Olap là gì? Tìm hiểu về hoạt động của hệ thống OLAP

1861
26-05-2022
Olap là gì? Tìm hiểu về hoạt động của hệ thống OLAP

OLAP là một công nghệ mạnh mẽ đứng đằng sau nhiều ứng dụng kinh doanh thông minh hỗ trợ khám phá dữ liệu bao gồm khả năng tính toán phân tích phức tạp, lập kế hoạch dự đoán… Vậy cụ thể OLAP là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Bài viết hôm nay, Bizfly Cloud sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về công nghệ này.

Olap là gì?

Olap có tên tiếng anh là Online analytical processing- xử lý phân tích trực tuyến là một phần mềm tính toán cho phép người dùng trích xuất và truy vấn dữ liệu một cách chọn lọc và dễ dàng. Olap là dữ liệu đa chiều, điều này có nghĩa là tất cả thông tin có thể được so sánh theo nhiều cách thức khác nhau.

Các truy vấn thông minh kinh doanh Olap thường hỗ trợ trong báo cáo tài chính, phân tích xu hướng, dự báo bán hàng, lập ngân sách và các mục đích lập kế hoạch khác.

Ví dụ: Một công ty có thể so sánh tổng doanh số bán máy tính của họ trong tháng bảy với tổng doanh số trong tháng tám, từ đó so sánh những kết quả này với việc bán hàng từ một vị trí mới ở cùng một thời điểm, mà nó có thể được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu khác nhau.

Olap xử lý phân tích trực tuyến là một phần mềm tính toán

Olap xử lý phân tích trực tuyến là một phần mềm tính toán

Cách hệ thống OLAP hoạt động?

Dưới đây là cách hệ thống Olap hoạt động:

Để cho hệ thống OLAP hoạt động một cách trơn tru, dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu và được lưu trữ trong kho dữ liệu, sau đó được "làm sạch" và sắp xếp thành các khối dữ liệu.

Một khối OLAP sẽ chứa dữ liệu được phân loại theo các thứ nguyên (khách hàng, khu vực bán hàng địa lý và khoảng thời gian) được dẫn xuất bởi các bảng thứ nguyên có sẵn trong kho dữ liệu. Các thứ nguyên sau đó được điền bởi các thành phần như tên khách hàng, quốc gia và tháng) sắp xếp theo thứ tự nhất định. Thông thường các khối OLAP sẽ được tóm tắt trước theo thứ nguyên để cải thiện đáng kể thời gian truy vấn trên cơ sở dữ liệu quan hệ.

Sau đó, các nhà phân tích sẽ thực hiện 5 loại phép toán phân tích OLAP dựa theo các cơ sở dữ liệu đa chiều dưới đây:

  • Roll -up: Tóm tắt dữ liệu theo thứ nguyên
  • Drill-down: Cho phép các nhà phân tích điều hướng sâu hơn giữa các thứ nguyên của dữ liệu để lập biểu đồ tăng trưởng doanh số cho từng sản phẩm.
  • Slice: Cho phép nhà phân tích lấy một cấp độ thông tin để hiển thị.
  • Dice: Cho phép nhà phân tích chọn dữ liệu từ mảng đa chiều.
  • Pivot: Các nhà phân tích có thể có được những cái nhìn mới về dữ liệu bằng cách xoay các trục dữ liệu của khối lập phương.

Tiếp đó, OLAP sẽ xác định vị trí giao nhau của các thứ nguyên. Kết quả là "số đo", mỗi khối OLAP có ít nhất một đến hàng trăm số đo được lấy từ thông tin lưu trữ tring các bảng ở kho dữ liệu.

Cách hệ thống OLAP hoạt động

Một khối OLAP sẽ chứa dữ liệu được phân loại theo các thứ nguyên

MOLAP so với ROLAP so với HOLAP

So sánh giữa MOLAP, ROLAP và HOLAP như sau:

MOLAP

OLAP hoạt động trực tiếp với khối OLAP đa chiều được gọi là OLAP đa chiều hay MOLAP. Đối với hầu hết mọi mục đích sử dụng, MOLAP là loại phân tích dữ liệu đa chiều nhanh nhất và thiết thực nhất.

ROLAP

ROLAP hay OLAP quan hệ, là loại phân tích trực tuyến (OLAP) các mô hình dữ liệu đa chiều. Điểm khác biệt giữa các ROLAP và OPAP là nó truy cập dữ liệu lưu trữ ngay trong cơ sở dữ liệu quan hệ thay vì dữ liệu cơ sở đa chiều (cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến trong các OLAP). Thêm vào đó, nó cũng có thể tạo ra các truy vấn SQL với mục đích thực hiện các phép tính khi người dùng cuối muốn như vậy.

HOLAP

- HOLAP hay OLAP kết hợp là sự kết hợp giữa ROLAP (xử lý phân tích trực tuyến quan hệ) và MOLAP (xử lý phân tích trực tuyến đa chiều). HOLAP cung cấp lợi thế từ cả hai quy trình ROLAP và MOLAP do nó hỗ trợ cho cả hai định dạng lưu trữ. HOLAP để giải quyết câu hỏi :" cái nào tốt hơn?" bằng việc kết hợp khả năng xử lý của MOLAP và dung lượng dữ liệu của MOLAP. Ngoài ra, do có kiến trúc phức tạp và phải lưu trữ, xử lý tất cả cơ sở dữ liệu từ MOLAP và ROLAP nên HOLAP sẽ yêu cầu cập nhật và bảo trì thường xuyên hơn. Vì lý do này mà HOLAP đắt hơn so với 2 quy trình còn lại.

