện có của các file. Minification cắt ngắn code và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết nhất.

Các CDN có khả năng tự động hóa hoàn toàn việc code minification. Đây là một dịch vụ tiên tiến đã phục vụ nhiều nội dung của trang web, CDN gỡ bỏ tất cả các tệp JavaScript, HTML và CSS ngay khi chúng được gửi đến trình duyệt của khách truy cập.

Tối ưu hóa giao diện website cho người dùng - Ảnh 4.

Minification là một quy trình tối ưu hoá giao diện người dùng bằng cách gỡ bỏ các ký tự

5. Tối ưu hóa Hình ảnh

Bộ nhớ đệm và nén là hai phương pháp tối ưu hóa hình ảnh phổ biến nhất, trong đó bộ nhớ đệm có hiệu quả hơn. Không giống như các file code, tất cả các định dạng hình ảnh đều đã được nén. Do đó, để giảm thêm kích thước tệp hình ảnh, bạn phải loại bỏ một số thông tin header hoặc giảm chất lượng hình ảnh gốc. Đây được gọi là (nén) lossy compression.

Lưu ý: Mặc dù việc loại bỏ dữ liệu và giảm độ phân giải thường không được cải thiện, nhưng tính năng nén lossy compression có thể hữu ích đối với một số hình ảnh có độ phân giải cao, bởi vì mắt của chúng ta không thể nhận thức một cách tự nhiên toàn bộ thông tin hình ảnh mà những hình ảnh đó lưu giữ.

Một kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh khác là thay thế một số hình ảnh thông thường (raster) của bạn bằng các hình ảnh vector đối chiếu của chúng. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho các hình ảnh bao gồm các hình dạng hình học đơn giản: đường thẳng, đường cong, đa giác, v.v. Hình ảnh vectơ điển hình là một biểu tượng (icon) hoặc một sơ đồ (diagram).

CDN đóng vai trò là giải pháp tối ưu cho bộ nhớ đệm hình ảnh. Một số CDN cũng giúp tự động hóa quá trình nén hình ảnh, cho phép bạn lựa chọn giữa tốc độ tải trang và chất lượng hình ảnh. Các CDN nâng cao hơn cũng cung cấp tùy chọn Progressive rendering, CDN nhanh chóng tải một phiên bản hình ảnh được pixel hóa. Sau đó CDN dần dần thay thế nó bằng một loạt các biến thể ngày càng đẹp hơn cho đến khi hình ảnh thực tế sẵn sàng tải. Progressive rendering rất hữu ích cho khả năng giảm thời gian tải cảm nhận mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Sự chậm trễ của giao diện người dùng chiếm tới 80% thời gian phản hồi trang web của bạn. Áp dụng các chiến lược tối ưu hóa giao diện website sẽ giúp tăng tốc độ và tải trang được nâng cao. Trong đó CDN đóng vai trò rất quan trọng trong việc tự động hoá và đơn giản hoá các tác vụ này. Hãy bắt đầu dùng thử CDN miễn phí ngay tại đây: https://bizflycloud.vn/cdn.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE