Phân loại các giao thức định tuyến động

851
19-03-2021
Phân loại các giao thức định tuyến động

Khái niệm về định tuyến động

Đầu tiên, chúng ta cùng nhắc lại 1 chút về khái niệm định tuyến động

Định tuyến động (Dynamic Routing): các Router tự trao đổi thông tin về các địa chỉ mạng trên sơ đồ , tự chạy một phương thức tính toán nào đó để xác định xem để đi đến các mạng này thì phải sử dụng đường đi nào là tối ưu. 

Với phương thức định tuyến động, các Router cần phải chạy các Giao thức định tuyến ( Routing Protocol ) để có thể tương tác trao đổi thông tin và tính toán định tuyến . 

Phân loại các giao thức định tuyến 

EGP và IGP 

Giao thức định tuyến ngoài ( EGP - Exterior Gateway Protocol ) tiêu biểu là giao thức BGP ( Border Gateway Protocol ) là loại giao thức được dùng để chạy giữa các Router thuộc AS - Anonymous System ( vùng tự trị ) khác nhau , phục vụ cho việc trao đổi thông tin định tuyến . Các AS thường là các ISP . Như vậy , định tuyến ngoài thường được dùng cho mạng Internet toàn cầu để trao đổi số lượng lớn thông tin định tuyến rất lớn giữa các ISP với nhau . 

Giao thức định tuyến trong ( IGP - Interior Gateway Protocol ) gồm các giao thức RIP , OSPF , EIGRP . IGP là loại giao thức chạy giữa các Router nằm bên trong 1 AS . 

Distance-vector, Link-state và Hybrid

Distance-vector : Mỗi Router sẽ gửi cho láng giềng của nó toàn bộ bảng định tuyến của nó theo định kỳ. Giao thức tiêu biểu của hình thức này là RIP . Đặc thù của loại hình định tuyến này là có khả năng bị loop nên cần 1 bộ quy tắc chống loop có thể sẽ làm chậm tốc độ hội tụ của giao thức 

Link-state: Mỗi Route sẽ gửi các bản tin trạng thái đường link LSA cho các Router khác . Việc tính toán định tuyến được thực hiện bằng giải thuật Dijkstra . 

Hybrid: Tiêu biểu là giao thức EIGRP của Cisco . Loại giao thức này kết hợp các đặc điểm của 2 loại trên . Tuy nhiên , thực chất thì EIGRP vẫn là giao thức loại Distance-vector nhưng đã được cải tiến thêm để tăng tốc độ hộ tụ và quy mô hoạt động nên còn được gọi là Advanced Distance-vector . 

Classful và Classless 

Các giao thức Classful : ROuter sẽ không gửi kèm theo subnet-mask trong bảng định tuyến của mình . Từ đó các giao thức Classful không hỗ trợ các sơ đồ VLSM và mạng gián đoạn ( discontiguos network ) . Giao thức tiêu biểu là RIPv1 ( trước đây có thêm cả IGRP nhưng hiện giờ giao thức này đã được gỡ bỏ trên các IOS mới của Cisco ) . 

Các giao thức Classless : Ngược lại với Classful , Router có gửi kèm theo subnet-mask trong bản tin định tuyến . Từ đó các giao thức classless có hỗ trợ các sơ đồ VLSM và mạng gián đoạn ( discontiguos network ) . Các giao thức Classless : RIPv2 , OSPF , EIGRP . 

Giá trị AD 

AD - Administrative Distance là giá trị được sử dụng để đo đạc mức độ ưu tiên giữa các kỹ thuật định tuyến . Khi một Router học được những đường đi khác nhau từ nhiều phương thức định tuyến khác nhau cho cùng 1 địa chỉ đích , Router sẽ chọn đường đi theo phương thức nào có AD nhỏ nhất . 

Bảng các giá trị AD:

Kỹ thuật định tuyến 

Giá trị AD

Connected 

0

Static 

1 ( hoặc 0)

EIGRP 

90

OSPF 

110

RIP 

120

Giá trị Metric 

RIP: hop count 

OSPF: cost ( dựa vào bandwidth ) 

EIGRP: bandwidth , delay , load , reliability , MTU 

Tốc độ hội tụ của các giao thức 

Static Route: không hội tụ với mọi thay đổi diễn ra trên mạng ngoại trừ các chuyển đổi trạng thái up/down của ác cổng chính Router được cấu hình static route . 

RIP: hội tụ chậm . 

OSPF: hội tụ nhanh . 

EIGRP: hội tụ rất nhanh . 

Bộ tham số định thời của các giao thức 

RIP 

- Update Timer: 30s 

- Holddown-Timer: 180s 

- Invalid-Timer: 180s 

- Flush Timer: 240s 

OSPF 

- Hello-Timer : 10s 

- Dead-Timer : 40s 

EIGRP 

- Hello-Timer: 5s 

- Hold-Timer (Dead-Timer): 15s

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về phân loại các giao thức định tuyến động. Trong các bài tiếp theo BizFly Cloud sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này.

Theo BizFly Cloud

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE