Tên miền là gì? Cách lựa chọn tên miền phù hợp

2208
13-08-2022
Tên miền là gì? Cách lựa chọn tên miền phù hợp

Nếu đang tìm hiểu quy trình xây dựng website, một trong những yếu tố cần quan tâm đầu tiên là chuẩn bị tên miền (domain) cho website của bạn. Vậy tên miền là gì? Có bao nhiêu loại tên miền và chúng hoạt động như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay.

Tên miền là gì?

Tên miền là tên gọi một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh và cố định. Nó giống như địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông. Bởi vậy, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn (web server).

Tên miền là gì

Tên miền là tên gọi một website hoạt động trên internet

Tìm hiểu cấu trúc của tên miền

Một tên miền hoàn chỉnh có cấu trúc gồm ba phần:

  1. Phần đầu tiên là tên của máy chủ, chẳng hạn như “www” để biểu thị “world wide web”
  2. Phần thứ 2 là Tên của chính trang web
  3. Cuối cùng là TLD (Top-level domain) như .com hoặc .vn. Mỗi phần của miền được phân tách bằng dấu chấm, tạo ra một tên miền đủ điều kiện (FQDN) chẳng hạn như www.google.com.

Lưu ý: Tên miền không giống với URL (Uniform Resource Locator). URL là địa chỉ web đầy đủ của một trang web và nó chứa tên miền cũng như thông tin khác. Mỗi URL bao gồm giao thức internet (phổ biến nhất là HTTP hoặc HTTPS ) được sử dụng để gọi trang. URL cũng có thể giúp trỏ trình duyệt đến một tệp hoặc thư mục cụ thể đang được lưu trữ trên máy chủ web (chẳng hạn như https://bizflycloud.vn/tin-tuc).

Ví dụ về tên miền:

Như chúng ta đã thảo luận, tên miền không phải là một URL. Đúng hơn, đó là sự kết hợp của tên trang web và TLD. Một số ví dụ về tên miền phổ biến như:

  • amazon.com
  • bizflycloud.vn
  • Facebook.com

Một số loại tên miền phổ biến hiện nay

Khi nghĩ về một trang web, hầu hết mọi người thường nghĩ đến tiêu chuẩn phổ biến nhất đó là '.com'. Trên thực tế, có năm loại miền khác nhau:

1. TLD - Top-level domain (Tên miền cấp cao nhất)

TLD chỉ định loại thực thể mà tổ chức của bạn đăng ký trên internet. Các miền cấp cao nhất (TLD) này được gọi là phần mở rộng tên miền và đại diện cho cấp cao nhất trong phân cấp Hệ thống tên miền:

.com : viết tắt cho thương mại

.net : viết tắt của mạng

.edu: viết tắt của giáo dục

.org : viết tắt của tổ chức

.gov: viết tắt của chính phủ

2. SLD - Second-level domains (Tên miền cấp hai)

Thông thường, tên miền cấp hai là tên của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp đã đăng ký tên miền với một công ty đăng ký. Tên thương hiệu, tên công ty hoặc tên dự án là định danh cho khách hàng tiềm năng. Các tên miền cấp hai đứng sau tên miền cao cấp nhất.

Ví dụ: trong “Nike.com”, “Nike” là miền cấp hai của miền cấp cao nhất “.com”.

3. gTLD - Generic top-level domain (Tên miền cấp cao nhất dùng chung)

gTLD là cấp cao nhất của cấu trúc hệ thống tên miền, mô tả loại trang web của bạn. Đây là những phần mở rộng tên miền được sử dụng rộng rãi nhất: .com; .net; .biz; .org; .info… Tính đến tháng 1 năm 2022, 54% trang web toàn cầu sử dụng miền cấp cao nhất .com.

4. ccTLD - Country code top-level domain (Tên miền cấp cao nhất Mã quốc gia)

ccTLD là phần mở rộng tên miền dành riêng cho quốc gia: .cn (Trung Quốc); .ru (Nga); .de (Đức); .au (Úc); .uk (Vương quốc Anh); .vn (Việt Nam)

Bạn có thể sử dụng chúng nếu bạn muốn tiếp thị đến một quốc gia hoặc ngôn ngữ nhất định. Ban đầu ccTLD được tạo ra nhằm mục đích đăng ký và sử dụng bởi cư dân của quốc gia đó. Tuy nhiên, một số quốc gia đã cho phép các bên bên ngoài đăng ký tên miền bằng mã quốc gia của họ.

5. Tên miền phụ

Tên miền phụ là một phần của miền lớn hơn, xuất hiện trước tên miền gốc (ví dụ: blog.hubspot.com). Vì tên miền phụ đứng ở bên trái SLD, nó còn được gọi là miền cấp ba (3LD).

Một ví dụ khác về tên miền có tên miền phụ là tools.usps.com: Nó được tạo thành từ miền phụ ("tools."), Miền cấp hai ("usps") và miền cấp cao nhất (".com).

Tên miền phụ giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web chính của bạn. Hãy tận dụng chúng!

Có bao nhiêu loại tên miền?

Ngày nay, có rất nhiều loại tên miền với những phần mở rộng khác nhau mà phổ biến nhất vẫn là .com. Có nhiều tùy chọn khác như .vn, .org, .net, .info, .io,…

Một số đuôi Tên miền phổ biến:

  • .com: là ký hiệu viết tắt của từ "commercial" có nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay.
  • .net: viết tắt của từ "network", có nghĩa là mạng lưới, được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến Internet.
  • .org: viết tắt của từ "organization", có nghĩa là tổ chức, được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.
  • .biz: được sử dụng cho các trang web nhỏ, các trang thương mại điện tử của một số cửa hàng nhỏ, web giải trí về nhạc, phim…
  • .info: viết tắt của "information", có nghĩa là thông tin, thường được đặt tên cho các trang web "tài nguyên" có uy tín. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .com, .net và .or
  • .gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức chính phủ
  • .edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học…

Và những tên miền quốc gia (.vn, .com.vn…) được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế (.com, .net, .org…)

Những Tên miền mới xuất hiện:

  • .tv: dành cho các công ty truyền thông hay các đài truyền hình
  • .mobi: dành cho các công ty viễn thông, công ty sản xuất thiết bị di động…
  • .name: là một loại tên miền chỉ sử dụng cho các cá nhân.
  • .asia: dành cho khách hàng, tổ chức thuộc khu vực châu Á.
  • .tk: tên miền thuộc chủ quyền của nước Tokelau. Là một tên miền cho phép đăng ký miễn phí
  • .mp: là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Quần đảo Bắc Mariana.
Có bao nhiêu loại tên miền

Tên miền hoạt động như thế nào?

Để hiểu rõ cách thức hoạt động của tên miền, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét những gì xảy ra khi bạn nhập một tên miền vào thanh URL của trình duyệt. Khi bạn nhập một tên miền vào trình duyệt web của mình, đầu tiên nó sẽ gửi một yêu cầu đến mạng toàn cầu bao gồm các máy tính (DNS). 

Mạng máy tính này lưu trữ thông tin các tên miền gắn với địa chỉ IP. Sau đó, máy tính nhận thông tin sẽ tìm kiếm trong mạng lưới này để xem tên miền này có địa chỉ IP là gì. Khi tìm thấy, nó sẽ trả về thông tin để trình duyệt của bạn truy cập đến máy tính đang lưu trữ dữ liệu trang web mà bạn mong muốn.

Tên miền hoạt động như thế nào

Mạng máy tính giúp lưu trữ thông tin các tên miền gắn với địa chỉ IP

Cách chọn tên miền phù hợp

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn chọn một tên miền phù hợp cho trang web của mình:

  • Nên chọn tên miền có phần mở rộng .com vì đây là loại tên miền phổ biến nhất, dễ nhớ và dễ quảng bá.
  • Tên miền nên ngắn gọn và dễ nhớ
  • Tên miền nên dễ phát âm và đánh vần
  • Không nên sử dụng số hoặc dấu gạch nối tránh nhầm lẫn, khó viết sai
  • Tên miền nên liên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực đang hoạt động của chủ thể

Những câu hỏi về tên miền

  • Câu hỏi: Tên miền có bị trùng không ?

Trả lời: Theo nguyên tắc ai đăng ký trước cấp trước, và chỉ có 1 và duy nhất tên miền bao gồm cùng tên và phần mở rộng. Tên có thể giống nhau nhưng khác phần mở rộng (đuôi tên miền) hoặc ngược lại

Ví dụ: bkns.vn và bkns.net hay bkns.vn và bkweb.vn

  • Câu hỏi: Cách chọn tên miền đẹp?

Trả lời: Thời đại công nghệ thông tin phát triển cực nhanh như ngày nay thì vấn đề tên miền vô cùng quan trọng.

  • Câu hỏi: Tại sao phải mua domain (tên miền) ?

