IP Private là gì? Nhu cầu cần sử dụng IP Private
Mạng dây, mạng 4G hay mạng wifi chắc chắn không còn là những thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người trong thời đại hội nhập và công nghệ phát triển như hiện nay. Thậm chí, các thuật ngữ nói trên còn là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chính cuộc sống của bạn. Và để các mạng máy tính có thể kết nối được với nhau thì IP Private chính là địa chỉ IP không thể thiếu được.
Vậy IP Private là gì? Cách địa chỉ IP Private hoạt động ra sao? Bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi đưa ra phía trên.
Địa chỉ IP private là gì
Địa chỉ IP Private là địa chỉ IP chuyên được sử dụng cho các máy tính trong một mạng nội bộ như mạng công ty, mạng nhà trường, mạng doanh nghiệp, mạng tổ chức,... Thông qua địa chỉ IP Private trên máy, các máy tính trong mạng này có thể dễ dàng được kết nối với nhau. Tuy nhiên, các máy tính này này không thể kết nối được với các máy tính nằm bên ngoài hệ thống mà chỉ có thể thông qua kỹ thuật NAT (Network Address Translation) hoặc thiết bị mạng router thì mới có thể kết nối.
Nhu cầu sử dụng IP Private
Thay vì phải sử dụng nhiều thiết bị sử dụng nhiều địa chỉ IP Public cùng lúc khiến cho băng thông (nguồn cung) trở nên hạn chế thì IP Private có thể cung cấp cho người dùng một tập hợp các địa chỉ hoàn toàn riêng biệt. IP Private vẫn cho phép bạn truy cập trên mạng nhưng không chiếm bất cứ không gian nào của địa chỉ IP Public.
Không quan trọng việc có bao nhiêu thiết bị bên trong mạng chia sẻ địa chỉ IP với những người dùng của mạng khác hay có bao nhiêu router sử dụng địa chỉ 192.168.1.1 bởi chúng không liên lạc một cách trực tiếp với nhau.
Các thiết bị kết nối hay các mạng riêng đều có thể sử dụng IP Private mà không bị hạn chế còn các địa chỉ IP Public thì hoàn toàn ngược lại nghĩa là chúng sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, địa chỉ IP Private cũng cho phép người dùng sử dụng chung các nguồn tài nguyên như file server, máy in,...
Địa chỉ IP Private sẽ không bị hạn chế hay không bị theo dõi. Do đó, WhatIsMyIPaddess.com không thể sử dụng các địa chỉ IP Private để thực hiện định vị được vị trí địa lý máy tính của người dùng. Website mà bạn ghé thăm sẽ có thể biết được địa chỉ IP Public của bạn nhưng nó không thể xác định được các đối tượng có trong mạng nội bộ.
Thêm một lý do quan trọng khác mà nhiều người có nhu cầu sử dụng IP Private đó là vì họ phải thông qua router nếu muốn được kết nối hay truyền các dữ liệu ra bên ngoài. Điều này giúp các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức có thể đảm bảo được tính bảo mật tuyệt đối cho toàn bộ thông tin của mình và tránh được các trường hợp thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài.
Cách tìm địa chỉ IP Private
Hiểu rõ IP Private là gì thôi thì chưa đủ, bạn cần phải biết cách tìm địa chỉ IP Private để có thể ứng dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
- Đối với hệ điều hành Windows: Mở Command Prompt -> Nhập đoạn lệnh cần thiết để thấy được địa chỉ "ipconfig" của bạn.
- Đối với hệ điều hành Linux: Mở Terminal -> Nhập vào đoạn lệnh "hostname-I" -> Nhập tiếp "ipconfig" để thấy được địa chỉ IP Private.
Một số thông tin khác về IP Private
Khi một thiết bị tương tự như router được cắm vào, thiết bị này sẽ nhận được từ ISP (dịch vụ cung cấp internet) một địa chỉ IP Public. Nhà cung cấp dịch vụ Internet Service Provider chuyên cung cấp cho các đơn vị, tổ chức hay các cá nhân người dùng những giải pháp kết nối mạng toàn cầu. Các thiết bị sau đó sẽ được kết nối với router và cấp địa chỉ IP Private.
Địa chỉ IP Private không thể giao tiếp với địa chỉ IP Public một cách trực tiếp. Điều này có nghĩa là nếu thiết bị có địa chỉ IP Private được kết nối trực tiếp vào mạng internet nhưng không thể định tuyến được thì thiết bị đó sẽ không có kết nối mạng ngoại trừ địa chỉ IP Private thông qua một NAT để được chuyển sang một địa chỉ đang hoạt động hoặc cho đến khi yêu cầu mà nó tạo ra được gửi đến một thiết bị có địa chỉ IP Public được tính là hợp lệ.
Tất cả lưu lượng truy cập đến từ mạng internet đều có thể tương tác với router. Điều này đúng với tất cả mọi thứ từ lưu lượng HTTP thông thường cho đến RDP hay FTP. Tuy nhiên, vì địa chỉ IP Private được đặt ẩn đằng sau router và router thì cần phải xác định được được nơi mà thông tin được chuyển tiếp đến. Nếu bạn mong muốn một thứ gì đó tương tự như FTP server được thiết lập trên mạng internet gia đình.
Để điều này có thể hoạt động một cách chính xác với các địa chỉ IP Private, bạn cần thiết phải thực hiện việc thiết lập port forwarding. Tiếp đến, bạn cần truy cập các thiết lập nói trên bằng cách chuyển tiếp một hoặc nhiều cổng đến địa chỉ IP Private cụ thể có liên quan đến việc đăng nhập vào router. Cuối cùng bạn chỉ cần chọn cổng mong muốn để chuyển tiếp vào nơi mà nó cần đến.
Có thể thấy rằng, IP Private chính là yếu tố quan trọng và không thể thiếu được đối với chính bạn và doanh nghiệp của bạn trong việc cấu thành hệ thống mạng của công ty, nhà bạn hay nơi mà bạn đang làm việc,... Hy vọng, qua bài viết được chia sẻ bởi Bizfly Cloud trên đây đã giúp giải quyết tất cả mọi thắc mắc của bạn đồng thời cung cấp thêm những thông tin hữu ích có liên quan khác.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud