Omni Channel Là Gì? So sánh Omni Channel Và Multi Channel

1265
15-09-2022
Omni Channel Là Gì? So sánh Omni Channel Và Multi Channel

Omni Channel là gì?

Omni Channel được hiểu đơn giản là bán hàng đa kênh. Mô hình này giúp bạn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc xây dựng chiến lược đa kênh đã và đang trở thành một trong những phương án tối ưu của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu và đem lại sự hài lòng cho người dùng.

Để thực hiện Omni Channel thành công, doanh nghiệp cần đem lại trải nghiệm mua hàng ấn tượng, cá nhân hoá ở mọi nền tảng khác nhau và thiết bị truy cập thoải mái, thuận tiện cho người dùng. Điều này, giúp làm tăng trải nghiệm người dùng và tạo ra sự đồng nhất trên tất cả các nền tảng.

Để cải thiện vấn đề trên, doanh nghiệp cần có chiến lược thấu hiểu khách hàng để có thể chọn lọc kênh tiếp thị phù hợp. Và cuối cùng là thu thập dữ liệu khách hàng về một trung tâm quản lý.

Dù là quy mô nhỏ hay lớn thì doanh nghiệp đều không nên bỏ qua mô hình Omni Channel. Đây là giải pháp tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng hiệu quả.

Thực tế cho thấy Omni Channel ngày càng thể hiện được sức hút của mình, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng Omni Channel vào chiến lược kinh doanh.

Vì sao mọi doanh nghiệp đều ứng dụng Omni Channel?

Omni Channel đã và đang đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn.

Tiếp thị đa điểm

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp thị đa điểm để thu hút và tiếp cận khách hàng. Bạn có thể bắt đầu từ việc gia tăng điểm chạm bằng việc xác định tệp khách hàng và phân tích hành vi của họ.

Trung bình, thương hiệu cần phải xuất hiện tối thiểu 21 lần để được khách hàng chọn mua. Vậy nên, doanh nghiệp cần cố gắng tiếp cận và gây ấn tượng tốt với người dùng.

Một trong những cách tiếp cận khách hàng hiệu quả đó chính là “gặp gỡ” họ ở nhiều kênh.

Theo thống kê từ cuộc khảo sát của Sapo.vn, 5 kênh tiếp thị được sử dụng nhiều nhất là Facebook (87%), tiếp thị tại cửa hàng (70%), tiếp thị Online qua nền tảng Email Marketing, Blog, YouTube…(51%), SEO (43%) và Google Adwords (38%).

Omni Channel Là Gì? So sánh Omni Channel Và Multi Channel - Ảnh 1.

Top 5 kênh tiếp thị phổ biến của Omni Channel.

Để xây dựng hệ thống Omni Channel hiệu quả, bạn cần tạo sự kết nối giữa các kênh và đảm bảo sự trải nghiệm liền mạch của khách hàng. Hãy đảm bảo rằng người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời ở tất cả các kênh.

Tăng doanh thu hiệu quả

Khi tìm hiểu Omni Channel là gì thì chắc chắn bạn đã biết đây là hình thức tiếp thị đa kênh. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của bạn đang được bày bán trên rất nhiều nền tảng khác nhau và có khả năng tiếp cận khách hàng rất lớn.

Với trải nghiệm đa kênh, khách hàng dễ dàng nhận thấy thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Điều này, tác động rất lớn đến hành vi mua sắm và quá trình đưa ra quyết định mua hàng.

Do đó, nếu áp dụng đúng và đủ, Omni Channel có thể giúp bạn tăng doanh số gấp nhiều lần và hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về chân dung và hành vi khách hàng, để từ đó cung cấp dịch vụ trải nghiệm tốt nhất đến họ.

Omni Channel Là Gì? So sánh Omni Channel Và Multi Channel - Ảnh 2.

Tăng doanh thu hiệu quả khi sử dụng Omni Channel.

Không chỉ tăng doanh thu hiệu quả, Omni Channel còn làm hài lòng người mua trong thời gian ngắn hạn và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

Mục đích chính của Omni Channel là xây dựng thương hiệu có mặt ở nhiều kênh khác nhau, nơi tập hợp mọi đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới và quan tâm.

Qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo được trải nghiệm mua hàng gắn kết, liền mạch và cá nhân hóa giúp tương tác trở nên dễ dàng và hiệu quả. Bạn có thể thấy, mô hình Omni Channel luôn hướng tới khách hàng và cố gắng làm hài lòng họ từ những dịch vụ nhỏ nhất.

Tăng sự hài lòng của khách hàng và quảng bá thương hiệu

Khi doanh nghiệp bạn có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, tất nhiên điều đó sẽ gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với bạn.

Muốn chiếm được tình cảm khách hàng, bạn phải hiểu được nhu cầu và tâm lý của họ. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn dễ dàng chiếm được sự hài lòng của khách hàng:

  • Lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.
  • Phản hồi nhanh và giải thích vấn đề cụ thể.
  • Giải quyết khó khăn nhanh – gọn – lẹ.
  • Thái độ trả lời lịch sử và chuyên nghiệp.

Khi mang đến những trải nghiệm mua hàng gắn kết và đồng nhất, bạn sẽ tạo được niềm tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây chính là nền tảng để giúp doanh nghiệp thuận lợi quảng bá thương hiệu và nâng cao doanh thu.

Gia tăng khách hàng trung thành

Sau khi hoàn thành mục tiêu làm hài lòng khách hàng, từ đó bạn có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ và chuyển hóa họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Qua việc thu thập dữ liệu khách hàng và phân tích thông tin từ đa kênh Omni Channel, bạn sẽ xác định và hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích của khách hàng.

Qua đó, bạn có thể trực tiếp lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm của bạn như chất lượng, dịch vụ và đưa ra những giải pháp thay đổi hợp lý.

Điểm khác biệt giữa Multi Channel và Omni Channel là gì?

Có nhiều người vẫn lầm tưởng về Multi Channel và Omni Channel là một. Tuy đây đều là những hình thức bán hàng đa kênh nhưng Omni Channel và Multi Channel vẫn có nhiều khác biệt.

Multi Channel là tiếp thị bán hàng đa kênh, phổ biến như mạng xã hội, cửa hàng bán lẻ, Email Marketing, Website… để thu hút và kết nối khách hàng. Đây cũng là hình thức được nhiều công ty sử dụng để đưa sản phẩm mình đến với khách hàng của họ.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Multi Channel vẫn còn nhiều hạn chế là thông tin không được cập nhật liên tục và xuyên suốt dẫn đến việc trải nghiệm sản phẩm không đồng nhất và liền mạch khi bán hàng ở nhiều nền tảng khác nhau.

Omni Channel Là Gì? So sánh Omni Channel Và Multi Channel - Ảnh 3.

Sự khác nhau giữa mô hình Multi Channel và Omni Channel.

Đối với doanh nghiệp sử dụng Omni Channel, đây là giải pháp tuyệt vời cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ trực tuyến như Website, các trang mạng xã hội, đến trực tiếp như chuỗi cửa hàng bán lẻ, đại lý…

Điều này, sẽ giúp các công ty kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa việc bán hàng ở từng kênh bán và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Từ đó, doanh số của thương hiệu ngày càng cao.

Nếu bạn chưa có Website cho doanh nghiệp của mình, hãy bắt đầu ngay bằng việc đăng ký cho mình một tên miền đẹp nhé!

Tham khảo: https://wiki.matbao.net/

SHARE