MOLAP so với ROLAP so với HOLAP

OLAP so với OLTP

Sự khác biệt giữa OLAP và OLTP được thể hiện qua những yếu tố sau:

- Người dùng: Hệ thống OLTP được thiết kế dành cho nhân viên văn phòng trong khi đó hệ thống OLAP được thiết kế cho những người ra quyết định. Vì thế, mặc dù hệ thống OLTP có thể truy cập bởi hàng trăm, hàng nghìn khách hàng trong cùng một doanh nghiệp lớn thì hệ thống OLAP chỉ phù hợp để được truy cập bởi một nhóm người quản lý đã được lựa chọn và chỉ cho phép được sử dụng bởi hàng chục người dùng.

- Chức năng:

  • OLAP được thiết kế để phân tích đa chiều dữ liệu trong kho dữ liệu, chứa cả dữ liệu giao dịch và dữ liệu lịch sử. Các ứng dụng phổ biến của OLAP bao gồm khai thác dữ liệu, các ứng dụng thông minh trong kinh doanh, tính toán phân tích phức tạp cũng như các chức năng báo cáo kinh doanh như: lập ngân sách, phân tích tài chính, lập kế hoạch dự báo.
  • OLTP được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng hướng đến giao dịch bằng cách xử lý những giao dịch gần đây một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể. Các ứng dụng phổ biến của OLTP bao gồm: phần mềm thương mại điện tử, máy ATM, xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng, hệ thống đặt chỗ và những công cụ lưu trữ hồ sơ.

- Bản chất:

  • OLAP: OLAP không có chức năng xử lý hồ sơ của khách hàng cá nhân. Thay vào đó, hệ thống OLAP sẽ bao gồm cung cấp thông tin tóm tắt hoặc tổng hợp lại cho người quản lý truy vấn xử lý dữ liệu trong cùng một thời điểm.
  • OLTP: Các phương thức của OLTP được thiết kế để ghi từng bước một. Ví dụ: một dữ liệu có liên quan đến người dùng có thể đang trong cửa hàng hàng hoặc đang sử dụng điện thoại.

- Thiết kế:

  • OLAP: Các hoạt động của cơ sở dữ liệu OLAP được thiết kế theo hướng chủ đề và xem thông tin dưới dạng đa chiều.
  • OLTP: Các hoạt động của cơ sở dữ liệu OLTP được thiết kế theo hướng ứng dụng và xem bản ghi doanh nghiệp như một tập hợp các bảng.

- Dữ liệu:

  • OLAP: OLAP cần thông tin dữ liệu lịch sử trong vài năm bởi thông thường các xu hướng rất cần thiết trong khi đưa ra quyết định.
  • OLTP: Thông thường OLTP xử lý trạng thái hiện tại của dữ liệu. Ví dụ: Một hồ sơ của một nhân viên đã nghỉ việc cách đây 4 năm có thể sẽ không khả thi trên hệ thống nhân sự.

- Loại sử dụng:

  • OLAP: Các phương thức trong OLAP thường không được cập nhật dữ liệu.
  • OLTP: Các phương thức trong OLTP được sử dụng hỗ trợ các thao tác đọc và ghi.

- Chế độ xem:

  • OLAP: Hệ thống OLAP xử lý các thông tin có nguồn gốc từ các doanh nghiệp khác nhau, tích hợp các thông tin từ nhiều kho dữ liệu và được lưu trữ trên nhiều phương tiện lưu trữ do khối lượng khá lớn. Ngoài ra, OLAP còn hỗ trợ cả dữ liệu trong quá khứ.
  • OLTP: Hệ thống OLTP hầu như tập trung vào dữ liệu hiện tại của doanh nghiệp, không đề cập tới dữ liệu lịch sử hay dữ liệu của các tổ chức khác nhau.

- Các mẫu truy cập:

  • OLAP: Do các kho dữ liệu của OLAP lưu trữ cả thông tin lịch sử nên việc truy cập vào OLAP chủ yếu là các hoạt động chỉ đọc.
  • OLTP: Mẫu truy cập của hệ thống OLTP hầu như chỉ bao gồm các giao dịch nguyên từ ngắn.

OLAP và kiến trúc đám mây

Các dịch vụ OLAP dựa trên kiến trúc đám mây ít tốn kém và dễ thiết lập hơn. Điều này khiến chúng thu hút hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp với ngân sách khá tiết kiệm. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng rộng lớn của kho dữ liệu dựa trên kiến trúc đám mây với chức năng thực hiện các phép phân tích phức tạp ở tốc độ cao do chúng sử dụng quy trình xử lý song song (MPP). Vì thế, các công ty có thể sử dụng OLAP ở tốc độ và quy mô đám mây để phân tích một lượng dữ liệu lớn mà không cần phải di chuyển nó khỏi dữ liệu đám mây của họ.

OLAP trong kiến trúc đám mây là một giải pháp hiệu quả và nhanh chóng về chi phí xây dựng trong tương lai. Sau khi một mô hình được tạo ra, các nhóm có thể sử dụng các công cụ thông minh kinh doanh hiện có để kết nối ngay lập tức với mô hình OLAP, từ đó rút ra thông tin chi tiết trong thời gian thực từ dữ liệu đám mây của họ.

Là thành phần cốt lõi của quá trình triển khai kho dữ liệu, OLAP cho phép phân tích dữ liệu đa chiều nhanh chóng, linh hoạt và hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp, công ty…Chắc chắn rằng qua bài viết mà Bizfly Cloud cung cấp, bạn sẽ hiểu rõ hơn thế nào là OLAP cũng như cách thức mà nó hoạt động.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Olap
SHARE