FreeNas là gì? Một vài tính năng phổ biến có trong FreeNas
Ngày nay, công nghệ lưu trữ ngày càng phát triển kéo theo giá thành phần cứng ngày càng giảm. Do vậy, việc tạo ra các hệ thống lưu trữ theo nhu cầu riêng (NAS) cũng càng trở nên đơn giản hơn.
Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành sinh ra để giúp bạn thiết lập NAS của riêng mình trong số đó phải kể đến FreeNAS. Hệ điều hành này có những tính năng phổ biến nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Bizfly Cloud đi tìm hiểu thêm chi tiết ngay tại bài này!
FreeNas là gì?
FreeNas là một phần mềm hệ thống lưu trữ mạng (có tên tiếng anh là Network-Attached Storage: NAS), là mã nguồn mở miễn phí dựa trên hệ điều hành FreeBSD và hệ thống file OpenZFS. Ngoài ra, FreeNas được cấp phép theo 2 điều khoản của Giấy phép BSD và chạy trên phần cứng 64-bit.
Do vậy, FreeNAS hỗ trợ các client Windows, OS X và Unix và nhiều máy chủ ảo hóa khác nhau như XenServer và VMware sử dụng CIFS, AFP, NFS, iSCSI, SSH, rsync và các giao thức TFTP/FTP. Đặc biệt, các tính năng nâng cao của FreeNAS bao gồm mã hóa toàn bộ ổ đĩa và một kiến trúc plug-in cho bên thứ ba.
Những tính năng phổ biến trong FreeNas
- Chia sẻ File, Block, and Object: FreeNAS có thể cung cấp tính năng chia sẻ File, Block, and Object cho mọi hệ điều hành và cả nền tảng ảo hóa. Những giao thức được hỗ trợ bao gồm: Windows SMB, Apple AFP, Time Machine và Unix NFS, cũng như FTP và WebDAV. Ngoài ra, FreeNAS iSCSI hỗ trợ VMware VAAI, Microsoft ODX và Microsoft Windows Server Clustering.
- Giao diện Web: FreeNAS sinh ra với mục tiêu đưa đến cho người dùng một trải nghiệm trên các tác vụ quản trị phức tạp bằng cách đơn giản nhất. Ngoài ra, tất cả các vấn đề về cấu hình, quản lý đều có thể thực hiện thông qua giao diện web. Điều đặc biệt, FreeNAS giúp việc triển khai 1 hệ thống NAS trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhưng lại không hề làm ảnh hưởng đến người dùng và giải pháp lưu trữ của họ.
- Snapshots: Nhờ thiết kế copy-on-write của ZFS, người dùng có thể tạo snapshot theo thời gian. Hoặc người dùng có thể khôi phục dữ liệu cũ một cách nguyên vẹn từ snapshot đã được chụp trước đó.
Hướng dẫn cấu hình và cài đặt Freenas
Hướng dẫn cấu hình Freenas
Người ta sử dụng FreeNAS xuất phát một phần từ việc tiết kiệm chi phí, bởi để có được một thiết bị NAS chuyên dụng thì người dùng cũng cần phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ, nhất là để phục vụ đặc thù nhu cầu sử dụng riêng của họ. Và FreeNAS là một giải pháp để thiết lập NAS.
Ngày nay, FreeNAS là một lựa chọn khá phổ biến vì nó dễ cấu hình. Để cấu hình được FreeNas thì bước đầu tiên bạn cần làm là tải phần mềm này về. Tiếp theo chính là Burn file .iso mà bạn vừa tải về vào CD hoặc DVD trong Windows, sau đó kích chuột phải vào file đó và chọn "Burn disc image".
Chú ý khi thực hiện copy FreeNAS để đạt tối ưu thì bạn cần cung cấp hệ thống máy tính tối thiểu 4GB RAM, đồng thời bảo đảm mainboard có hỗ trợ các ổ cứng sử dụng cho việc lưu trữ.
Ngoài ra, cũng giống như việc lưu trữ dữ liệu của website thì để đảm bảo lưu trữ an toàn thì việc tìm kiếm hosting với giá thành rẻ lại chất lượng là điều vô cùng cần thiết.
Những thứ mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu bao gồm:
- Thiết bị đáp ứng các yêu cầu tối thiểu.
- Ổ USB 8GB sử dụng cho hệ điều hành.
- Ổ đĩa USB 1GB hoặc DVD dùng để cài đặt hệ điều hành.
- Tập tin FreeNAS .iso.
Các bước chi tiết hướng dẫn cài đặt FreeNAS
- Bước 1: Đầu tiên hãy cài DVD và USB vào máy tính muốn thiết lập làm NAS. Trong khi thực hiện khởi động máy bạn cần kiểm tra xem cáp Ethernet được cắm với bo mạch chủ hay chưa. Tiếp theo, bạn sẽ cần thêm một máy tính khác có thể kết nối mạng luôn luôn hoạt động để có thể kết nối và cấu hình NAS.
- Bước 2: Bạn hãy khởi động máy tính và truy cập BIOS. các bước chi tiết thực hiện truy cập BIOS phụ thuộc vào bo mạch chủ nên sẽ khá khác nhau. Khi đó, bạn có thể các phím chung thông thường của các máy tính đó là nhấn phím F2, F7, F8 hoặc nhấn nút Delete khi máy tính đang trong quá trình khởi động.
- Bước 3: Sau khi bạn đã truy cập được vào BIOS, hãy thiết lập để máy tính khởi động từ ổ đĩa quang. Việc thiết lập này phụ thuộc vào hệ thống model bo mạch chủ của máy tính nên bạn cần để ý phần liệt kê thứ tự ưu tiên khởi động (Boot Priority).
- Bước 4: Sau khi máy đã được thiết lập hoàn tất, bạn hãy nhấn F10 để lưu và thoát khỏi chương trình BIOS. Sau đó, máy tính của bạn sẽ tự động khởi động lại và tiến hành truy vấn ổ quang. Cuối cùng là thực hiện tải FreeNAS từ CD lên.
- Bước 5: Khi bạn muốn set cài đặt FreeNAS trên ổ USB, hãy chọn tùy chọn đầu tiên. Sau đó bạn hãy tìm dung lượng của USB (dung lượng 2GB) là đơn giản nhất. Sau đó cứ thực hiện theo trật tự yêu cầu nhắc nhở của FreeNAS và đợi quá trình tự cài đặt hoàn tất.
- Bước 6: Sau khi quá trình cài đặt kết thúc sẽ có thông báo nhắc nhở bạn tiến hành lấy đĩa CD ra khỏi máy và thực hiện khởi động lại máy tính. Sau quá trình khởi động lại mà bạn vẫn chưa thấy chúng khởi động thì hãy quay trở lại BIOS và thiết lập bo mạch chủ khởi động từ USB rồi thực hiện khởi động thêm một lần nữa.
- Bước 7: Nếu FreeNAS hoạt động thì lập tức nó sẽ hiển thị rất nhiều dòng mã, sau đó sẽ có một danh sách được đánh số và địa chỉ website kết nối đến. Trong đó, số URL đó là địa chỉ mạng của máy chủ file mới. Khi bạn gõ dòng địa chỉ vào trình duyệt trên máy tính có kết nối cùng mạng với máy đang cài đặt làm NAS, ngay lập tức bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình cấu hình FreeNAS.
- Bước 8: Sau khi setup xong, việc bạn cần làm là thêm username và password vào FreeNAS để có thể tiếp tục cài đặt các mục khác. Trong đó, username mặc định là "admin"; password mặc định là "freenas". Sau khi điền mật khẩu, đăng nhập, bạn có thể dễ dàng đổi lại tên người dùng và mật khẩu trong phần tùy chọn.
Lưu ý: Nếu có quên pass, bạn thực hiện trên máy tính đang cài làm NAS câu lệnh sau để lấy lại một cách dễ dàng: Python /usr/local/www/freenasUI/manage.py changepassword admin. Sau đó giao diện sẽ được lấy lại và nhập mật khẩu mới sẽ hiện ra trên FreeNAS.
Trên đây là những thông tin về "FreeNas là gì?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp đầy đủ các thông tin trả lời cho câu hỏi FreeNAS là gì để gửi tới bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới nhất mỗi ngày.