Lượt tải xuống của các ứng dụng Zoom, Slack, và Microsoft Teams tăng vọt

1853
06-04-2020
Lượt tải xuống của các ứng dụng Zoom, Slack, và  Microsoft Teams tăng vọt

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hàng chục trường cao đẳng và đại học trên khắp Hoa Kỳ đã cho sinh viên nghỉ học đến cuối mùa hè, các công ty lớn như Amazon, Microsoft và Facebook đóng cửa một số các văn phòng trên khắp thế giới. Rõ ràng các doanh nghiệp trong tất cả các ngành đang chuẩn bị cho một thực thế là họ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng hội họp như Slack, Zoom và Microsoft Teams.

Toàn bộ các thành phố tại các cường quốc như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ý đã phải đối phó với dịch bệnh bằng cách kêu gọi nhân viên làm việc tại nhà. Điều này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của một loạt các công cụ cộng tác nhằm giúp các thành viên trong tổ chức có thể làm việc từ xa, góp phần ngăn chặn đại dịch lan rộng hơn.

"Từ thực tế quan sát được, Bizfly Cloud nghĩ rằng hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ video-meeting đều ghi nhận sự tăng trưởng về nhu cầu sử dụng, một số app còn ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc chưa từng có", ông Mike Fasciani - Gartner cho biết.

GoToMeeting cho biết các phần mềm Online meeting, desktop sharing, và video conferencing của họ đã tăng 20% trên trên toàn thế giới kể từ khi mối lo ngại về coronavirus bắt đầu, và tỷ lệ này gấp đôi đối với khu vực châu Á.

Lexi Sydow, quản lý chuyên sâu về thị trường tại AppAnnie, cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã chứng kiến sự gia tăng lớn về số lượt tải xuống các ứng dụng làm việc từ xa ở Ý kể từ ngày 24 tháng 2. Theo dữ liệu của công ty, trong tuần từ 22/2 đã có 417.000 lượt tải xuống của các ứng dụng doanh nghiệp trên iOS và Google Play ở Ý, đánh dấu mức tải xuống trong một tuần cao nhất từ trước đến nay tại Ý.

"Con số này tăng 10% so với tuần trước và tăng 30% so với mức trung bình hàng tuần của 52 tuần trước. Kể từ ngày 3 tháng 3, ba ứng dụng doanh nghiệp hàng đầu được tải xuống hàng ngày trên thiết bị iPhone ở Ý là Hangouts Meet by Google, Microsoft Teams và ZOOM Cloud Meetings", Sydow nói. "Với tỷ lệ cao các trường hợp nhiễm Corona ở Ý, nhiều doanh nghiệp ở các khu vực bị ảnh hưởng đang áp dụng các chính sách làm việc tại nhà, các nhân viên chuyển sang các ứng dụng di động để liên lạc, hợp tác và giao tiếp nhằm đảm bảo không bị gián đoạn trong công việc."

Sydow nói thêm rằng các nhà nghiên cứu của AppAnnie đã thấy xu hướng tương tự xuất hiện ở Trung Quốc trong tuần từ 2/2, đây là tuần có mức tăng lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc về lượt tải ứng dụng. Số lượt tải xuống các ứng dụng doanh nghiệp và giáo dục tăng nhanh và mạnh kể từ khi các trường học đóng cửa và các công ty thực hiện chính sách làm việc tại nhà. Trong suốt nửa đầu tháng 2, các ứng dụng kinh doanh và giáo dục đã được tải xuống ở mức gần gấp đôi mức trung bình hàng tuần trong năm 2019. "Mặc dù chúng tôi chưa thấy sự gia tăng các lượt tải xuống ứng dụng kinh doanh ở Mỹ, Anh, Pháp hoặc Đức, nhưng chúng tôi hy vọng các thị trường này sẽ theo xu hướng tương tự nếu virus tiếp tục lây lan và các doanh nghiệp nên ban hành các chính sách làm việc tại nhà để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh", Sydow nói.

Các nền tảng đám mây và ứng dụng điện thoại thông minh chiếm ưu thế

Fasciani cho biết: trên thế giới, các công cụ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn hẳn bao gồm Zoom, Cisco Webex và Microsoft Teams. Nhưng ở Trung Quốc thì khác, người dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng có tính chất consumer-oriented nhiều hơn như DingTalk hoặc WeChat.

Theo Fasciani, các ứng dụng thu hút được nhiều người dùng mới nhất sẽ là những ứng dụng dựa trên đám mây và các ứng dụng có thể sử dụng được trên điện thoại thông minh.

Mặc dù cả thế giới đang mắc kẹt trong hoàn cảnh có phần tồi tệ do dịch bệnh Covid-19, nhưng Fasciani vẫn lưu ý rằng đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp thử nghiệm nhiều công cụ cộng tác từ xa đang cung cấp miễn phí trong vài tháng tới.

"Đối với những doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu dùng thử và sử dụng các dịch vụ miễn phí mới này để xem dịch vụ nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp".

Intelligent workspaces và desktop virtualization

Ngoài các ứng dụng video conferencing và các công cụ nhắn tin, còn rất nhiều những ứng dụng khác nhằm phục vụ cho mục đích làm việc từ xa hiệu quả.

Các nền tảng Intelligent workspaces và desktop virtualization hiện đang được một số doanh nghiệp sử dụng giúp tăng cường hợp tác và tạo lập một môi trường như đang làm việc tại văn phòng - theo Chris Marsh, giám đốc nghiên cứu tại 451 Research.

Các nhà cung cấp như Citrix, VMware và Microsoft là những công ty chính trong lĩnh vực này, họ cung cấp các công cụ ảo hóa nơi làm việc bằng cách cung cấp cho nhân viên một nơi có khả năng xác thực an toàn và truy cập được vào tất cả các ứng dụng doanh nghiệp của mình.

"Ngoài ra còn có các nhà cung cấp CWM (collaborative work management) khác, như Smartsheet, Asana, Wrike và Workfront chịu trách nhiệm phát triển các phần mềm quản lý dự án, đã mở rộng sang các việc phát triển các nền tảng work-wide ("đa công việc") cho các kiểu công việc khác nhau", Marsh nói.

"Chúng tôi khá quan tâm đến việc quản lý làm việc từ xa, bởi vì làm việc từ xa không đơn thuần chỉ là về sự hợp tác, không đơn thuần chỉ là nhắn tin cho nhau. Làm việc từ xa còn là về tính minh bạch, khả năng theo dõi và nắm bắt công việc của mỗi người là như nhau. Tôi nghĩ việc mọi người được liên kết thực sự quan trọng nếu có nhiều người làm việc từ xa và đó là những công cụ cho phép mọi người làm việc đó."

Marsh cũng đề cập đến các digital canvas như chương trình Confluence của Atlassian, NotionHQ và Coder, giúp nhân viên có thể upload nội dung, tạo ý tưởng, trò chuyện xung quanh các dự án và chỉnh sửa chúng như các trang Wikipedia.

Ông cũng đề cập đến việc các nền tảng digital whiteboard (tạm dịch: bảng tương tác điện tử) đang được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến nhằm giúp các nhân viên làm việc từ xa có thể tham gia vào các công việc hàng ngày.

Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp có thể gặp phải bây giờ là nhiều nhân viên sẽ gặp khó khăn khi họ phải làm việc tại nhà, những nhân viên này cho biết họ rất khó giao tiếp với đồng nghiệp khi không gặp nhau trực tiếp tại văn phòng.

"Làm việc từ xa tuy có thể giúp nhân viên cảm thấy được kết nối với nhóm và quản lý trực tiếp của họ, nhưng nếu điều này xảy ra quá lâu, nhân viên có thể bắt đầu cảm thấy họ đang bị mất dần kết nối với công ty của mình. Doanh nghiệp nên cân nhắc điều này trước khi áp dụng bất kỳ công nghệ nào vào trong nội bộ tổ chức" - Marsh nói.

"Cho dù đã có các công cụ cộng tác nhóm rất hiệu quả đi chăng nữa thì bạn vẫn nên giữ thói quen kết nối cho nhân viên để giúp họ gắn kết hơn với nhau, với các chiến lược chung của tổ chức."

Điều này có ý nghĩa gì trong tương lai?

Một số công ty đang sử dụng một lượng lớn các nhân viên làm việc tại nhà để phục vụ mục tiêu mở rộng kinh doanh. Hình thức làm việc từ xa/tại nhà giờ đây trở nên phổ biến và được áp dụng khá rộng rãi.

Poshu Yeung, phó chủ tịch Tập đoàn Kinh Doanh quốc tế Tencent, đã tuyên bố thành lập Tencent Meet, một nền tảng hội nghị được tích hợp với bộ ứng dụng và công cụ của công ty.

"Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty áp dụng chính sách làm việc từ xa, giúp nhân viên được làm việc tự do và linh hoạt hơn hơn. Chúng tôi cũng rất vui khi Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cũng như Chính phủ Trung Quốc đã tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn được phục vụ thêm nhiều doanh nghiệp và khách hàng trong tương lai đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ ngày càng trở nên hiệu quả và đáng tin cậy" - Yeung cho biết.

Thông qua nền tảng đám mây, Tencent đang cung cấp các công cụ hội nghị đám mây đa nhân sự với độ phân giải và tính bảo mật cao nhằm cạnh tranh với Huawei.

Sau vài tháng áp dụng hình thức làm việc từ xa/tại nhà sẽ có thể xảy ra tình trạng có một đại bộ phận nhân viên không còn cảm thấy cần thiết việc phải đến ngồi làm việc trực tiếp tại văn phòng nữa. 

Marsh và Fasciani chia sẻ rằng: các công ty xây dựng các công cụ cộng tác và workplace platform, sau đó cung cấp các gói sử dụng miễn phí với mong muốn nhân viên của các doanh nghiệp có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và lâu dài, giúp họ làm việc hiệu quả, hơn là chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn rồi thôi.

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh như thế nào khi phải đối mặt với dịch COVID-19

Bizfly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do Bizfly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

SHARE