Gpon là gì? Những nhìn nhận đánh giá về công nghệ hiện đại

954
21-03-2022
Gpon là gì? Những nhìn nhận đánh giá về công nghệ hiện đại

Với sự phát triển của công nghệ không ngừng, việc sử dụng công nghệ Gpon đã và đang được nhiều nhà mạng ứng dụng khá tốt và rộng rãi. Vậy ứng dụng công nghệ Gpon là gì? 

Ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của phần mềm này ra sao? Bài viết dưới đây Bizfly Cloud sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc một cách chi tiết nhất?

Gpon là gì?

Gpon hay còn được gọi là cáp quang thụ động (tên tiếng anh là: Gigabit Passive Optical Networks). Thuật ngữ này được hiểu là cơ chế truy cập điểm tới đến đa điểm. Đặc điểm chính của Gpon chính là việc sử dụng các bộ tách thụ động cho phép một cáp quang băng thông rộng thay thế cho nhiều cáp sợi theo cơ chế Điểm - Đa Điểm. Điều này mang lại cho khách hàng khả năng kết nối với nhiều dịch vụ chỉ bằng một mạng dữ liệu sợi đơn lẻ.

Gpon là một công nghệ hoàn toàn mớ và đã được các nước như Anh, Úc và Canada tiên phong ứng dụng để cải thiện tốc độ internet, đặc biệt là trên một khoảng cách dài. Từ đó tạo ra một sự đột phá về tốc độ truyền tải dữ liệu vô song… Không chỉ vậy Gpon còn được sử dụng để chuẩn mã hoá dữ liệu cho các mục đích bảo mật thông tin.

Gpon sử dụng các bộ tách thụ động cho phép một cáp quang băng thông rộng

Gpon sử dụng các bộ tách thụ động cho phép một cáp quang băng thông rộng

Những ưu và nhược điểm của Gpon là gì?

Gpon được ứng dụng khá rộng rãi, tuy nhiên vẫn có mặt tiêu cực và tích cực. Vậy những điều đó được thể hiện như thế nào?

Về mặt ưu điểm

  • Tốc độ nhanh, linh hoạt đến với người sử dụng - đây được xem là ưu điểm nổi trội nhất của công nghệ Gpon. Với tốc độ Download 2.5Gbps và upload lên đến 1.25Gbps. So với các công nghệ cũ như AON thì tốc độ này đã gấp 10 đến 20 lần.
  • Giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành
  • Cơ chế bảo mật công nghệ rất cao, hầu như là tuyệt đối hiện nay
  • Khâu khắc phục gián đoạn sự cố về tín hiệu vừa nhanh vừa đơn giản
  • Nâng cấp băng thông cao hơn bằng những cách đơn giản, dễ dàng
  • Không bị ảnh hưởng bởi từ trường, sét hay giông, gió, mưa bão

Về mặt nhược điểm

  • Bộ chuyển tín hiệu từ quang sang đến điện, rồi từ nhà cung cấp chính mới truyền xuống cho khách hàng phải đến 2 vòng sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn.
  • Nhiều rủi ro về đường truyền vì phải xử lý đồng thời 2 điểm về truy cập mạng tốc độ cao và thiết bị dẫn truyền.
  • Khó khăn khi không đáp ứng được trong những lúc nhiều điểm truy cập khiến cho tốc độ chậm.
Những ưu và nhược điểm của Gpon là gì

Cách thức hoạt động của Gpon là gì?

Những thông tin ở trên, bạn đã hiểu một phần nào về mạng cáp quang Gpon là gì? Vậy cách thức hoạt động của công nghệ cáp quang này như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

  • Từ một cổng thuộc tổng đài quang (OLY) được đặt trong nhà trạm (POP), tín hiệu của cáp quang được truyền tải thông qua 1 lõi cáp tới mạng phân phối quang được gọi là ODN.
  • Các phần tử quan trọng trong mạng phân phối cáp quang là các bộ chia quang. Đây chính là các phần tử thụ động của mạng GPON. Từ các bộ chia quang, các tín hiệu quang nguồn sẽ được tách thành nhiều tín hiệu với công suất nhỏ hơn để gửi đến phía khách hàng mà không qua thông tin riêng. Các bộ chia quang không hề sử dụng điện, chỉ hoạt động dựa trên nguyên tắc phản xạ quang học.
  • Từ 1 core tín hiệu từ phía nhà trạm, qua 2 bộ chia (cấp 1,2) có thể tách đối đa lên đến 128 core cho tín hiệu thành phần và cung cấp dịch vụ internet đến với khách hàng. Hết mạng phân phối quang, tín hiệu từ cáp thuê bao sẽ tới địa điểm khách hàng và đi vào cổng cáp quang (ví dụ như trên bộ chuyển đổi quang điện + roter hoặc trên modem quang) trên ONU/ ONT.
  • Sau đó có thể kết nối có dây hoặc không dây với các thiết bị sử dụng internet của khách hàng( ví dụ như smartphone, máy tính,....

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã phần nào hiểu hơn về Gpon là gì? Có thể nói, nhờ vào những mặt tích cực của cáp quang Gpon đã tạo ra một bước ngoặt về đường dẫn truyền internet, đồng thời ứng dụng này đã và đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một cao của mỗi con người. Từ đó, giúp cho công nghệ sống của con người được phát triển và tiếp nhận những thông tin mạng xã hội một cách nhanh nhất thông qua đường truyền dẫn này.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Gpon
SHARE