Cơ sở hạ tầng CNTT: Thành phần cơ bản, lợi ích và cách tối ưu

1242
26-03-2024
Cơ sở hạ tầng CNTT: Thành phần cơ bản, lợi ích và cách tối ưu

Trong hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng CNTT đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, việc thiết lập hạ tầng CNTT sao cho hiệu quả nhất đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu những thông tin cơ bản về cơ sở hạ tầng CNTT trong bài viết dưới đây.

Cơ sở hạ tầng CNTT là gì?

Cơ sở hạ tầng CNTT là tất cả các yếu tố cần thiết để xây dựng và vận hành phần mềm ứng dụng trong tổ chức. Trong đó bao gồm phần cứng, mạng, hệ điều hành, lưu trữ dữ liệu và phần mềm. Trước đây, việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT phức tạp do yêu cầu cần phải tự mua sắm và đầu tư lớn cho toàn bộ thiết bị, cùng với đó phải tự bảo trì và nâng cấp định kỳ. Tuy nhiên, với cloud computing, các nhà cung cấp đám mây sẽ tự triển khai và quản lý hầu hết các yêu cầu về cơ sở hạ tầng CNTT, mang lại sự linh hoạt cho tổ chức trong việc chọn mua và sử dụng các thành phần cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng CNTT là gì?

Cơ sở hạ tầng CNTT là gì?

Các thành phần của cơ sở hạ tầng CNTT

Phần cứng 

Phần cứng bao gồm tất cả các máy móc và thiết bị thực tế mà công ty sử dụng trong môi trường CNTT của mình. Phần cứng bao gồm các thiết bị lưu trữ cũng như máy chủ cung cấp tài nguyên xử lý cho doanh nghiệp. Danh mục này bao gồm tất cả các thiết bị đầu cuối như máy tính, điện thoại và máy tính bảng.

Phần mềm

Cơ sở hạ tầng phần mềm thông thường gồm có:

Hệ điều hành 

  •  Phần mềm trung gian 
  •  Cơ sở dữ liệu 
  •  Máy chủ ứng dụng 
  •  Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) 
  •  Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 
  •  Hệ thống quản lý nội dung 
  •  Phần mềm ảo hóa

Cơ sở hạ tầng mạng

Cơ sở hạ tầng mạng cho phép doanh nghiệp kết nối với internet và xây dựng liên kết giữa các văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu. Cơ sở hạ tầng mạng bao gồm internet, mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), bộ cân bằng tải và giao thức mạng.

Các trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu hay datacenter là không gian vật lý chứa nhiều loại thiết bị phần cứng. Các trung tâm thường yêu cầu các thành phần vật lý bổ sung, như thiết bị làm mát và hệ thống an ninh. Các trung tâm dữ liệu rất tốn kém để thiết lập và vận hành.

Dịch vụ điện toán đám mây

Cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây thường bao gồm nền tảng, phần mềm và cơ sở hạ tầng mà công ty bên thứ ba cung cấp cho doanh nghiệp bạn. Doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) để thay thế các ứng dụng cục bộ. Tương tự, có thể sử dụng cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) để truy cập cơ sở hạ tầng công nghệ từ đám mây, do đó giảm yêu cầu về sở hữu máy chủ vật lý.

Hạ tầng an ninh

Thành phần bảo mật là không thể thiếu trong bất kỳ kiến trúc CNTT nào. Tổ chức sử dụng hệ thống an ninh để bảo vệ, mã hóa và bảo mật dữ liệu của mình. Bảo mật cơ sở hạ tầng bao gồm các hệ thống xác thực và ủy quyền, phát hiện và ngăn chặn cũng như các giao thức mã hóa.

Cơ sở hạ tầng CNTT có những loại nào?

Cơ sở hạ tầng truyền thống

Trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông thường, doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ kiến trúc của mình. Điều đó có nghĩa là họ lưu giữ tất cả dữ liệu trên máy chủ tại cơ sở riêng của họ hoặc trung tâm dữ liệu doanh nghiệp sở hữu hoặc đi thuê. Giải pháp này không sử dụng dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng của bên thứ ba. Mặc dù cơ sở hạ tầng truyền thống có những lợi ích bảo mật nhất định, nhưng việc lắp đặt tốn kém và cần bảo trì toàn bộ cũng như đòi hỏi về không gian vật lý tạo ra những khó khăn không hề nhỏ.

Cơ sở hạ tầng CNTT có những loại nào?

Cơ sở hạ tầng CNTT có những loại nào?

Cơ sở hạ tầng đám mây

Cơ sở hạ tầng đám mây là tài nguyên và hệ thống mà người dùng, doanh nghiệp có thể thuê từ các dịch vụ điện toán đám mây thay vì tự mua và duy trì. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam như Bizfly Cloud (BFC) cung cấp một danh sách đầy đủ các dịch vụ ảo hóa giúp doanh nghiệp có thể thiết lập hoàn toàn 1 cơ sở hạ tầng công nghệ đám mây ở mọi quy mô sử dụng. Từ cơ sở hạ tầng IaaS, nền tảng PaaS, cho đến phần mềm SaaS, doanh nghiệp có thể lựa chọn mọi tài nguyên ảo hóa theo nhu cầu của họ. Các dịch vụ phổ biến nhất có thể kể đến: máy chủ ảo Cloud Server, công cụ Kubernetes Engine, Cloud Database, Simple Storage, LMS…

Doanh nghiệp cũng có thể tạo một đám mây riêng để chia sẻ tài nguyên trong trung tâm dữ liệu của mình. Cơ sở hạ tầng đám mây mang lại tính linh hoạt, khả năng điều chỉnh quy mô và bảo mật cao cho các doanh nghiệp.

Cơ sở hạ tầng lai hay cơ sở hạ tầng Hybrid

Kiến trúc đám mây lai là phương pháp trong đó bạn tận dụng các tài nguyên doanh nghiệp sở hữu đồng thời tận dụng các dịch vụ đám mây để nâng cao hoặc thay thế những thành phần không đủ đáp ứng. Doanh nghiệp có thể triển khai mô hình kết hợp tài nguyên từ một số nhà cung cấp đám mây và từ hệ thống vật lý của mình để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Làm sao để tối ưu hóa cơ sở hạ tầng CNTT?

Cơ sở hạ tầng CNTT được tối ưu hóa giúp tổ chức sở hữu hệ thống hiệu năng cao, độ trễ thấp và bảo mật. Việc tối ưu hóa có thể thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp truyền thống với dịch vụ đám mây. Sử dụng cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) cho phép truy cập tài nguyên điện toán ảo hóa như mạng, máy chủ, máy ảo và hệ thống lưu trữ từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. IaaS cung cấp khả năng điều chỉnh quy mô và linh hoạt cao cho doanh nghiệp.

PaaS cho phép truy cập vào công cụ và ứng dụng từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây, hỗ trợ quá trình phát triển bằng cung cấp môi trường để xây dựng, kiểm thử và triển khai ứng dụng. PaaS cũng giúp tự động hóa các giai đoạn phát triển, giảm khối lượng công việc cho doanh nghiệp hoặc nhà phát triển.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về cơ sở hạ tầng CNTT từ đó có thể giúp ích cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

SHARE