SD WAN là gì? Những tính năng và đặc điểm nổi bật của SD WAN

1944
28-03-2022
SD WAN là gì? Những tính năng và đặc điểm nổi bật của SD WAN

SD WAN là một dạng cân bằng tải các đường truyền Internet được phát triển bởi WAN. Nó có nhiệm vụ hỗ trợ cân bằng tải đường truyền và là mạng mạnh thứ hai chỉ đứng sau mạng toàn cầu Global Area Network. 

Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc SD WAN là gì, cách thức hoạt động, các tính năng nổi bật và đặc điểm của nó.

SD WAN là gì?

SD WAN là dạng viết tắt của thuật ngữ Software-Defined WAN, một mạng được điều khiển bởi phần mềm WAN. Nó được triển khai trên diện rộng Wide Area Networks để đạt được độ linh hoạt cao hơn. Công nghệ SD WAN quản lý lưu lượng và giám sát phần cứng mạng cũng như áp dụng chúng cho các ứng dụng riêng lẻ. Từ đó giúp cải thiện hiệu suất ứng dụng, mang đến trải nghiệm người dùng chất lượng cao thông qua các vị trí phân tán địa lý. Đồng thời, SD WAN cũng hỗ trợ đơn giản hoá việc triển khai mạng diện rộng và mạng truy cập đám mây.

SD WAN được triển khai trên diện rộng Wide Area Networks để đạt được độ linh hoạt cao

SD WAN được triển khai trên diện rộng Wide Area Networks để đạt được độ linh hoạt cao

SD WAN hoạt động như thế nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp đều dựa vào mạng WAN để giúp ảo hoá các ứng dụng phục vụ kinh doanh quan trọng. Mạng WAN cũng được ứng dụng trong VoIP, hội nghị truyền hình, hệ thống ERP và CRM. Tương tự như các ứng dụng chạy trên nền tảng điện toán đám mây, các ứng dụng này yêu cầu dung lượng băng thông cao, độ tin cậy và chất lượng dịch vụ tốt. Bởi chỉ cần chạy chậm một vài giây, hiệu quả sản xuất và năng suất làm việc của nhân viên sẽ giảm xuống.

Phương pháp truyền thống duy nhất để giải quyết các ràng buộc với WAN và đáp ứng đầy đủ yêu cầu doanh nghiệp mang tới là nâng cấp băng thông mạng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn tài chính để thực hiện phương pháp này. Mặt khác, phương pháp này cũng không tập trung vào bảo vệ cho các ứng dụng quan trọng hoặc thông báo các tính năng mới. Thay vào đó, toàn bộ tính năng đó sẽ được nâng cấp trong các dữ liệu đã bổ sung thêm, đặt trong các đám mây công cộng và tư nhân.

SD WAN cho phép người dùng tạo ra một kiến trúc WAN kết nối với nhiều đường MPLS

SD WAN cho phép người dùng tạo ra một kiến trúc WAN kết nối với nhiều đường MPLS

SD WAN ra đời cho phép người dùng tạo ra một kiến trúc WAN kết nối với nhiều đường MPLS. Hơn thế nữa, nó cũng cung cấp tính năng tự động hoá ứng dụng, chương trình và các điều kiện khác của mạng. SD WAN cũng thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, phân loại chi tiết ứng dụng thành các loại cụ thể. Sau đó, đặt quyền ưu tiên tuyệt đối cho các ứng dụng quan trọng, đảm bảo vận hành các quy trình một cách tốt nhất. Có thể nói, công nghệ SD WAN giải quyết các yêu cầu về hạ tầng ứng dụng, chi nhánh và là giải pháp thay thế cho thế hệ tiếp theo của phần mềm WAN.

Đặc điểm của SD WAN

Theo nghiên cứu của Gartner, một mạng SD WAN sẽ có 4 đặc điểm cơ bản dưới đây:

  • Khả năng đáp ứng, hỗ trợ các loại kết nối khác nhau như MPLS, Frame relay và tốc độ truyền không dây LTE cao hơn.
  • Tự lựa chọn đường dẫn động nhằm thực hiện các thao tác chia sẻ, tải về và một số mục đích khác nếu cần thiết.
  • Giao diện đẹp, cấu hình đơn giản để sử dụng và quản lý khi làm việc.
  • Hỗ trợ VPN và các dịch vụ khác của bên thứ 3 có liên quan như bộ điều khiển tối ưu hóa WAN, Firewall hoặc cổng WEB.

Tính năng nổi bật của SD WAN

Để hiểu rõ hơn về SD WAN, bạn cần chú ý tới các tính năng nổi bật của mạng cân bằng tải này:

  • Tính năng tự phục hồi sau khi liên kết mạng bị gián đoạn: Các SD WAN sẽ phát hiện ra thời gian thực của sự cố để từ đó chuyển sang liên kết làm việc khác một cách tự động.
  • Tính năng bảo mật bằng cách sử dụng Ipsec là một trong những tính năng quan trọng nhất của SD WAN.
  • Khả năng tối ưu hoá ứng dụng trong SD WAN: Hiện nay, hầu như các sản phẩm SD WAN đều được trang bị sẵn các thiết bị định dạng cấu hình sẵn. Các thiết bị này thường được đặt ở rìa mạng trong các trung tâm dữ liệu, văn phòng chi nhanh hay các địa điểm ở xa khác. Bên cạnh đó, SD WAN cũng có các thiết bị ảo có thể hoạt động dựa trên phần cứng mạng hiện có. Hoặc các thiết bị ảo này có thể được triển khai dưới dạng một thiết bị ảo trên Cloud trong các môi trường như Amazon Web Services (AWS). Các doanh nghiệp lúc nào sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ SD WAN nếu họ di chuyển, phân phối ứng dụng từ các máy chủ của công ty sang dịch vụ dựa trên Cloud như các ứng dụng của Google.
  • SD WAN có thể quản lý một cách đơn giản và khắc phục sự cố kịp thời trong quá trình sử dụng.

