Bốn xu hướng sẽ hình thành ngành bán lẻ vào năm 2021

1627
31-03-2021
Bốn xu hướng sẽ hình thành ngành bán lẻ vào năm 2021

Theo Bizfly Cloud  tìm hiểu nhiều nhà bán lẻ khi định hình các mô hình mua sắm năm 2020 đã không thể đoán trước được các đợt phong tỏa sau này. Sau một năm đầy cam go, họ sẽ coi năm 2021 là năm để tái cơ cấu và xây dựng lại. Nhưng có vẻ như những thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng sẽ không sớm xảy ra nữa.

Nhiều khả năng, năm 2021 sẽ tiếp tục một số xu hướng chính đã hình thành ngành bán lẻ vào năm 2020. Từ chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức đến sự hồi sinh của cửa hàng vật lý, đây là những gì sẽ tạo nên nền bán lẻ vào năm 2021.

Chủ nghĩa tiêu dùng có ý thức chiếm vị trí trung tâm

Chẳng có gì lạ khi người tiêu dùng bây giờ chọn xu hướng mua ít nhưng chất lượng. Trong một vài năm nay, đặc biệt là kể từ năm 2017, “Hiệu ứng Hành tinh Xanh 2” đã thay đổi mạnh mẽ thái độ của người tiêu dùng, ví dụ như đối với đồ nhựa dùng một lần.

Đại dịch đã thúc đẩy xu hướng này, các doanh nghiệp khi mua hàng sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn đạo đức và bền vững, xu hướng này chắc chắn sẽ tăng lên vào năm 2021.

“Đại dịch đã khuyến khích người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc lựa chọn mua sắm và khao khát ‘làm điều tốt’. Người tiêu dùng cũng muốn các thương hiệu mà họ đang mua phải ý thức về những giá trị này. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 83% người Anh muốn các công ty phải cân nhắc tích hợp môi trường nhiều hơn vào các sản phẩm và hoạt động của họ ” Chris Biggs, Giám đốc Bán lẻ Toàn cầu tại Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG).

Với mong muốn mua sắm có đạo đức ngày càng tăng này, người tiêu dùng ngày càng sáng suốt hơn và ít có xu hướng mắc bẫy “Quảng cáo xanh”, hoặc các doanh nghiệp chỉ nói suông là sẽ cân nhắc về đạo đức. Như Biggs nói: “Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà bán lẻ lớn phải sáng tạo để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi nhiều hơn 1 số tiền quyên góp cho các hoạt động từ thiện, đó là việc hình dung lại cách họ kinh doanh và / hoặc tận dụng thương hiệu và quyền hạn của họ để tác động đến những thay đổi tích cực.”

Khi bước sang năm 2021, các nhà bán lẻ và các thương hiệu sẽ phải chứng minh họ là những công dân có trách nhiệm, nếu họ muốn thu hút người tiêu dùng có ý thức vào năm 2021.

Mua sắm tại địa phương vẫn là trọng yếu

Một trong những mặt tích cực bất ngờ lớn nhất của năm 2020 là sự hồi sinh của các khu mua sắm địa phương. Vì khách hàng không muốn đến các trung tâm mua sắm lớn, nên nhiều khu vực mua sắm nhỏ hơn đã gia tăng doanh số bán hàng. Có vẻ như mong muốn mua sắm tại địa phương này sẽ duy trì vào năm 2021, đặc biệt là khi nhiều người vẫn còn làm việc tại nhà.

Điều thú vị là, những người tiêu dùng muốn mua sắm một cách có đạo đức cũng ủng hộ các cửa hàng địa phương, do đó, việc mua sắm tại địa phương trở nên quan trọng gấp bội đối với nhiều người. Biggs nói: “Việc hỗ trợ địa phương là một lời kêu gọi hành động và phản ánh tích cực thương hiệu cá nhân của người tiêu dùng.” Các cửa hàng địa phương lâu năm và các nhà bán lẻ độc lập được sinh ra là để phục vụ những người tiêu dùng có ý thức này và kêu gọi lợi ích cho cộng đồng mua sắm địa phương.

Như Biggs giải thích: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 41% người tiêu dùng có ý định mua sắm tại địa phương nhiều hơn trong tương lai, các nhà bán lẻ độc lập nên tập trung hấp dẫn để được nổi bật. Họ phải tiếp thị sản phẩm địa phương và nhấn mạnh vai trò tích cực của họ trong cộng đồng để thu hút người tiêu dùng có ý thức”.

Cửa hàng bán lẻ trực tiếp trỗi dậy

Không còn nghi ngờ gì nữa, bán lẻ online đã chiến thắng rõ ràng vào năm 2020 khi người tiêu dùng tìm cách mua sắm dễ dàng, tiện lợi và an toàn hơn. Tỷ lệ mua sắm online đã tăng lên hơn một phần ba ở thời điểm cao điểm của lệnh phong tỏa. Người ta còn giới thiệu khách hàng mới đến mua sắm online - những người chưa từng mua sắm online trước đây.

Kyle Monk, Giám đốc Bán lẻ và Phân tích tại British Retail Consortium, cho biết: “Năm 2020 đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể, mua sắm online lên ngôi do hai lần đóng cửa các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu. Nhiều người chỉ mới làm quen mua sắm online trong đại dịch vừa rồi, nhưng những thói quen này có thể sẽ tiếp tục tồn tại ”.

Tuy nhiên, dù cho lĩnh vực bán lẻ online có phát triển đến đâu, thì khách hàng cũng muốn quay trở lại ghé thăm các cửa hàng vật lý, khi họ quá mệt mỏi với lệnh phong tỏa.

 “Năm mới mang đến sự đánh giá cao về mua sắm và cửa hàng bán lẻ trực tiếp, mang lại cơ hội cho những con đường tráng lệ phát triển. Ở West End, chúng tôi tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm, kết hợp trải nghiệm mua sắm với thương mại, văn hóa, dân cư và khách sạn đẳng cấp thế giới, mang lại ý nghĩa mới cho trải nghiệm mua sắm.” Jace Tyrrell, Giám đốc điều hành tại New West End Company, cho biết một điểm đến toàn cầu được tái tạo để thế giới ghé thăm.

Công nghệ tiếp tục định hình lại ngành bán lẻ

Vào năm 2021, công nghệ sẽ tiếp tục cho phép những người mua nghiên cứu và tìm kiếm online, sau đó mua hàng tại cửa hàng. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng mua sắm online và offline không phải là hai hành vi riêng biệt, mà là một hành trình của khách hàng di chuyển từ online qua offline. 

Nick Brackenbury, người đồng sáng lập công ty phần mềm NearSt giải thích: “Đại dịch đã thúc đẩy nhiều nhà bán lẻ truyền thống nhanh chóng thử nghiệm các dịch vụ giúp khách hàng mua sắm online dễ hơn một cách đáng kể. Tôi nghĩ rằng thử nghiệm nhanh chóng trong năm 2020 sẽ thực sự thành công và người ta sẽ nghĩ ra những cách hấp dẫn mua sắm tại địa phương trong thế giới online. Tính năng kiểm tra ngay lập tức tình trạng có hàng hay không tại cửa hàng địa phương trong Google hoặc Facebook sẽ trở nên phổ biến như tính năng kiểm tra thời gian mở cửa ngày nay. ”

Nói cách khác, công nghệ mới sẽ tạo ra sự chuyển đổi mượt mà giữa nghiên cứu online và mua hàng offline. Cả Instagram và Facebook đều đang tung ra nhiều tính năng hơn cho phép khách lướt và mua hàng trong các ứng dụng mạng xã hội của họ. Các doanh nghiệp phát triển mua sẵn online có thể sử dụng xu hướng này để thu hút và làm hài lòng khách hàng.

Dan Whytock, CEO của thị trường bán lẻ indie DownYourHighStreet.com cho biết: “Tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng trong mua sắm “live” - cho phép các nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm của họ thông qua một video kiểu selfie và khách hàng có thể nhấp vào các sản phẩm trong video, vừa xem vừa mua. Nó tạo ra trải nghiệm mua sắm vừa trực tuyến vừa trực tiếp.”

Thận trọng: sự gián đoạn phía trước

Rõ ràng, năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm có nhiều thay đổi lớn đối với ngành bán lẻ.

“Đây chắc chắn sẽ tiếp tục là một thời gian đầy thách thức đối với ngành bán lẻ. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy các xu hướng như AI và cá nhân hóa thực sự phát triển trong những tháng tới, các nhà bán lẻ sẽ tìm kiếm những cách thức sáng tạo, thúc đẩy doanh số bán hàng và thích ứng với thực tế mới này”, Biggs nói.

Với cơ sở khách hàng ngày càng khắt khe và thận trọng, cùng với niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp, rõ ràng sẽ có những thời điểm khó khăn phía trước. Như Monk đã nói: “Sau một năm cực kỳ thách thức, ngành bán lẻ vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn với áp lực của đại dịch do Brexit gây ra, sự không chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm mới.”

Theo Forbes

>> Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ: Doanh nghiệp và Công nghệ, ai phải theo ai?

BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

SHARE