Sock là gì? So sánh sự khác nhau của SOCKS proxy và HTTP proxy
SOCKS là một trong những giao thức ra đời sớm nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới mạng, giúp thiết lập kết nối đáng tin cậy, nhanh chóng và chất lượng qua Internet.
Vậy SOCKS được định nghĩa thế nào và nó còn có những ưu điểm gì? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
SOCKS là gì?
SOCKS (viết tắt của Socket) là một giao thức mạng Internet trong đó các gói tin mạng (network packets) được trao đổi giữa client và server thông qua một proxy server. SOCKS5 cung cấp khả năng xác thực tùy chọn để chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào máy chủ. Trên thực tế, máy chủ SOCKS ủy quyền kết nối TCP tới một địa chỉ IP tùy ý và cung cấp phương tiện để chuyển tiếp các gói tin UDP.
SOCKS cho phép hoặc từ chối các request bằng cách dựa vào điểm tới cuối cùng của các request đó hoặc thông tin nhận diện tài khoản user. Vì vậy, một khi kết nối được thiết lập, các tín hiệu trao đổi sẽ trở lại sử dụng các giao thức bình thường.
SOCKS hoạt động ở tầng session trong mô hình OSI (tầng phiên, một lớp trung gian giữa tầng trình bày – presentation layer và tầng truyền tải- transport layer). Máy chủ SOCKS chấp nhận kết nối máy khách đến trên cổng TCP 1080, được định nghĩa trong RFC 1928.
SOCKS proxy và HTTP proxy khác nhau như thế nào?
SOCKS proxy và HTTP proxy rất dễ gây nhầm lẫn nếu không thực sự hiểu rõ. Điểm chung của SOCKS proxy và HTTP Proxy chính là chúng đều không thể mã hóa dữ liệu và chỉ có nhiệm vụ trung chuyển dữ liệu. Thế nên việc mã hóa sẽ do máy tính người dùng chịu trách nhiệm.
Tính năng
Các HTTP proxy chỉ sử dụng giao thức HTTP, có nghĩa là chức năng của chúng phụ thuộc vào những gì được cung cấp bởi giao thức.
SOCKS hoạt động hơi khác một chút, không phụ thuộc một giao thức cụ thể như HTTP. SOCKS được sử dụng cho các mục đích chung hơn và được coi là một proxy cấp thấp hơn.
Tuy nhiên, điều này không phải là một bất lợi vì SOCKS không phải chịu trách nhiệm đối với một bộ giao thức mạng cụ thể, do đó mang lại cho người dùng sự linh hoạt để sử dụng proxy này ở bất kỳ đâu.
Bảo mật
Proxy được tạo ra với mục đích giữ an toàn và bảo mật khi truy cập thông tin trực tuyến. Các máy chủ proxy là một phương tiện tuyệt vời để bảo vệ các hoạt động trực tuyến của bạn. SOCKS proxy được cho là an toàn hơn khi so sánh với HTTP proxy.
Với HTTP proxy, có khả năng dữ liệu của bạn được xem và ghi lại trong quá trình kết nối máy khách-máy chủ diễn ra. Với SOCKS proxy, sự cố này không thể xảy ra vì chúng không thể đọc dữ liệu mà chỉ đóng vai trò chuyển phát.
Dù vậy, bạn có thể vẫn được bảo vệ trực tuyến khi sử dụng HTTP proxy bằng cách thiết lập kết nối đường hầm (tunnel). Đường hầm hoạt động như một bức tường nơi nó làm cho các hoạt động trực tuyến của bạn khó bị theo dõi hơn và giúp bạn an toàn và bảo mật hơn để tiếp tục hoạt động.
Tốc độ
HTTP proxy bao gồm 2 loại là proxy riêng tư (private) và proxy công cộng (public). Với proxy riêng tư, bạn có thể quản lý độc lập các hoạt động trực tuyến của mình mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Với proxy công cộng thì ngược lại. Vì lượng người dùng nhiều, tốc độ có thể bị ảnh hưởng đáng kể.
SOCKS proxy là một proxy chung, đơn giản và nhanh chóng. Nó làm giảm nhu cầu áp dụng mã hóa và do đó nó là lý tưởng để chuyển hoặc tải xuống dữ liệu từ trực tuyến.
Kết nối với các công cụ
Máy chủ HTTP proxy có khả năng kết nối với hầu hết các công cụ, trong khi SOCKS proxy hỗ trợ ít công cụ hơn đáng kể. Do đó, điều cần thiết là bạn phải theo dõi công cụ nào bạn sử dụng nhiều nhất và sau đó quyết định proxy nào bạn muốn áp dụng.
