SDK là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa API và SDK

1233
10-06-2024
SDK là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa API và SDK

Bạn đang gặp khó khăn khi không biết SDK là gì thì hãy cùng tham khảo bài viết do Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

SDK là gì?

SDK (Software Development Kit) hay Devkit là một tập hợp các công cụ và chương trình phần mềm được các lập trình viên sử dụng để tạo ra các ứng dụng cho các nền tảng cụ thể. SDK bao gồm thư viện, tài liệu, code sample, quy trình và hướng dẫn mà nhà phát triển có thể sử dụng và tích hợp vào ứng dụng của riêng họ.

Bằng cách đơn giản hóa quy trình phát triển, SDK không chỉ giúp việc xây dựng ứng dụng cho một nền tảng cụ thể trở nên dễ dàng hơn, chúng còn khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà phát triển.

Có các SDK khác nhau cho các nền tảng, ngôn ngữ lập trình và thông số kỹ thuật khác nhau. Ví dụ: để xây dựng một ứng dụng Android, bạn cần một bộ công cụ SDK Android; để tích hợp với nền tảng VMware, bạn cần một VMware SDK; hoặc để xây dựng các sản phẩm không dây, chẳng hạn như Bluetooth, bạn cần sử dụng Nordic SDK.

Thông thường, ít nhất một API cũng được bao gồm trong SDK vì nếu không có API, các ứng dụng không thể chuyển tiếp thông tin và hoạt động cùng nhau.

SDK là một tập hợp công cụ hỗ trợ cho việc phát triển phần mềm thông qua một nền tảng

SDK là một tập hợp công cụ hỗ trợ cho việc phát triển phần mềm thông qua một nền tảng

Lợi ích mà SDK mang lại

Trong suốt quá trình phát triển, SDK đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau giúp nhà phát triển tạo ra ứng dụng, nó gồm có:

Tiết kiệm thời gian và công sức

SDK cung cấp các công cụ, thư viện và tài liệu hướng dẫn chi tiết để nhà phát triển giảm bớt thời gian và công sức khi xây dựng các ứng dụng. Thay vì phải viết mã từ đầu, họ có thể tận dụng những đoạn mã đã được kiểm thử và tối ưu hóa trong SDK. Từ đó giúp tăng hiệu quả làm việc và đẩy nhanh tiến độ phát triển phần mềm.

Tính nhất quán và tiêu chuẩn hóa

Sử dụng SDK giúp đảm bảo tính nhất quán trong việc phát triển ứng dụng. Các SDK thường tuân thủ theo các tiêu chuẩn và best practices cụ thể, giúp nhà phát triển dễ dàng duy trì và mở rộng ứng dụng. Nhờ vậy giúp cải thiện chất lượng mã nguồn và giảm thiểu lỗi phát sinh.

Tích hợp dễ dàng

SDK thường được thiết kế để tích hợp một cách liền mạch với các dịch vụ hoặc nền tảng cụ thể. Ví dụ, một SDK của một dịch vụ đám mây có thể cung cấp các API để dễ dàng tương tác với dịch vụ đó. Nhà phát triển sẽ nhanh chóng tích hợp các tính năng mới vào ứng dụng của họ mà không cần phải tìm hiểu và xây dựng các giải pháp tích hợp từ đầu.

Hỗ trợ và cập nhật liên tục

Các nhà cung cấp thường cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và cập nhật liên tục để đảm bảo SDK luôn tương thích với các thay đổi mới nhất của hệ điều hành, phần cứng hoặc các dịch vụ liên quan. Nhà phát triển sẽ luôn sử dụng được các công nghệ mới nhất và giảm thiểu rủi ro từ các vấn đề không tương thích.

SDK gồm những loại nào?

SDK được phát triển dựa theo và tương thích với ngôn ngữ lập trình, đồng bộ với khả năng vận hành trong quá trình sử dụng. Vì thế, những loại SDK phổ biến hiện nay:

  • Bộ công cụ SDK Android: Phát triển từ ngôn ngữ Java, giúp lập trình các ứng dụng trên nền tảng Android.
  • Bộ công cụ SDK IOS: Phát triển từ ngôn ngữ Swift, giúp lập trình những ứng dụng trên nền tảng IOS.
  • Bộ công cụ SDK Windows: Bắt buộc phải có .NET Framework SDK và .NET để lập trình những phần mềm chuyên dụng.
  • Bộ công cụ SDK VMware: Được tích hợp trực tiếp với nền tảng VMware (Giúp ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây).
  • Bộ công cụ SDK Bắc Âu: Được phát triển để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây. 

Sự khác nhau giữa API và SDK là gì?

Sự khác nhau giữa API và SDK là gì

Nói một cách dễ hiểu, API (Application Programming Interface) là một giao diện cho phép các ứng dụng khác nhau hoạt động cùng nhau. Các nhà phát triển thường sử dụng một API để trích xuất thông tin hoặc chức năng từ một nền tảng cụ thể và sử dụng nó trong ứng dụng của riêng họ. Vì vậy, mặc dù họ không thể sử dụng API để tạo một ứng dụng hoàn toàn mới, nhưng họ có thể sử dụng nó để cải tiến một ứng dụng.

Mặt khác, SDK (Software Development Kit) có các phương tiện bắt buộc (một hoặc nhiều API) để thiết lập giao tiếp giữa hai ứng dụng cũng như các công cụ và tính năng (thư viện mã, tài liệu, hướng dẫn và ghi chú, v.v.) để xây dựng ứng dụng hoàn toàn mới.

Về cơ bản, API là một phần của SDK trong khi SDK có thể chứa nhiều hơn một API.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau cơ bản giữa SDK và API:

SDK là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa API và SDK - Ảnh 3.

SDK chất lượng là như thế nào?

Như chúng ta đã biết thì SDK do bên thứ 3 cung cấp, nhằm phục vụ múc đích phát triển phần mềm, ngoài ra hỗ trợ các ngôn ngữ phát triển các thiết bị quan trọng. Do đó, lựa chọn SDK phù hợp với dự án cần phải biết tới các đặc điểm sau:

  • Dễ dàng sử dụng
  • Có tài liệu hướng dẫn (Document) để người dùng dễ dàng tham khảo
  • Cung cấp tính năng nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm
  • Dễ dàng tích hợp với nhiều ngôn ngữ khác
  • Không gặp vấn đề với thiết bị như CPU, Pin làm hao tổn năng lượng của thiết bị.

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến SDK là gì, các lợi ích và tính năng mà SDK sở hữu. Hy vọng rằng với các chia sẻ từ Bizfly Cloud mang tới đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ công cụ hữu ích này. Từ đó giúp việc xây dựng phần mềm/ ứng dụng cho doanh nghiệp trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn vui lòng comment ở phía dưới để chúng tôi hỗ trợ chi tiết nhất. Chúc bạn gặt hái nhiều thông công nhờ bộ công cụ SDK!

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: sdkAPI
SHARE