Trả lời: Nếu không có một tên miền riêng thì bạn sẽ phải nhớ địa chỉ IP rất dài để truy cập vào giao thức mạng. Vậy nên để dễ nhớ, dễ viết hay để làm thương hiệu riêng trên internet thì có một tên miền là một điều vô cùng tuyệt vời.

  • Câu hỏi: Số lượng tên miền (domain) có thể mua là bao nhiêu?
Trả lời: Bạn không giới hạn tên miền có thể mua, bạn có thể mua rất nhiều

Tuy nhiên sẽ giới hạn phần mở rộng tên miền, mục đích sử dụng hoặc thương hiệu.

  • Câu hỏi: Giá mua một tên miền là bao nhiêu?

Trả lời: Mỗi tên miền có một mức giá đăng ký và duy trì khác nhau, tùy thuộc vào từng nhà đăng ký tên miền và phần mở rộng của tên miền.

  • Câu hỏi: Mua tên miền ở đâu ?

Trả lời: Có rất nhiều nhà cung cấp tên miền để bạn lựa chọn. Một gợi ý cho bạn là Bizfly Cloud giúp khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp với tên miền riêng.

  • Câu hỏi: Có tên miền thì cần thêm gì nữa không?

Trả lời: Nếu chỉ có tên miền không thì vẫn chưa đủ, bạn cần phải mua hosting và thiết kế website nữa thì tên miền của bạn mới chính thức đi vào hoạt động trên internet.

  • Câu hỏi: Tên miền phụ (subdomain) là gì?

Trả lời: Tên miền phụ về cơ bản là một tên miền con dưới tên miền chính. Khi bạn đăng ký một tên miền, bạn có quyền tự tạo tên miền phụ cho tên miền đó.

  • Câu hỏi: Ai có thể đăng ký tên miền?

Trả lời: Ai cũng có thể đăng ký tên miền. Tuy nhiên, với tên miền quốc gia, có một số quy định đăng ký riêng. Tên miền quốc tế thì không có bất cứ hạn chế nào để đối tượng đăng ký.

  • Câu hỏi: Cá nhân được đăng ký dưới những nhóm tên miền VN nào?

Trả lời: Cá nhân được đăng ký những tên miền sau:.com.vn; .biz.vn; .net.vn; .edu.vn; .pro.vn; .health.vn; .name.vn; .ac.vn; .info.vn và một số trường hợp đặc biệt theo tên địa danh nơi họ sống và làm việc.

Những câu hỏi về tên miền

Khẳng định với tên miền doanh nghiệp

Hiện nay, việc sử dụng email doanh nghiệp theo tên miền riêng được rất nhiều công ty quan tâm và lựa chọn bởi những ưu điểm sau:

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Tăng cường sự bảo mật thông tin
  • Tối ưu hóa việc quản lý

Hiện nay, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, việc bảo mật thông tin là điều vô cùng cần thiết. Sử dụng email doanh nghiệp theo tên miền là giải pháp tối ưu nhất giúp công ty phòng tránh sự rò rỉ các tài liệu quan trọng cũng như tạo sự uy tín và quảng bá thương hiệu. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về dịch vụ email theo tên miền thì một gợi ý cho bạn về dịch vụ Bizfly Business Email của Bizfly Cloud với những ưu điểm như:

Khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp với tên miền riêng: Sử dụng email tên miền riêng dạng ten@tencongty.com làm tăng tính chuyên nghiệp, sự uy tín trong các giao dịch, giúp nổi bật trong hòm mail của người nhận.

Giảm thiểu công sức vận hành: Việc vận hành hệ thống email riêng tốn nhiều công sức, chi phí để tránh các rủi ro như spam, virus,.. và đảm bảo gửi nhận thông suốt cho hệ thống. Với Bizfly Business Email, bạn chỉ cần đăng ký và sử dụng

An toàn trước các cuộc tấn công qua email: Theo thống kê, 96% các cuộc tấn công đến tổ chức được bắt nguồn từ email. Để bảo vệ người dùng trong hệ thống, các email gửi/nhận đều được kiểm tra qua Bizfly Cloud AntiVirus System và gửi cảnh báo nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ.

Hỗ trợ chuyển đổi miễn phí: Bizfly Cloud hỗ trợ chuyển hệ thống email từ các nhà cung cấp khác như Gmail, Yandex, Yoho,... các Email Hosting Provider hay tự hệ thống email từ cài đặt của bạn lên Bizfly Business Email.

Phía trên là những thông tin về "Tên miền là gì?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất mỗi ngày bạn nhé!

SHARE