So sánh địa chỉ IP và địa chỉ MAC khác nhau như thế nào

989
30-03-2022
So sánh địa chỉ IP và địa chỉ MAC khác nhau như thế nào

MAC và IP là địa chỉ được sử dụng để xác định chỉ một thiết bị và kết nối trong mạng Internet. Mặc dù vậy, hai địa chỉ này có những đặc điểm khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ so sánh địa chỉ IP và địa chỉ MAC, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của hai địa chỉ này.

Định nghĩa địa chỉ IP và địa chỉ MAC

Hiện nay, Internet là tập hợp của các mạng kết nối riêng biệt với nhau. Trong đó, địa chỉ IP ( Internet Protocol-giao thức Internet) là địa chỉ được cấp khi đăng ký sử dụng dịch vụ mạng, có nhiệm vụ nhận dạng thiết bị khi kết nối với Internet. Thông qua địa chỉ IP này, nhà mạng sẽ kết nối mạng từ nhà cung cấp đến bạn và người dùng khác. 

Hiện nay, có hai loại địa chỉ IP phổ biến là IPv4 và IPv6, mỗi loại có những mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, IPv4 là một dãy số được chia thành 4 phần và các phần được ngăn cách với nhau bằng một dấu chấm. Khung giá trị của IPv4 đạt từ 0-255. Tuy vậy, vì địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt nên địa chỉ IPv6 đã được phát triển. Địa chỉ IPv6 là một dãy số gồm 8 phần và mỗi phần lại được ngăn cách bằng dấu hai chấm.

Địa chỉ MAC là địa chỉ duy nhất của một thiết bị mạng, được gắn cho từng phần cứng của mạng bởi nhà sản xuất. Nó bao gồm 6 cặp với 2 ký tự, được ngăn cách với nhau bằng dấu hai chấm. Các quản trị viên mạng có thể sử dụng địa chỉ MAC để cho phép hoặc từ chối một số thiết bị kết nối mạng MAC là định danh duy nhất. Mặc dù là một địa chỉ cố định trên thiết bị, người dùng vẫn có thể thay đổi địa chỉ để tránh tắc nghẽn mạng hoặc muốn biết địa chỉ MAC dễ hơn.

Định nghĩa địa chỉ IP và địa chỉ MAC

MAC và IP là địa chỉ được sử dụng để xác định chỉ một thiết bị và kết nối trong mạng Internet

Hai địa chỉ IP và địa chỉ MAC khác nhau như thế nào?

Khi so sánh địa chỉ IP và địa chỉ MAC, ta thấy có một số điểm khác biệt sau:

  • Về tên gọi: Địa chỉ có MAC có dạng đầy đủ là Media Access Control còn địa chỉ IP có dạng đầy đủ là giao thức Internet.
  • Đối với khả năng kết nối: Địa chỉ IP xác định kết nối với các thiết bị khác nhau trong mạng. Tuy nhiên, địa chỉ MAC lại xác định một thiết bị tham gia vào mạng.
  • Phiên bản: Địa chỉ MAC thuộc phiên bản thập lục phân 48 bit và đạt dung lượng khoảng 6 byte. Trong địa chỉ IP có 2 phiên bản là IPv4 32 bit (4 byte) và IPv6 128 bit (16 byte) giúp xử lý tình huống tốt hơn.
  • Đối tượng chỉ định: Địa chỉ MAC được nhà sản xuất phần cứng giao diện chỉ định. Trong khi đó, địa chỉ IP lại được nhà quản trị viên mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP chăm sóc.
  • Lấy địa chỉ: Giao thức Rpeg có thể được dùng để truy xuất địa chỉ IP của thiết bị và giao thức ARP có thể lấy được địa chỉ MAC của thiết bị.
  • Phạm vi hoạt động: Địa chỉ IP chỉ hoạt động trong lớp mạng còn địa chỉ MAC hoạt động trong lớp liên kết dữ liệu của mô hình Open Systems Interconnection (OSI).
  • Tính chất: Địa chỉ IP hoạt động mang tính chất tạm thời còn địa chỉ MAC là vĩnh viễn (trong một số trường hợp cụ thể có thể thay đổi nhưng cần thao tác một cách thận trọng).
Hai địa chỉ IP và địa chỉ MAC khác nhau như thế nào

Cách để địa chỉ IP và địa chỉ MAC làm việc cùng nhau

Địa chỉ IP được sử dụng trong trường hợp cần truyền dữ liệu từ mạng này sang mạng khác, còn địa chỉ MAC dùng để phân phối dữ liệu đến đúng một thiết bị nào đó trên mạng. Tương tự như khi gửi thư,bạn cần phải chỉ đích danh người nhận là ai. Ở đây, địa chỉ MAC chỉ đích danh bạn và địa chỉ IP tượng trưng cho nơi bạn đang ở.

Hai địa chỉ này cộng tác với nhau thông qua một quá trình cụ thể như sau:

  • Router hoặc modem của bạn được cung cấp một địa chỉ IP duy nhất.
  • Các thiết bị kết nối với Router hoặc Modem đó có địa chỉ MAC duy nhất.
  • Lúc này, địa chỉ IP sẽ lấy dữ liệu cho Modem hoặc Router và địa chỉ MAC có nhiệm vụ truyền dữ liệu đó tới đúng thiết bị được yêu cầu.

Trong quá trình thiết bị này muốn giao tiếp với thiết bị khác trong mạng, địa chỉ IP và địa chỉ MAC đều được yêu cầu như nhau. Khi so sánh địa chỉ IP và địa chỉ MAC, ta có thể thấy chúng có những điểm khác biệt riêng. Tuy nhiên, chúng lại có mối quan hệ bổ trợ nhau trong quá trình truyền dẫn dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE