Tấn công phishing là kiểu tấn công như thế nào mà người dùng mạng phải đặc biệt cảnh giác

889
24-08-2020
Tấn công phishing là kiểu tấn công như thế nào mà người dùng mạng phải đặc biệt cảnh giác

Tin tặc có trăm phương ngàn kế tấn công vào lớp bảo mật của doanh nghiệp/cá nhân để xâm nhập và lấy cắp dữ liệu. Trong số đó, tấn công phishing là kiểu tấn công phổ biến nhất mà người dùng Internet trên khắp thế giới phải đối mặt. Trong chính phương thức này thôi, hackers đã biến hóa muôn hình vạn trạng chiêu thức nhằm qua mắt cả những người dùng cẩn trọng nhất và các lớp bảo mật cao nhất.

Hãy cùng BizFly Cloud khám phá tấn công phishing là kiểu tấn công như thế nào và giải pháp chống phishing trong phần chia sẻ dưới đây.

Tấn công phishing là kiểu tấn công gì?

Phishing là từ khóa kết hợp giữa từ Fishing (câu cá) và Phreaking (trò đùa phạm pháp qua điện thoại). Về cơ bản, phương thức này có tính chất như "câu" thông tin của người dùng.

Tấn công phishing là kiểu tấn công giả mạo các tổ chức uy tín như ngân hàng, website giao dịch trực tuyến hay công ty thẻ tín dụng. Tin tặc tìm cách lừa người dùng chia sẻ thông tin thanh toán của họ gồm: tên đăng nhập, mật khẩu giao dịch và những thông tin bí mật khác. Các hackers cũng có thể cài các phần mềm độc hại vào thiết bị người dùng nhằm thực hiện các hành động phi pháp khác.

Tấn công phishing là kiểu tấn công như thế nào mà người dùng mạng phải đặc biệt cảnh giác - Ảnh 1.

Các kiểu tấn công phishing phổ biến hiện nay

Tấn công phishing bằng email, tin nhắn

Tin tặc gửi đến bạn những email hoặc tin nhắn giả mạo một đơn vị uy tín yêu cầu bạn cập nhật lại thông tin tài khoản. Trong nội dung mail, chúng sẽ nhúng một liên kết nhằm chuyển hướng bạn tới website không an toàn và tại đây bạn sẽ thực hiện thao tác đăng nhập, từ đó vô tình lộ thông tin quan trọng cho chúng.

Bên cạnh đó, chúng cũng có thể đặt một mã độc qua một tập tin đính kèm hoặc quảng cáo gửi đến email. Tiếp sau, chúng sẽ khai thác lỗ hổng để thu thập thông tin nhạy cảm.

Tấn công phishing qua các website

Vào năm 2019, tỷ lệ website lừa đảo được khởi tạo tăng 640% cho thấy, đây vẫn là chiêu thức dễ dàng và được ưa chuộng nhất.

Hacker thu hút những người muốn có việc làm online và trả công qua tài khoản ngân hàng. Chúng sẽ điều hướng người làm tới một trang web giả mạo, tại đây họ khai báo thông tin cá nhân của mình. Cuối cùng, họ đã để lộ thông tin cá nhân mà tiền công làm online cũng không được trả.

Ở một vài website được tin tặc cài cắm các popup hoặc ảnh quảng cáo có tính khiêu khích, thu hút người dùng click vào. Sau khi bạn click vào đó thì máy tính của bạn có thể bị nhiễm virus phục vụ cho một cuộc tấn công nào khác.

Phòng chống tấn công phishing

Đối với người dùng cá nhân

Với những người dùng cá nhân, bạn cần cẩn trọng khi thao tác với các nội dung trên Internet để tránh sa bẫy của kiểu tấn công phishing như:

. Kiểm tra kỹ lưỡng những email yêu cầu bạn xác nhận hoặc cập nhật thông tin về tài khoản, kể cả khi đó có vẻ như được gửi từ một tổ chức uy tin hay thông báo hoàn tiền cho bạn

. Không click vào bất cứ liên kết nào trong thư rác được gửi đến

. Không gửi các thông tin quan trọng về tài khoản hay mật khẩu trong email

. Sử dụng tường lửa và các phần mềm chống virus, gián điệp để đảm bảo an toàn cho thiết bị của mình

Tấn công phishing là kiểu tấn công như thế nào mà người dùng mạng phải đặc biệt cảnh giác - Ảnh 2.

Đối với các doanh nghiệp và tổ chức

Với quy mô người dùng lớn tại các doanh nghiệp và tổ chức, việc kiểm soát dường như trở nên khó khăn hơn. Nhưng, cấp quản lý cần có những phương thức chống phishing như:

. Hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên các tình huống giả mạo trên Internet

. Triển khai bộ lọc SPAM để phát hiện virus

. Thường xuyên cập nhật hệ thống để kịp thời được nâng cấp bằng các bản vá lỗi bảo mật từ nhà cung cấp phần mềm.

. Mã hóa các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng.

Để đối phó với kiểu tấn công phishing không phải là việc đơn giản. Các trình duyệt web hầu hết đều tích hợp các tính năng chống phishing, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả triệt để. Cách hiệu quả nhất vẫn nằm ở ý thức và năng lực của người dùng trong việc cảnh giác phát hiện các cuộc tấn công phishing nhắm đến mình.

Thep BizFly tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: 3 cách doanh nghiệp nhỏ có thể bảo vệ chống lại các cuộc tấn công lừa đảo (Phishing attacks)

BizFly Cloud là nhà cung cấp đám mây đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây của Bộ TT&TT. Hệ sinh thái đám mây do Việt Nam phát triển và làm chủ, cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp nhất. Tham khảo và trải nghiệm miễn phí dịch vụ tại: https://bizflycloud.vn/
SHARE