Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì?

1235
23-12-2022
Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì?

Có bao giờ máy tính của bạn bỗng dưng "sống chậm" lạ thường, hay đường truyền mạng lại đột nhiên bị tắt nghẽn? Có thể bạn đang rơi vào tình trạng máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS. Vậy tình trạng này là gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào phòng tránh nó? Hãy cùngBizfly Cloud tìm hiểu vấn đề này nhé!

Vậy máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì?

Mã độc có nhiều loại bao gồm virus, rootkit, worm… chúng đều được các hacker phân tán và xâm nhập máy tính thông qua các phần mềm được tải về hay khi người dùng click vào trang web nào đó. Máy tính bị nhiễm mã độc sẽ bị các bạn hacker kiểm soát, điều khiển theo mục đích của mình, thậm chí lấy cắp thông tin cá nhân để bán hay tống tiền…

Các tin tặc cũng sử dụng hàng loạt các địa chỉ IP khác nhau để truy cập cùng lúc vào một trang web nào đó và làm nó bị gián đoạn, quá tải… Và kết quả là những người dùng thực thụ của website đó sẽ không thể truy cập được vào website, điều này gây ra thiệt hại lớn cho chủ sở hữu web. Vấn đề là các bạn hacker tài năng ấy lấy đâu ra nhiều địa chỉ IP khác nhau để "đánh hội đồng" website như thế?

Đó là do sự bất cẩn của người dùng mạng và các lỗ hổng bảo mật trên các thiết bị. Chẳng hạn khi bạn truy cập vào một trang web nào đó có dính mã độc hay khi tải các phần mềm lậu, file crack có tặng kèm virus về máy tính. Lúc này, như trên đã đề cập, thiết bị của bạn đã bị nhiễm mã độc và các tin tặc có thể thâm nhập và điều khiển máy tính của bạn từ xa. Tập hợp các thiết bị đã nhiễm mã độc đó có thể bị điều khiển tự động thông qua một hệ thống gọi là Botnet. Khi các hacker đã xác định một website nào đó cần đánh sập và biết địa chỉ IP của nó, họ sẽ điều khiển hàng loạt các máy tính bị nhiễm mã độc thông qua Botnet để gửi yêu cầu đến website mục tiêu. Và kết quả là làm tắc nghẽn hay làm chậm máy chủ của site đó. Vì các đợt tấn công DDoS sử dụng các địa chỉ IP thật sự từ nhiều nơi nên sẽ rất khó để tường lửa của website phát hiện ra, nó cũng không khác gì một website đang hot được nhiều người truy cập thật sự.

may-tinh-bi-nhiem-ma-doc 2

Các đợt tấn công DDoS

Như vậy bạn đã biết máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì rồi đúng không nào. Nó là các máy tính bị tin tặc thâm nhập thông qua mã độc và từ đó bị điều khiển để góp phần làm quá tải một dịch vụ trực tuyến nào đó.

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS là gì?

Rất khó để phát hiện máy bạn bị nhiễm mã độc là do đâu, từ lúc nào. Có thể mã độc tràn vô thiết bị khi bạn click vào một đường link, trang web nào đó, hoặc cũng có thể do các phần mềm được tải về. máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS sẽ xuất hiện các biểu hiện như:

  • Máy tính chậm, giật, lag bất thường.
  • Các chương trình hỗ trợ điều khiển từ xa hay các chương trình lạ tự động được cài đặt trên thiết bị.
  • Chuột máy tính tự động di chuyển dù bạn không động đến.
  • Không thể truy cập vào các trang online cá nhân như Facebook, Instagram, Gmail…
  • Thông tin cá nhân hay ảnh thời trẻ trâu của bạn được giấu kỹ trong máy bỗng dưng được "debut" hoành tráng trên mạng xã hội…

Với những biểu hiện kinh khủng khiếp trên thì ta nên làm gì để tránh tình trạng này?

Cách tránh tình trạng máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS là gì?

Khi phát hiện những biểu hiện máy tính bị nhiễm mã độc, bạn nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật, bảo hành máy tính để được khắc phục. Đó có lẽ là cách chữa bệnh tốt nhất, còn về việc phòng bệnh thì sao? Bạn có thể làm theo các cách dưới đây để tránh máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS:

  • Sử dụng các phần mềm bản quyền, tránh download các phần mềm lậu, crack…
  • Cập nhật hệ điều hành mới để được bảo vệ tốt nhất.
  • Thiết lập tường lửa cho máy tính.
may-tinh-bi-nhiem-ma-doc 3

Thiết lập tường lửa giúp máy tính tránh bị nhiễm mã độc

  • Cài đặt các chương trình diệt virus định kỳ, nếu là các phần mềm trả phí thì rất tốt hoặc không, bạn có thể dùng các phần mềm miễn phí.
  • Không click vào các đường dẫn lạ trên mạng xã hội, email…
  • Sử dụng dịch vụ Anti DDoS của bên thứ 3 để bảo vệ website.  

  • Một cách khá hay để phòng tránh tình trạng này cho cả những người dùng mạng thông thường và cả những chủ sở hữu website đó là dùng dịch vụ VPN. VPN cũng gần giống như một tường lửa, khiến các mã độc không thể tiếp cận mạng và máy tính của bạn nhờ vào việc mã hóa thông tin. Điều này giúp người dùng mạng tránh việc trở thành một phần của hệ thống Botnet để đi tấn công hệ thống khác. Ngoài ra, nếu bạn đang sở hữu một website thì sử dụng VPN cũng giúp site của bạn tránh bị đánh sập bởi các đợt tấn công DDoS. Như phần trên có đề cập, tin tặc muốn tấn công một dịch vụ trực tuyến nào thì cần phải biết thông tin, địa chỉ IP của nó. Sử dụng VPN giúp ẩn IP thật của website bạn đi nhờ vào việc mã hóa. Ngoài ra, dịch vụ này còn giúp lọc các lượng truy cập đến với trang web của bạn. Ví dụ nếu có một lượng lớn truy cập cùng lúc từ nhiều nơi khác nhau thì sẽ bị nghi ngờ là tấn công DDoS. Hệ thống sẽ đưa ra các bài kiểm tra như captcha để xem đó có phải là người dùng thật hay không, hay chỉ là một phần của tấn công DDoS.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về vấn đề máy tính bị nhiễm mã độc và các cuộc tấn công DDoS. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì, và cách để phòng tránh nó. Hãy theo dõi BizFly Cloud để cập nhật những bài viết mới nhất về công nghệ nhé!

Theo BizFly Cloud tìm hiểu

>>> Có thể bạn quan tâm:  DOS, DDOS là gì? Những kỹ thuật hạn chế tấn công DOS, DDOS tốt nhất hiện nay

SHARE