Phương pháp nắm bắt tâm lý khách hàng giúp chốt sale hiệu quả

1302
01-09-2021
Phương pháp nắm bắt tâm lý khách hàng giúp chốt sale hiệu quả

Ngày nay, hầu hết tâm lý khách hàng khi muốn mua đồ đều để ý đến các chính sách ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá,…của người bán. Bởi thiên hướng thích được nhận lại nhiều hơn những gì mà mình đã bỏ ra của người tiêu dùng.

Từ đó việc nắm bắt được tâm lý của những "vị thượng đế" chính là "chìa khóa vàng" để giúp người bán gia tăng doanh số bán hàng. Để hiểu rõ hơn về "Nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua hàng", hãy cùng Bizfly Cloud đi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để chốt sale thành công thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng là chiếc chìa khóa vàng vô cùng hữu ích. Để làm được điều đó, việc đầu tiên cần làm chính là phải nắm rõ những kiểu khách hàng phổ biến khi đi mua sắm, kết hợp với việc chủ động học hỏi và chăm chỉ thực hành để tích lũy kinh nghiệm. Dưới đây là một số kiểu khách hàng phổ biến như:

1. Khách hàng kỹ tính

Đặc điểm: Đây là kiểu khách hàng thường quan tâm đến những chi tiết của sản phẩm và dịch vụ. Để có thể phục vụ tốt kiểu khách hàng này cần phải nắm chắc được những thông tin về sản phẩm của mình và của cả đối thủ cạnh tranh.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Hãy giới thiệu và làm nổi bật tính năng sản phẩm. Đồng thời, hãy đánh vào tâm lý khách hàng bằng việc giới thiệu sản phẩm một cách sinh động, thuyết phục bằng các tính năng, đặc điểm vượt trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. 

Một lưu ý nhỏ là bạn hãy hạn chế việc hỏi về nhu cầu khách hàng bởi với kiểu khách hàng này, họ không thích bị dò hỏi quá nhiều.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Nắm bắt tâm lý khách hàng khó tính để làm nổi bật tính năng sản phẩm

2. Khách hàng quan tâm tới bảo hành

Đặc điểm: Đây là kiểu khách hàng hay đặt nhiều câu hỏi về chính sách bảo hành. Chính vì vậy, thời gian bảo hành và chất lượng dịch chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố tâm lý khách hàng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình mua sản phẩm.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Hãy nhấn mạnh vào chính sách bảo hành, bảo dưỡng, và các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua đối với kiểu khách hàng này để lấy được sự tin tưởng và sự đảm bảo chắc chắn giữa bạn và khách hàng. Đồng thời, bạn hãy làm nổi bật những ưu điểm về mặt dịch vụ và chăm sóc khách hàng sau khi bán được sản phẩm để tạo sự tin tưởng tuyệt đối.

3. Khách hàng chưa biết mua gì?

Đặc điểm: Có rất nhiều khách hàng họ chưa có sự tìm hiểu trước hoặc đang băn khoăn giữa nhiều sản phẩm cũng như không biết mình cần sản phẩm như thế nào.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Bạn cần phải đưa cho khách hàng gợi ý về những sản phẩm phù hợp. Sau đó, bạn cần chú trọng đến việc tư vấn phát triển dịch vụ khách hàng chứ không nên quá tập trung vào một sản phẩm chính đang bán để không tạo cảm giác áp đặt cho người mua.

4. Khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Đặc điểm: Nhóm khách hàng này thường có các hành động mua hàng nhanh gọn, muốn kết thúc giao dịch nhanh chóng và dễ mất kiên nhẫn khi trả lời các câu hỏi của bạn. Rõ nét hơn nữa là có một số người nóng tính sẽ tỏ thái độ khó chịu khi bạn đặt câu hỏi quá nhiều hoặc là phải đợi bạn thực hiện giao dịch trong thời gian quá lâu.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Hoàn thành giao dịch nhanh nhất, để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng dễ mất kiên nhẫn

5. Khách hàng chú trọng mối quan hệ

Đặc điểm: Đây là nhóm khách hàng rất quan tâm đến sự gắn bó lâu dài giữa mình với doanh nghiệp. Đây thường là những khách hàng có tiềm năng và là những vị khách trung thành cho doanh nghiệp.

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Thể hiện sự quan tâm với khách hàng, bạn hãy dành thời gian ra để tìm hiểu về những nhu cầu của họ thay vì chỉ tập trung vào việc bán được sản phẩm.

6. Khách hàng quan tâm tới danh tiếng

Đặc điểm: Những khách hàng lựa chọn hợp tác với người bán hàng dựa trên danh tiếng thì sẽ tìm hiểu, đánh giá danh tiếng của bạn thông qua các khách hàng khác. Danh tiếng đối với các khách hàng này sẽ là yếu tố quyết định đến việc có mua hàng, có ký hợp đồng hay không?

Cách nắm bắt tâm lý khách hàng: Hãy giới thiệu đến họ các khách hàng, nhà đầu tư VIP của mình, khẳng định về thương hiệu của mình trên thị trường. để chứng minh được sự uy tín, chất lượng cùng khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường hiện nay. Và việc có thể sở hữu được nhiều đối tác, khách hàng có danh tiếng cũng chính là yếu tố rất cần thiết đối với các nhà kinh doanh để phát triển được thương hiệu các sản phẩm trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

Phương pháp hiểu tâm lý khách hàng

Hãy coi mình như khách hàng

Để bạn có thể hiểu được tâm lý của khách hàng thì kỹ năng đầu tiên chính là cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được họ đang nghĩ gì, đang muốn gì?

Nghiên cứu thị trường qua mạng xã hội

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển ngày càng hiện đại thì các phương tiện truyền thông, các mạng xã hội sẽ chính là công cụ đắc lực giúp cho các nhà kinh doanh có thể đến đem sản phẩm của mình tiến gần hơn với khách hàng. Từ đó góp phần mang đến lượng dữ liệu khổng lồ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Dùng mạng xã hội để dễ nắm bắt tâm lý khách hàng

Dùng mạng xã hội để dễ nắm bắt tâm lý khách hàng

Chiến lược khảo sát tâm lý khách hàng

Việc sử dụng các bảng khảo sát với chi phí nhỏ để tìm hiểu khách hàng của bạn đang nghĩ gì, đang cảm thấy như thế nào về các sản phẩm, dịch vụ chính là một bí quyết để có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng. 

Nội dung cuộc khảo sát này có thể sử dụng một số câu hỏi mở dạng như "điều gì quan trọng nhất với bạn?", "bạn sợ hãi điều gì nhất?",...từ đó nhà kinh doanh có thể hiểu được nhiều hơn về khách hàng của mình để đưa ra các phương pháp chăm sóc khách hàng, giúp khách hàng thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Kế hoạch trong tương lai

Các nhà kinh doanh cũng cần tập trung vào việc xây dựng những kế hoạch phát triển nhu cầu khách hàng trong tương lai để nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Đây là một thách thức khá lớn đối với các nhà kinh doanh nhưng không phải không làm được.

Phía trên là những thông tin về "Nắm bắt tâm lý khách hàng khi mua hàng?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng chúng thực sự hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất mỗi ngày bạn nhé!

SHARE