Lợi ích nổi bật của SD WAN

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng SD-WAN với mong muốn cắt giảm chi phí phần cứng đồng thời tăng khả năng truy cập các dịch vụ đa đám mây linh hoạt . Công nghệ tiên tiến này không chỉ đơn giản hóa việc quản lý và vận hành mạng WAN mà còn mang lại một số lợi ích khác như:

- Cải thiện hiệu suất

Không phải tất cả lưu lượng mạng được tạo ra như nhau. SD-WAN có thể được định cấu hình để ưu tiên lưu lượng truy cập quan trọng cho doanh nghiệp và các dịch vụ real-time (như VoIP) và sau đó điều hướng nó theo tuyến đường hiệu quả nhất.

Bằng cách tạo điều kiện cho các ứng dụng quan trọng thông qua các kết nối đáng tin cậy, hiệu suất cao, các team CNTT có thể giảm các vấn đề về độ trễ và rớt gói tin (packet loss). Từ đó cải thiện năng suất của nhân viên và hiệu suất với tác động kinh doanh.

- Tăng cường bảo mật

Chuyển đổi số là một con dao hai lưỡi. Mặc dù nó có thể cải thiện sự hài lòng của khách hàng và mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, nhưng cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp phải những rủi ro bảo mật đáng kể.

Có nhiều giải pháp SD-WAN cung cấp tính năng bảo mật tích hợp, chẳng hạn như NGFW, IPS, mã hóa, AV và sandbox có thể giúp ngăn chặn sự cố mất dữ liệu, downtime, vi phạm quy định và trách nhiệm pháp lý.

- Giảm độ phức tạp

Các sáng kiến chuyển đổi số có thể thêm các lớp phức tạp vào mạng. Kết quả là không chỉ có nguy cơ rủi ro về hiệu suất mạng kém, mà còn là gánh nặng nhân sự quản lý cơ sở hạ tầng CNTT cục bộ.

SD-WAN có thể giảm bớt gánh nặng CNTT bằng cách đơn giản hóa cơ sở hạ tầng WAN, sử dụng băng thông rộng để giảm tải các ứng dụng kinh doanh không quan trọng, tự động hóa các tác vụ giám sát và quản lý lưu lượng thông qua bộ điều khiển tập trung. Các giải pháp SD-WAN cũng có thể được tích hợp vào cơ sở hạ tầng chi nhánh cục bộ để tăng cường bảo mật và quản lý sâu vào mạng LAN cục bộ.

- Tăng cường kết hợp với đám mây

SD-WAN cho phép truy cập trực tiếp vào đám mây tại chi nhánh từ xa, giúp loại bỏ backhauling traffic - định tuyến tất cả lưu lượng đám mây và văn phòng chi nhánh thông qua trung tâm dữ liệu - có nghĩa là nhân viên có thể truy cập trực tiếp vào các ứng dụng đám mây ở bất kể vị trí nào một cách dễ dàng. Ngoài ra, SD-WAN còn giúp cải thiện hiệu suất ứng dụng đám mây bằng cách ưu tiên các ứng dụng quan trọng trong kinh doanh và cho phép các chi nhánh giao tiếp trực tiếp với Internet.

- Giảm chi phí

Khi các tổ chức triển khai ngày càng nhiều các ứng dụng dựa trên đám mây, lượng dữ liệu di chuyển qua mạng WAN sẽ tăng theo cấp số nhân, làm tăng chi phí vận hành. SD-WAN có thể giảm chi phí này bằng cách tận dụng Internet access cục bộ chi phí thấp, cung cấp khả năng truy cập đám mây trực tiếp và giảm lưu lượng truy cập qua mạng WAN.

Ngoài ra, khi được lựa chọn và triển khai đúng cách, các chức năng của SD-WAN có thể được mở rộng sâu vào mạng LAN chi nhánh cục bộ để đảm bảo rằng tính năng bảo mật và chức năng mạng có thể bảo vệ các thiết bị được triển khai cục bộ và đảm bảo kết nối trực tiếp đến các ứng dụng SaaS và các tài nguyên trực tuyến khác.

Tìm hiểu ứng dụng của SD WAN

Công nghệ SD-WAN với nhiều lợi ích tuyệt vời được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: An ninh quốc phòng, Ngân hàng, Vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Doanh nghiệp nhiều chi nhánh, M2M, IoT… Trong đó các ứng dụng chính của SD-WAN là:

1. Quản lý lưu lượng mạng với các yêu cầu về hiệu suất và bảo mật khác nhau, tùy theo ứng dụng, người dùng và vị trí

2. Kết nối các trang web chi nhánh từ xa trực tiếp với Internet

3. Thiết lập kết nối từ một đến nhiều ứng dụng đám mây tới văn phòng chi nhánh từ xa

4. Cung cấp các kết nối VPN tạm thời tới đám mây cho DevOps

5. Thiết lập cấu trúc liên kết mạng WAN kết nối các trang web doanh nghiệp


Hiện nay, sự thay đổi về nhu cầu trong kinh doanh đang kéo theo nhiều sự phát triển vượt trội về công nghệ. Trong đó, các mạng WAN truyền thống không đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng tăng về tính linh hoạt, phản hồi, quản lý và bảo mật. Do đó, công nghệ SD WAN ra đời là một giải pháp hiệu quả để giải quyết tất cả các vấn đề trên cho doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc SD WAN là gì, cách thức hoạt động cũng như tính năng nổi bật của nó.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE