Cách kiểm tra card màn hình máy tính
Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa VGA là bộ phận không thể thiếu của máy tính PC hay Laptop. Card màn hình chịu trách nhiệm xử lý các thông tin của hình ảnh, video về màu sắc, độ phân giải và độ tương phản do đó chất lượng hình ảnh của máy tính sẽ do card màn hình quyết định. Card màn hình có cấu hình càng mạnh thì hình ảnh hiện lên màn hình sẽ càng sắc nét và tốc độ xử lý hình ảnh càng nhanh. Bài viết sau đây Bizfly Cloud sẽ hướng dẫn bạn 03 cách kiểm tra card màn hình nhanh chóng và hiệu quả nhất
Hiện nay, có 02 loại card màn hình là card onboard và card rời:
Card onboard: được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ hay còn gọi là main. Hoạt động của Card onboard dựa vào sức mạnh của CPU và RAM để xử lý hình ảnh.
Card rời: có một bộ phần hoạt động riêng biệt để xử lý tất cả các thông tin của hình ảnh. Do đó, máy tính sử dụng card rời thường có chất lượng hình ảnh tốt hơn card onboard cùng cấu hình.
Do đó, trước khi bạn muốn nâng cấp card màn hình hay muốn biết card đang dùng có chạy được các phần mềm đồ họa hay game nặng hay không thì bạn nên kiểm tra card màn hình ở máy tính của bạn.
1. Kiểm tra card màn hình bằng DirectX Diagnostic Tool
Có nhiều cách để kiểm tra card màn hình, nhưng trước tiên cùng tìm hiểu Cách kiểm tra card màn hình bằng DirectX Diagnostic Tool - đây là các phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Windows (Start) và chọn Run hoặc sử dụng tổ hợp phím Ctrl + R để mở cửa sổ Run. Sau đó bạn gõ lệnh “dxdiag” và ấn OK. Khi có thông báo, bạn nhấn Yes
Bước 2: Khi cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện ra, bạn chọn Tab Display. Tại đây, bạn sẽ xem được thông số, cấu hình card hiện có trên máy tính của bạn bao gồm: Tên card, loại card, nhà sản xuất, dung lượng card
Lưu ý:
- Nếu card onboard: tên hiển thị sẽ là Intel(R) HD Graphics
- Nếu card rời: thông tin tên card hiện ATI, AMD, NVIDIA
- Thông thường máy tính chạy card onboard, nếu máy tính sử dụng card rời thì chỉ hiện khi máy chạy ứng dụng nặng.
2. Kiểm tra card màn hình bằng phần mềm GPU-Z
GPU-Z là phần mềm cung cấp thông tin chi tiết về card màn hình, RAM và bo mạch chính. Ưu điểm của GPU-Z là hoàn toàn miễn phí, có cả bản cài đặt và không cài đặt phù hợp với nhu cầu của mỗi người dùng.
CPU-Z tương thích với hệ điều hành Windows mọi phiên bản như Windows XP / Vista / Windows 7 / Windows 8 / Windows 10 (cả phiên bản 32 và 64 bit đều được hỗ trợ).
Kiểm tra card màn hình bằng phần mềm GPU-Z rất đơn giản, bạn chỉ cần tải về máy và có thể sử dụng ngay sau khi mở ứng dụng.
Khi mở ứng dụng, tại Tab Graphics Card sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về card như: tên card, hãng sản xuất, tốc độ xử lý, công nghệ chế tạo, phiên bản BIOS, tốc độ xử lý, băng thông…
Lưu ý:
Bạn nên sử dụng phần mềm này để kiểm tra card màn hình. So với cách sử dụng DirectX Diagnostic Tool thì phần mềm này còn giúp bạn kiểm tra card màn hình có phải hàng fake hay không. Một tính năng rất hữu ích phải không?
3. Kiểm tra card màn hình trực tiếp
Cách thứ ba cũng là cách kiểm tra nhanh và đơn giản mà bạn nên thử là kiểm tra card màn hình trực tiếp trên màn hình Desktop.
Bước 1: Tại màn hình Desktop, click chuột phải vào biểu tượng This PC hoặc My computer, chọn Manager.
Bước 2: Hộp thoại Manager mở, tại Tab Computer Management chọn Device Manager
Bước 3: Kích đúp vào mục Display adapters. Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy số lượng và loại card mà bạn đang sử dụng
Bước 4: Kích chuột phải vào một card màn hình bất kỳ (nếu máy tính Windows có nhiều card) chọn Properties
Bước 5: Hộp thoại Properties xuất hiện, tại đây bạn có thể kiểm tra toàn bộ thông tin về card màn hình được cài đặt trong máy tính của bạn
Display Setting cũng là cách kiểm tra card màn hình
Ngoài các cách trên còn có cách đơn giản nữa là kiểm tra card màn hình bằng Display Setting. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng trên máy tính chạy hệ điều hành Windows 10, 8.1 và 7.
Bước 1: Tại màn hình Desktop, bạn nhấn chuột phải chọn Display Settings
Bước 2: Kéo xuống xuống dưới ở cửa sổ Settings chọn Advanced Displays Settings.
Bước 3: Hộp thoại xuất hiện, bạn chọn màn hình cần xem card (trường hợp sử dụng nhiều màn hình), bình thường sẽ mặc định 01 display và click Display adapter properties for Display 1
Sau đó, bạn có thể xem toàn bộ thông số chi tiết card màn hình trên máy tính của bạn: tên card, loại card, phiên bản BIOS, bộ nhớ….
Trên đây là những cách kiểm tra card máy tính được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất. Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ lựa chọn cho mình cách kiểm tra card màn hình phù hợp, từ đó có thể đưa ra các phương án thích hợp trong việc tìm hiểu cũng như nâng cấp máy tính của mình.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
Bizfly Cloud - được vận hành bởi VCCorp - là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.