Tấn công deface là kiểu tấn công gì? Có nguy hiểm không? Hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả

1238
11-08-2020
Tấn công deface là kiểu tấn công gì? Có nguy hiểm không? Hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả

Mọi người luôn tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, các kỹ thuật phishing. Tuy nhiên có một mối đe dọa còn lớn hơn ảnh hưởng tới tất cả nhà quản trị website và người dùng internet - đó là tấn công Deface trang web. Việc tấn công Deface một trang web có thể khiến người dùng bối rối trong vài phút.

Để biết rõ tấn công Deface là gì? Cách phòng chống tấn công Deface, hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết sau.

Hiểu đúng bản chất của tấn công deface là kiểu tấn công như thế nào?

Tấn công Deface là kiểu tấn công làm thay đổi giao diện trực quan của một trang web. Đây là hành động của những hacker chuyên bẻ khoá hệ thống. Chúng đột nhập vào máy chủ web và thay thế trang web được host bằng trang web của riêng chúng. Phương pháp tấn công deface phổ biến nhất là sử dụng SQL Injection để đăng nhập vào tài khoản Admin.

Thông thường, kẻ tấn công Deface trang web sẽ tìm ra lỗ hổng trong việc duy trì bảo mật máy chủ của quản trị viên hệ thống. Trong hầu hết mọi trường hợp, cuộc tấn này là vô hại. Tuy nhiên chúng có thể được sử dụng như một cách để che đậy các hành vi nguy hiểm khác như upload phần mềm độc hại hoặc xoá các file cần thiết khỏi máy chủ. 

Dấu hiệu nhận biết  website bị Deface

Các tin tặc thực hiện những cuộc tấn công deface chủ yếu nhắm vào các trang mặc định như index.php, index.html, home.html, default.html, trangchu.html… Người quản trị website chỉ cần khắc phục các trang này là website sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Nhưng nếu hacker không thay đổi nội dung những file trên thì bạn sẽ khó phát hiện. Bạn sẽ nhận được cảnh báo từ nhà quản lý hosting.

Cách phòng tránh các cuộc tấn công Deface

Để có quyền truy cập vào trang web của bạn, tin tặc thường truy cập vào các form liên hệ, bình luận spam, chèn các liên kết xấu vào mã nguồn hoặc cơ sở dữ liệu. Trang web của bạn càng có nhiều entry point kẻ tấn công càng dễ dàng tiếp cận hơn. Thực hiện các công việc sau để đảm bảo an toàn cho website:

- Tội phạm mạng thường nhắm mục tiêu các trang web dễ thu hút nhiều sự chú ý nếu bị hack (trang web của các tổ chức chính phủ, trang web của các thương hiệu lớn,...). Thông thường các trang web dễ bị tấn công là những trang web kết hợp nhiều plugin và tính năng bổ sung. Nghiên cứu cho thấy các trang nền tảng Wordpress cài từ 6 đến 10 plugin dễ bị tấn công gấp đôi so với những trang web ít plugin. Các add-on khi cài vào trình duyệt cung cấp cho tin tặc nhiều lối vào tiềm năng.

Chính vì vậy, cách để ngăn chặn cuộc tấn công Deface là chọn plugin và các ứng dụng cẩn thận. Thường xuyên kiểm tra tình trạng các add-on và gỡ cài đặt hoàn toàn plugin hoặc theme đã bị huỷ kích hoạt trong Dashboard. 

- Các add-on cũ, không được nâng cấp và trở nên kém bảo mật hơn theo thời gian cũng là nguyên nhân khiến website dễ bị tấn công.

- Phần mềm lỗi thời là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc tấn công mạng, do phần code không được cập nhật nên rất dễ bị tấn công. Bạn cũng nên cập nhật các Plugin, theme và các file quan trọng ngay khi có bản cập nhật mới.

- Giới hạn số lần truy cập vào trang quản trị. Nếu có nhiều người truy cập vào trang web để thay đổi nội dung, hãy giới hạn quyền truy cập mà mỗi cá nhân có. Việc có nhiều admin trên trang web sẽ để lộ nhiều khe hở giúp tin tặc có thêm nhiều khả năng truy cập trái phép thông qua tài khoản quản trị.

- Hạn chế quyền truy cập đầy đủ vào nội dung có thể ngăn chặn cuộc tấn công Deface trang web

- Quét mã nguồn trang web: Nếu bạn có nền tảng kỹ thuật hoặc am hiểu phần mềm công nghệ, bạn có thể tự kiểm tra phần mềm độc hại trên trang web của mình. Bạn cũng nên có quyền truy cập vào quyền quản lý file được cung cấp bởi máy chủ tên miền và giao thức truyền file, cả hai đều có thể được sử dụng để kiểm tra trang web và tìm phần mềm độc hại. Tìm hiểu cả hai thuộc tính  <script> và <iframe>, quét các URL thông qua các thuộc tính này để đảm bảo bạn nhận ra chúng nếu không chúng có thể đã bị nhiễm phần mềm độc hại. 

- Cài đặt trình quét trang web tự động. Ngay cả khi bạn có đủ chuyên môn kỹ thuật để kiểm tra phần mềm độc hại theo cách thủ công thì trình quét trang web tự động vẫn rất quan trọng đối với việc bảo trì thường xuyên. Các loại trình quét này có thể phát hiện hoạt động đáng ngờ ngay khi chúng diễn ra. Nó có thể theo dõi các file và cơ sở dữ liệu trang web, vá các lỗ hổng , tự động loại bỏ phần mềm độc hại.

- Nếu tự phát triển các ứng dụng hoặc themes phải nâng cao các biện pháp bảo mật như: 

Cài chứng chỉ bảo mật HTTPS cho web

Ngăn chặn các cuộc tấn công cross-site scripting bằng cách triển khai X-XSS header

Bảo mật nội dung trang web

Sử dụng subresource integrity cho các phần tử <script> hoặc <link> của tài nguyên

Dùng mật khẩu mạnh, có sự kết hợp cả chữ số, chữ in hoa, in thường, ký tự đặc biệt

Chi phí khôi phục một cuộc tấn công deface cao hơn so với chi phí ngăn chặn cuộc tấn công ngay từ lúc đầu. Để tránh bị mất uy tín với khách hàng, hãy bảo vệ website của doanh nghiệp ngay từ lúc mới xây dựng.

Việc bị hacker tấn công là điều không thể tránh khỏi vì ngay cả những ông lớn như Google và Facebook cũng từng chao đảo "vì những vị khách không mời mà đến" . Tuy nhiên, với những kiến thức trên chúng tôi hy vọng các nhà quản trị webs sẽ hạn chế được 99% những cuộc "xâm lăng" không lành mạnh có thể đe dọa hoạt động ổn định của website bất cứ lúc nào.

>> Có thể bạn quan tâm: Giá trị không ngờ của CDN: Giúp phục hồi website sau tấn công xóa sổ dữ liệu

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE