Mở chìa khóa thành công trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp (P2)
Xem phần 1 tại: Mở chìa khóa thành công trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của doanh nghiệp (P1)
Chuyển đổi kỹ thuật số thậm chí còn khó khăn hơn so với những nỗ lực thay đổi truyền thống. Nhưng kết quả từ các biến đổi hiệu quả nhất đã cho chúng ta thấy rõ năm yếu tố để thành công trong công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số này.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một tập hợp các yếu tố cải thiện cơ hội chuyển đổi kỹ thuật số thành công, 3 yếu tố này được chia thành 5 loại. Theo dõi cùng Bizfly Cloud dưới đây nhé!
- các nhà lãnh đạo có sự am hiểu về kỹ thuật số và có quyền quyết định
- xây dựng năng lực cho lực lượng lao động trong tương lai
- trao quyền cho mọi người làm việc theo những cách mới
- nâng cấp các công cụ hàng ngày
- giao tiếp thường xuyên thông qua các phương pháp truyền thống và kỹ thuật số
Trao quyền cho mọi người làm việc theo những cách mới
Chuyển đổi kỹ thuật số đòi hỏi những thay đổi về văn hóa và hành vi như: chấp nhận rủi ro được tính toán, tăng cường hợp tác, tập trung vào khách hàng.. Việc trao quyền cho nhân viên nắm lấy những thay đổi này sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số thành công.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần củng cố các hành vi và cách thức làm việc mới thông qua các cơ chế chính thức. Một chìa khóa liên quan đến thành công chuyển đổi là thiết lập các cách làm liên quan quy trình làm việc mới. Những người được hỏi cho biết tổ chức của họ đã thiết lập ít nhất một cách làm việc mới, chẳng hạn như phát động việc học tập liên tục hoặc xây dựng một môi trường làm việc mở, điều này khiến họ có nhiều khả năng chuyển đổi thành công hơn những doanh nghiệp khác. Một chìa khóa khác cho thành công đó là doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên có tiếng nói của riêng mình. Khi nhân viên có quyền đưa ra những ý tưởng về công nghệ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công lên 1.4 lần.
Cách tiếp cận thứ hai để trao quyền cho người lao động là đảm bảo rằng những người có vai trò chính sẽ giữ vị trí quan trọng trong quá trình thay đổi. Thành công phụ thuộc phần lớn vào các nhà lãnh đạo cấp cao và những người tham gia trong quá trình chuyển đổi. Một yếu tố doanh nghiệp cần thực hiện đó là khuyến khích nhân viên thay đổi các cách làm việc cũ. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chuyển đổi thành công liên quan đến chấp nhận rủi ro. Khả năng thành công cao hơn khi các nhà lãnh đạo tham gia vào quá trình chuyển đổi đều khuyến khích nhân viên thử nghiệm những ý tưởng mới, ví dụ cho phép nhân viên thử nghiệm những việc lần đầu tiên sau đó nhân viên sẽ có cơ hội học hỏi từ những thất bại của chính họ. Chìa khóa thứ ba để thành công là những người có vai trò chính phải đảm bảo các đơn vị của mình đang hợp tác tốt với những người khác trong quá trình chuyển đổi. Khi những người được hỏi nói rằng các nhà lãnh đạo cấp cao của họ và những người có vai trò liên quan đến chuyển đổi đã làm như vậy, tỷ lệ thành công tăng lên 1,6 và 1,8 lần.
Nâng cấp các công cụ hàng ngày
Đối với các tổ chức trao quyền cho nhân viên làm việc theo những cách mới, kết quả khảo sát cho thấy mức độ nâng cấp các công cụ trong quy trình số hóa sẽ ảnh hưởng đến thành công của việc chuyển đổi kỹ thuật số. Chúng tôi khảo sát bằng cách đưa ra 7 thay đổi cấu trúc mà tổ chức đã thực hiện kể từ khi các chuyển đổi bắt đầu. Ba trong số những thay đổi này, mỗi thay đổi trong đó liên quan đến việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số, thể hiện như là một trong những yếu tố thành công.
Chìa khóa đầu tiên là áp dụng các công cụ kỹ thuật số để làm cho thông tin dễ truy cập hơn trong toàn tổ chức, điều này làm tăng gấp đôi khả năng chuyển đổi thành công. Thứ hai là triển khai các công nghệ tự phục vụ kỹ thuật số cho nhân viên, đối tác kinh doanh; tỷ lệ chuyển đổi thành công tăng lên 2 lần. Chìa khóa thứ ba, tập trung vào công nghệ trong hoạt động của công ty, các tổ chức sửa đổi quy trình hoạt động tiêu chuẩn để áp dụng các công nghệ mới. Ngoài các yếu tố này, sự gia tăng trong việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và việc sử dụng các công cụ tương tác có thể tăng gấp đôi khả năng thành công của công cuộc chuyển đổi.
Giao tiếp thường xuyên thông qua các phương pháp truyền thống và kỹ thuật số
Như chúng ta đã thấy trong các nỗ lực thay đổi truyền thống, giao tiếp rõ ràng là rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Cụ thể hơn, chìa khóa để thành công là phải truyền đạt một câu chuyện về sự thay đổi, giúp nhân viên hiểu được tổ chức đang đứng ở đâu, tại sao cần thay đổi và tại sao những thay đổi lại quan trọng đến vậy. Điều này giúp khả năng thành công cao hơn gấp 3 lần. Chìa khóa thứ hai là các nhà lãnh đạo cấp cao thúc đẩy ý thức cấp bách để thực hiện chuyển đổi trong tổ chức. Các kết quả khác cho thấy rằng khi truyền đạt những câu chuyện thay đổi, các tổ chức thành công là các tổ chức có khả năng kể một câu chuyện phong phú hơn hẳn. Các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến thành công là: các mục tiêu rõ ràng cho các Chỉ số hiệu suất chính, truyền thông rõ ràng về dòng thời gian chuyển đổi.
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc sử dụng các phương pháp giao tiếp từ xa và kỹ thuật số để truyền đạt tầm nhìn chuyển đổi, thực hiện công việc, sẽ góp phần vào thành công nhiều hơn so với các kênh truyền thống và trực tiếp. Khi các nhà quản lý cấp cao và các nhà lãnh đạo sử dụng các kênh kỹ thuật số mới để tiếp cận nhân viên từ xa, tỷ lệ thành công cao gấp 3 lần.
Nhìn về phía trước
Kết quả khảo sát cho thấy các bước mà các công ty có thể thực hiện để tăng cơ hội thành công trong quá trình chuyển đổi đó là:
Cải tạo nơi làm việc
Kết quả cho thấy thành công đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải am hiểu kỹ thuật số và lực lượng lao động phải có khả năng thực hiện các thay đổi chuyển đổi kỹ thuật số, điều mà các nghiên cứu khác của McKinsey cũng xác nhận. Lực lượng lao động về số hóa, tự động hóa và các xu hướng công nghệ đóng vai trò đáng kể và các công ty sẽ cần đầu tư vào các kỹ năng và khả năng khác nhau của nhân sự. Cho dù một tổ chức đã bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số hay chưa, điều quan trọng là tất cả các công ty phải suy nghĩ chín chắn về cách thức số hóa có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai, và các kỹ năng họ sẽ cần theo kịp. Các tổ chức sẽ cần phải phát triển các chiến lược lực lượng lao động rõ ràng để giúp xác định các kỹ năng và khả năng kỹ thuật số hiện đang có và sẽ cần đến để đáp ứng các mục tiêu trong tương lai.
Nâng cấp "hard wiring" của tổ chức
Khi kỹ thuật số luôn đòi hỏi cách thức làm việc mới thay đổi liên tục đối với văn hóa chung của doanh nghiệp, nhân viên phải được trao quyền để làm việc theo cách khác đi nhằm theo kịp tốc độ kinh doanh nhanh hơn. Việc triển khai các công cụ kỹ thuật số và nâng cấp các quy trình, cùng với việc phát triển một mô hình hoạt động nhanh chóng sẽ hỗ trợ chuyển đổi thành công. Tất nhiên, các nhà lãnh đạo cũng có vai trò quan trọng bằng cách từ bỏ các tập quán cũ (ví dụ như giám sát chỉ huy và kiểm soát). Vì không phải tất cả các nhà lãnh đạo sẽ có kinh nghiệm để hỗ trợ hoặc ban hành những thay đổi như vậy, các chương trình phát triển lãnh đạo tận tâm có thể giúp các nhà lãnh đạo và nhân viên thực hiện những thay đổi cần thiết trong tư duy và hành vi.
Thay đổi cách giao tiếp
Giao tiếp tốt luôn là yếu tố quan trọng trong nỗ lực thay đổi truyền thống và nó cũng quan trọng trong việc chuyển đổi kỹ thuật số. Trong bối cảnh kỹ thuật số, các công ty phải sáng tạo hơn trong các kênh mà họ đang sử dụng để cho phép mọi người làm việc mới, hành vi và tư duy cần phải nhanh hơn. Hãy thay đổi bằng cách tránh xa các kênh truyền thống chỉ hỗ trợ giao tiếp một chiều (ví dụ: email toàn công ty) và hướng tới các nền tảng tương tác hơn (như phương tiện truyền thông xã hội nội bộ) cho phép các cuộc đối thoại mở trong toàn tổ chức. Một chìa khóa khác để giao tiếp tốt hơn là phát triển các thông điệp ngắn gọn hơn và thậm chí được thiết kế riêng cho những người trong tổ chức.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 10 bí mật đám mây cản trở quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong doanh nghiệp