So sánh Cpanel và DirectAdmin

1197
25-01-2022
So sánh Cpanel và DirectAdmin

Cpanel và DirectAdmin là hai phần mềm quản lý mạnh và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi phần mềm lại có một cách quản lý hosting riêng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng. 

Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ so sánh Cpanel và DirectAdmin để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về hai loại phần mềm này. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn và lựa chọn được phần mềm quản lý hosting phù hợp nhất nhé! 

Cấu hình 

Để so sánh Cpanel và DirectAdmin, điểm đầu tiên cần lưu ý là cấu hình của hai phần mềm quản lý hosting này.

  • Cpanel hỗ trợ cho người dùng rất nhiều tiện ích với giao diện cực kỳ bắt mắt. Do đó, nó yêu cầu một lượng tài nguyên lớn, khoảng 512Mb RAM trên Server để lưu trữ toàn bộ chúng. Cpanel có rất nhiều chức năng hỗ trợ người dùng với tính linh hoạt cao trong bảng điều khiển phần mềm. Tuy nhiên, điều này khiến cho Cpanel trở nên kém ổn định hơn.
  • DirectAdmin hay còn được gọi tắt là DA lại hướng tới sự đơn giản, tiết kiệm trong giao diện và tài nguyên lưu trữ. Lượng hao tổn RAM mà phần mềm DirectAdmin sử dụng rất thấp, chỉ khoảng 256MB bởi nó chỉ hỗ trợ các tính năng cần thiết và cơ bản nhất. Điều này giúp DirectAdmin trở nên ổn định và hiệu quả hơn Cpanel.
So sánh Cpanel và DirectAdmin - Ảnh 1.

Tính năng

So sánh Cpanel và DirectAdmin người dùng cũng cần chú ý tới tính năng và khả năng mở rộng của hai phần mềm này.

  • Cpanel có nhiều tính năng và tính linh hoạt cao, khả năng mở rộng tương đối tốt. Nó giúp người dùng thêm vào các plugins và module dễ dàng, không tốn quá nhiều chi phí và có thể tùy chọn trực tiếp code vào hệ thống. Mặt khác, muốn thêm các tính năng vào Cpanel, người dùng cần phải đề nghị root thay đổi thiết lập các quyền root. Nhưng phần mềm quản lý hosting này lại có tính sử dụng cao hơn và các thông số được hiện lên giao diện rõ ràng, cụ thể.
  • DirectAdmin hỗ trợ khá ít tiện ích, chỉ có các tính năng cơ bản và đơn giản nhất. Khả năng mở rộng tính năng của phần mềm này khá dễ dàng, chi phí tương đối cao. Độ tin cậy cao hơn so với Cpanel nhờ sử dụng được quyền root khi tiếp cận hosting trên cơ sở end-user. Cấu hình mặc định có thể thêm các tính năng mới như tên miền, parked tên miền khi đang dùng DNS trung gian.

Sự cố thường gặp

Sự cố thường gặp là một điểm quan trọng cần đặc biệt lưu ý khi so sánh Cpanel và DirectAdmin và lựa chọn phần mềm phù hợp.

  • Cpanel có khả năng back-up, xử lý dữ liệu và hỗ trợ tự động nhưng còn khá khá hạn chế.
  • DirectAdmin có lợi thế hơn nhiều khi xử lý sự cố bất ngờ nhờ cơ chế linh hoạt, phục hồi nhanh dữ liệu. Phần mềm hướng đến xử lý sự cố với tốc độ và mức độ triệt để cao. Dữ liệu sau khi phục hồi ít có khả năng bị crashed hơn so với Cpanel.
So sánh Cpanel và DirectAdmin - Ảnh 2.

Chi phí 

So sánh Cpanel và DirectAdmin về chi phí tại thời điểm bài viết:

  • Cpanel phải trả phí giấy phép hàng tháng là 45 đô, hàng năm là 425 đô và VPS hàng tháng là 20 đô. Đối với Cpanel, chi phí sẽ phụ thuộc nhiều vào việc người dùng cài đặt phần mềm trên VPS hoặc dedicated server. Giá thành sẽ giảm một nửa nếu được cài đặt trên VPS bởi chi phí cho giấy phép hàng năm của Cpanel là 200 đô. Phần mềm cũng được hỗ trợ qua điện thoại cho mỗi lần giải quyết vấn đề với 65 đô. Bạn có thể nhận được các cuộc gọi cần thiết để giải quyết vấn đề nhanh hơn nếu đăng ký gói hỗ trợ riêng.
  • DirectAdmin phải trả chi phí giấy phép hàng tháng là 29 đô, hàng quý 108 đô, hàng năm là 100 đô, sở hữu trọn đời 299 đô chỉ bao gồm 90 ngày hỗ trợ kỹ thuật và không phải trả VPS hàng tháng. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 2-8 đô để sử dụng một tháng phần mềm DirectAdmin.

Mức độ quản trị

Nhiều người dùng thường quan tâm nhiều đến mức độ quản trị khi phải cân nhắc so sánh Cpanel và DirectAdmin.

  • Với Cpanel, phần mềm tận dụng được tối đa lợi thế phổ biến của mình và nhận được sự quan tâm của các nhà lập trình viên. Có khá nhiều công cụ bổ sung nhằm mục đích tăng mức độ hữu ích và thân thiết như RVSkin Builder, Softaculous, WHMXtra,....
  • Trong khi đó, DirectAdmin lại là phần mềm hướng đến sự tiết kiệm và quản trị có chiều sâu hơn. Nhà quản trị DirectAdmin có thể nắm giữ nhiều lợi thế hơn khi theo dõi và quan sát các tài khoản của mình. Hệ thống quản trị sẽ yêu cầu các câu hỏi (tương tự như ticket của DirectAdmin) được thiết kế riêng theo chuẩn mực riêng và hoạt động tốt hơn so với Cpanel.
So sánh Cpanel và DirectAdmin - Ảnh 3.

Quyền truy cập, tính tiện dụng

So sánh Cpanel và DirectAdmin, người dùng cần đặc biệt chú ý phương diện quyền truy cập và tính ứng dụng của hai phần mềm này.

  • Trong lần truy cập đầu tiên, DirectAdmin mang đến sự hài lòng cho người dùng nhờ các tính năng tùy chọn đơn giản và ít rắc rối hơn. Nó tập trung vào 3 vấn đề chính là Quản lý Email, tài khoản của bạn và tính năng nâng cao.
  • Tuy vậy, Cpanel lại là phần mềm có khả năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm những thứ cần thiết nhanh chóng. Ngoài ra, người dùng còn có một lượng lớn truy cập trực tiếp khi đăng nhập vào phần mềm. Cpanel tập trung vào các vấn đề mail, logs, bảo mật, tên miền, tập tin, tùy chọn và tùy chọn khác.

Như vậy, bài viết đã so sánh Cpanel và DirectAdmin với những tiêu chí khác nhau tương đối chi tiết. Mỗi phần mềm quản lý lại có tính năng, ưu-nhược điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của người dùng. Hy vọng với những chia sẻ từ Bizfly Cloud, doanh nghiệp có thể lựa chọn trình quản lý phù hợp nhất. Trân trọng!

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE