Chuyển đổi số giáo dục: Thách thức và cơ hội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến

1136
15-10-2021
Chuyển đổi số giáo dục: Thách thức và cơ hội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến

Đại dịch Covid-19 gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn cho ngành giáo dục. Việc tạm ngừng giảng dạy trên lớp học và chuyển sang dạy học trực tuyến gây ra không ít khó khăn cho chính thầy cô và các em học sinh. Tuy nhiên có thể nói đây cũng là cơ hội để giáo dục có thể chuyển đổi số một cách mạnh mẽ hơn, biến những thách thức thành cơ hội.

Áp dụng dạy học trực tuyến thành công tại nhiều trường học

Dạy học trực tuyến (online) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Dạy học trực tuyến là phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà sinh viên, giảng viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức một cách linh hoạt. Có thể thấy rằng, dạy học trực tuyến đã đang và sẽ trở thành xu hướng tăng tường trong tương lai và sẽ trở thành xu thế tất yếu.

Mặc dù hiện nay hình thức đào tạo trực tuyến còn gặp phải nhiều hạn chế nhưng với phương châm “chỉ tạm ngừng đến trường chứ không ngừng học” thì những nỗ lực chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong giảng dạy sẽ dần mang lại những hiệu quả tích cực.

Chuyển đổi số giáo dục: Thách thức và cơ hội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến - Ảnh 1.

Theo GS. TS. Lê Anh Vinh: “Nguyên nhân cần thực hiện chuyển đổi số giáo dục là nhằm: “tối ưu hóa tài nguyên, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh/sinh viên và tạo ra văn hóa quyết định dựa trên số liệu (Data-Driven Decision Making).”

Thách thức khi dạy và học trực tuyến

Thách thức đối với giảng viên

+ Gặp khó khăn trong việc đăng tải tài liệu, đánh giá và lưu kết quả của sinh viên.

+ Không có hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ các giảng viên trong quá trình dạy nếu có sự cố xảy ra.

+ Không kiểm định được chất lượng giảng dạy

+ Không có phần chat riêng của giảng viên và học viên, mỗi khi học viên muốn trao đổi riêng.

Thách thức đối với sinh viên:

- Internet: kết nối không ổn định trong quá trình học, cúp điện, tốc độ đường truyền kém, không có wifi phải dùng 3G nên chi phí cao. Đối với các sinh viên ở thành phố lớn, đào tạo trực tuyến là cách tốt nhất để giảng dạy trong bối cảnh cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vùng sâu vùng xa không có đường truyền kết nối internet ổn định, nên để đảm bảo tính liên tục của giáo dục thông qua phương thức học từ xa đã trở thành một thách thức.

- Thiết bị kết nối: Một số phần mềm học trực tuyến yêu cầu máy tính có cấu hình cao, dung lượng lớn. Hoặc không có giao diện tối ưu trên điện thoại, máy tính bảng.

Sử dụng hệ thống, tiếp nhận thông tin của nền tảng học: Giao diện khó dùng, không có chức năng thông báo lịch học, thông báo cập nhật tài liệu.

- Không nắm được nội dung môn học: Nội dung bài giảng không được số hoá phù hợp với việc học trực tuyến khiến sinh viên khó thích nghi.

- Phương pháp giảng dạy/đánh giá: Một số giảng viên ít tương tác với sinh viên gây ra tình trạng những thắc mắc của sinh viên không được giải đáp kịp thời

- Lượng kiến thức, bài tập nhiều và sắp xếp không tối ưu cho việc tra cứu, tìm kiếm.

Cơ hội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến bằng phương pháp Moodle

Không phải ngẫu nhiên mà Moodle LMS được đánh giá là một trong những LMS phổ biến nhất được ứng dụng trong giảng dạy và đào tạo trực tuyến. Có thể nói Moodle LMS là một nền tảng E-Learning hỗ trợ quản lý học tập linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu học tập, đào tạo của tất cả mọi người.

Chuyển đổi số giáo dục: Thách thức và cơ hội trong việc tổ chức dạy học trực tuyến - Ảnh 2.

1. Hiệu quả về mặt chi phí

Một lợi ích tuyệt vời khi sử dụng hệ thống quản lý đào tạo Moodle là hoàn toàn miễn phí. Bạn không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào để sở hữu hệ thống quản lý học tập Moodle ngoài chi phí phát triển theo nhu cầu riêng và bảo trì hệ thống.

Ngoài ra việc áp dụng phương pháp E-learning vào hoạt động đào tạo và giảng dạy còn giúp cho các cơ sở giáo dục tiết kiệm tương đối chi phí nhờ giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực vật chất như: phòng học, điện, giấy, mực in…

2. Dễ dàng quản lý và theo dõi

Ở các trường cao đẳng, đại học việc quản lý và theo dõi tiến độ đào tạo là công việc tương đối khó khăn bởi số lượng khoa và học viên lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng Moodle mọi hoạt động học tập của sinh viên đều sẽ được ghi lại trong hệ thống theo trình tự thời gian nhất định.

Quá trình học tập của sinh viên cũng sẽ được cập nhật bằng cách; theo dõi tiến độ học tập, thi cử,.. Thông qua các báo cáo, điểm danh, điểm số ghi trên Moodle.

3. Đáp ứng được điều kiện và nhu cầu của đa số sinh viên

Moodle giúp lưu trữ toàn bộ giáo trình và tư liệu giảng dạy của nhà trường. Sinh viên có thể xem lại buổi học cũng như tổng hợp lại kiến thức đã học bằng cách truy cập vào hệ thống ở bất cứ đâu chỉ cần có kết nối internet.

4. Cập nhật nhanh chóng – Điều chỉnh linh hoạt

Thay vì phải soạn toàn bộ giáo án theo nội dung đào tạo truyền thống thì trên Moodle giảng viên sẽ chỉ cần cập nhật, bổ sung lại những nội dung đó dựa trên các nội dung đã có sẵn được lưu trên nền tảng của hệ thống.

5. Tạo ra một cộng đồng trao đổi trực tuyến giữa sinh viên - giảng viên

Sinh viên sẽ có cơ hội tham gia các khóa học với những tư liệu sinh động như video, file âm thanh, hình ảnh trực quan, trao đổi trực tiếp với giảng viên, tương tác với các sinh viên khác thông qua hệ thống diễn đàn forum, chat trực tuyến, các workshop,…

Bizfly Cloud hiện đang là nhà cung cấp các dịch vụ máy chủ đám mây tốt nhất Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ máy chủ đám mây của chúng tôi như: Vingroup, VTV, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip, Sapo, SSI... Quý khách hàng quan tâm hãy liên hệ ngay với công ty để nhận được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

SHARE