Với những điểm khác biệt nêu trên, đối với những người dùng phụ thuộc nhiều vào việc tải xuống và truyền tải một lượng lớn dữ liệu, SOCKS proxy sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Với những người muốn tải xuống một lượng dữ liệu nhỏ hơn, bạn có thể chọn proxy HTTP. Khi lựa chọn máy chủ proxy, hãy luôn cân nhắc ba yếu tố sau:
- Tính ẩn danh
- Tính ổn định
- Tốc độ
SOCKS có thể làm được những gì?
Đặc điểm nổi bật của SOCKS chính là nó hỗ trợ trao đổi dữ liệu tốt hơn và an toàn hơn. Bên cạnh đó, SOCKS còn thực hiện nhiều hoạt động khác.
SOCKS hoạt động với nhiều giao thức hơn
Như đã nói ở trên, SOCKS hoạt động với nhiều giao thức hơn so với Proxy. Theo thuật ngữ khoa học máy tính, người ta gọi SOCKS là một proxy cấp cao. Theo đó, SOCKS hoạt động ở tầng thấp hơn giao thức HTTP Proxying (tầng 7), SOCKS hoạt động ở tầng phiên (tầng 5) trong mô hình OSI và hỗ trợ chuyển tiếp các gói tin TCP.
Ngoài ra, ở phiên bản SOCKS 5 được nâng cấp sau này nhằm cung cấp thêm phương thức chuyển tiếp gói tin UDP cũng như xác thực người dùng. Qua đó SOCKS sử dụng giao thức kết hợp với client để lấy thông tin về địa chỉ đích mà client đang muốn kết nối rồi thông báo phần mềm proxy và tiếp đó hoạt động xuyên suốt với người dùng.
Giao thức SOCKS được xem như một người có thể hiểu tất cả các ngôn ngữ châu Âu, kể cả tiếng Pháp. Vì vậy, chúng không có sự chuyên biệt nên có thể xử lý được nhiều giao thức hơn, bao gồm cả giao thức HTTP. Do đó, có thể thấy SOCKS là tùy chọn tốt nhất và hiệu quả khi xử lý các giao thức khác nhau chẳng hạn như POP cho email.
SOCKS có thể bỏ qua tường lửa
Với cách đóng gói dữ liệu chặt chẽ và an toàn, SOCKS có khả năng vượt qua nhiều kiểu thuật toán tường lửa hơn so với HTTP. Lý do là SOCKS sử dụng TCP để kết nối với máy chủ, do đó nó không cần phải đi qua các tuyến như lưu lượng HTTP.
Nếu xuất hiện bất kỳ một tường lửa giám sát các cổng HTTP thì SOCKS có thể né tránh hiệu quả. Được đánh giá là phương thức vượt tường lửa hoàn hảo, SOCKS tốt cho việc duyệt các nội dung hạn chế bị chặn bởi tường lửa của các website.
HTTP proxy xử lý các yêu cầu HTTP tốt hơn SOCKS
Mặc dù SOCKS hoạt động với nhiều giao thức hơn và cho phép vượt tường lửa hiệu quả, tính chuyên biệt vẫn giúp HTTP proxy có lợi thế hơn trong xử lý các lưu lượng HTTP. Lý do là vì HTTP proxy được trang bị nhiều công cụ xử lý HTTP chuyên biệt hơn so với SOCKS proxy, vốn được thiết kế để có khả năng tương thích rộng nhất có thể.
Cách sử dụng SOCKS đơn giản
Mô hình hoạt động của SOCKS khá tương tự với Proxy, do đó cách sử dụng cũng rất đơn giản. Để sử dụng, người dùng thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Mở IE
Bước 2: Tiến hành lựa chọn Tools
Bước 3: Tiến hành lựa chọn Internet options
Bước 4: Lựa chọn Conections trong form Internet options
Bước 5: Chọn tiếp LAN Settings trong form Connections
Bước 6: Tick chọn 2 ô cuối cùng trong Proxy Server tại form LAN Settings
Bước 7: Chọn tiếp nút Advanced
Bước 8: Chọn SOCKS ở ô cuối cùng trong form Froxy Settings, điền địa chỉ vào ô đầu tiên, Port vào ô thứ 2
Bước 9: Ấn chọn OK cho tới khi thoát khỏi IE. Tiếp theo, truy cập www.ip2location.com để kiểm tra xem các bước trên đã được thực hiện đúng chưa.
Hi vọng bài viết hôm nay của Bizfly Cloud đã giúp các bạn có được đầy đủ thông tin về giao thức SOCKS và những công dụng của nó. Hãy tiếp tục theo dõi vì chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất trong những bài viết tiếp theo.