Blacklist là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra và gỡ bỏ IP bị blacklist

2352
19-07-2024
Blacklist là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra và gỡ bỏ IP bị blacklist

Các website bị báo cáo, được cho là không lành mạnh hay có dấu hiệu vi phạm sẽ được đưa vào diện Blacklist. Vậy Blacklist là gì, làm thế nào để kiểm tra và gỡ bỏ IP bị Blacklist? Hãy để Bizfly Cloud giúp bạn đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

Blacklist là gì?

Blacklist được hiểu là danh sách đen. Nó sẽ chứa danh sách những địa chỉ IP, domain bị đánh dấu spam. Hiểu một cách đơn giản, Blacklist là tên của những tổ chức chuyên thống kê máy chủ gửi thư rác. Những tổ chức đó thường là tổ chức phi lợi nhuận, không bị các cơ quan chính phủ ảnh hưởng.

Blacklist là gì?

Blacklist là gì?

Để liệt kê các domain, IP bị spam các tổ chức thường dùng một số quy tắc riêng như tiếp nhận phản hồi từ phía người dùng, nhận thông tin từ đơn vị cung cấp email hoặc tên miền, bẫy doanh nghiệp gửi email hàng loạt bằng việc dùng nhiều email ngẫu nhiên..

Phân loại các Blacklist hiện nay

Blacklist sẽ được chia ra làm các loại sau đây:

Blacklist địa chỉ email

Blacklist địa chỉ email là danh sách các địa chỉ email bị cấm hoặc hạn chế liên hệ, thường do các hành vi không mong muốn như spam, lừa đảo hoặc vi phạm chính sách.

Loại này, thường được ứng dụng trong email marketing giúp ngăn chặn các email từ các địa chỉ được xác định là nguồn gốc của spam hoặc email lừa đảo hoặc trong mail server các máy chủ email sử dụng blacklist để từ chối hoặc lọc các email đến từ các địa chỉ trong danh sách đen.

Blacklist địa chỉ IP

Blacklist địa chỉ IP là danh sách các địa chỉ IP bị cấm hoặc hạn chế truy cập do các hành vi không mong muốn như spam, tấn công DDoS, hay các hoạt động trái phép khác.

Trong firewall và IDS/IPS, Blacklist giúp ngăn chặn truy cập từ các địa chỉ IP có trong danh sách đen để bảo vệ hệ thống mạng. Còn với Web Hosting, các nhà cung cấp dịch vụ web sử dụng blacklist để ngăn chặn lưu lượng truy cập không mong muốn hoặc có hại.

Blacklist URLs

Blacklist URLs là danh sách các URL bị cấm hoặc hạn chế truy cập do chứa nội dung không mong muốn như malware, phishing, hay các nội dung vi phạm chính sách.

Với trình duyệt web, blacklist URLs giúp ngăn chặn truy cập vào các trang web có trong danh sách đen để bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa trực tuyến. Ngoài ra, loại blacklist này còn được ứng dụng trong phần mềm diệt virus giúp chặn những liên kết chứa mã độc hoặc lừa đảo.

Ưu, nhược điểm của Blacklist

Blacklist được biết đến là phương pháp quản lý giúp hạn chế tiếp cận với hệ thống và dịch vụ. Phương pháp này sở hữu các ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu, nhược điểm của Blacklist

Ưu, nhược điểm của Blacklist

Ưu điểm

  • Dễ dàng triển khai và quản lý: Các hệ thống blacklist thường dễ cài đặt và không yêu cầu nhiều cấu hình phức tạp. Quản trị viên chỉ cần thêm các phần tử vi phạm vào danh sách để hạn chế quyền truy cập.
  • Ngăn chặn các mối đe dọa: Blacklist rất hiệu quả trong việc chặn các nguồn nguy hiểm đã được xác định trước, như các địa chỉ IP, tên miền hoặc phần mềm độc hại.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Do blacklist chỉ xử lý các phần tử đã được xác định, hệ thống không phải kiểm tra mọi phần tử truy cập, do đó tiết kiệm tài nguyên hơn so với một số phương pháp khác như whitelist.
  • Phù hợp với nhiều loại hình kiểm soát truy cập: Blacklist có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản lý truy cập mạng, email, đến các hệ thống bảo mật khác.

Nhược điểm

  • Khó khăn khi duy trì và cập nhật: Danh sách đen cần được cập nhật liên tục để bao gồm các mối đe dọa mới. Điều này có thể đòi hỏi nhiều công sức và tài nguyên.
  • Khó ngăn chặn mối đe dọa mới: Blacklist chỉ hiệu quả với các phần tử đã được biết đến và không thể bảo vệ chống lại các mối đe dọa mới hoặc chưa được phát hiện.
  • Dễ bị bỏ qua hoặc lách luật: Kẻ tấn công có thể thay đổi các đặc điểm như địa chỉ IP hoặc tên miền để tránh bị phát hiện bởi blacklist.
  • Phụ thuộc vào độ chính xác của dữ liệu: Hiệu quả của blacklist phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác và cập nhật của cơ sở dữ liệu về các phần tử nguy hiểm.

Nguyên nhân nào khiến website bị vào danh sách Blacklist?

Website bị vào danh sách Blacklist thường do các nguyên nhân sau đây:

Nội dung website không lành mạnh

Các trang web chứa nội dung không phù hợp, không lành mạnh như nội dung khiêu dâm, bạo lực, kỳ thị chủng tộc, hoặc kích động bạo lực có thể bị đưa vào danh sách đen để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.

Website bị chèn nhiều mã độc

Các trang web bị tấn công hoặc cố ý chứa mã độc (malware), virus, phần mềm gián điệp (spyware), hoặc các chương trình gây hại khác có thể gây nguy hiểm cho người truy cập và thiết bị của họ. Những trang này bị đưa vào danh sách đen để ngăn chặn lây nhiễm và bảo vệ an toàn mạng.

Website bị chính phủ coi là mối hiểm họa

Các trang web bị các chính phủ hoặc tổ chức quốc gia coi là mối hiểm họa đến an ninh quốc gia, an ninh mạng hoặc trật tự công cộng, có thể bị chặn hoặc liệt vào danh sách đen. Điều này có thể bao gồm các trang web liên quan đến khủng bố, tuyên truyền chính trị cực đoan, hoặc hoạt động gián điệp.

Website lừa đảo, vi phạm pháp luật

Các trang web thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận trực tuyến, hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác như vi phạm bản quyền, buôn bán hàng cấm, hoặc đánh cắp thông tin cá nhân. Những trang web này bị đưa vào danh sách đen để bảo vệ người dùng khỏi bị lừa và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Website bị coi là spam

Các trang web gửi thư rác (spam), quảng cáo không mong muốn hoặc cố ý làm phiền người dùng bằng cách gửi hàng loạt email không mong muốn, hoặc tạo ra các liên kết không chất lượng nhằm mục đích thao túng kết quả tìm kiếm. Những trang này bị chặn hoặc liệt vào danh sách đen để giảm thiểu phiền toái cho người dùng và duy trì sự tin cậy của hệ thống email và công cụ tìm kiếm.

Website bị đưa vào danh sách Blacklist gây ra hậu quả gì?

Khi website bị liệt vào danh sách Blacklist sẽ gây ra những hậu quả sau đây:

Không thể hoạt động trên Internet

Lúc này website có thể bị chặn truy cập bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), các phần mềm bảo mật và các tường lửa của tổ chức. Nó có nghĩa là người dùng không thể truy cập vào trang web từ các địa chỉ IP hoặc mạng bị chặn. Kết quả là, trang web hoàn toàn bị cô lập khỏi người dùng trên Internet, gây ra gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động trực tuyến của doanh nghiệp

Tổn thất về kinh tế

Việc không thể truy cập vào trang web trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu từ các giao dịch thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, và các dịch vụ trả phí khác. Ngoài ra, chi phí để khôi phục trang web sau khi bị blacklist bao gồm chi phí kỹ thuật để sửa lỗi, chi phí pháp lý và chi phí truyền thông để phục hồi uy tín. Những tổn thất này có thể rất lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động trực tuyến.

Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu

Khách hàng và đối tác có thể mất niềm tin vào khả năng bảo mật và uy tín của doanh nghiệp. Điều đó không chỉ làm mất đi khách hàng hiện tại mà còn gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng mới và giữ chân đối tác. Hậu quả là doanh nghiệp có thể mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mất niềm tin từ người đọc

Người dùng thường lo lắng về mức độ an toàn khi truy cập vào một trang web bị blacklist. Họ có thể nghi ngờ rằng trang web chứa phần mềm độc hại, lừa đảo, hoặc các nội dung không an toàn khác. Từ đó dẫn đến việc giảm mạnh lượng truy cập và mất đi lượng lớn người đọc và khách hàng tiềm năng. Một khi niềm tin bị mất, rất khó để khôi phục lại, ngay cả khi trang web đã được gỡ bỏ khỏi danh sách blacklist.

Mất kết quả tìm kiếm trên các công cụ như Google, Bing

Các công cụ tìm kiếm như Google và Bing có thể giảm thứ hạng hoặc thậm chí gỡ bỏ trang web khỏi kết quả tìm kiếm của họ. Điều này làm giảm lượng truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm, một nguồn quan trọng của lưu lượng truy cập web. Việc bị loại khỏi các kết quả tìm kiếm làm giảm khả năng tiếp cận của trang web, làm mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Cách kiểm tra xem website có bị đưa vào Blacklist hay không

Để kiểm tra xem IP server mail có bị Blacklist không, bạn có thể vào 2 website sau đây để check thông tin:

Cách 1: https://whatismyipaddress.com/blacklist-check

Cách 2: https://mxtoolbox.com/blacklists.aspx

  • Bây giờ, hãy nhập thông tin IP server mail vào đó để hệ thống tự check giúp bạn.
  • Nếu trường hợp hiện thì LISTED thì IP của bạn đang bị Blacklist -> ấn chọn Detail để biết nguyên nhân và hướng dẫn cách gỡ.
  • Hãy click vào phần màu đỏ để tìm ra phương án giải quyết.

Cách gỡ bỏ IP website bị đưa vào Blacklist

Để gỡ IP website bị đưa vào Blacklist, bạn sẽ thực hiện như sau:

Cách gỡ bỏ IP website bị đưa vào Blacklist

Cách gỡ bỏ IP website bị đưa vào Blacklist

  • Bước 1: Sau khi biết IP đang bị liệt kê vào danh sách đen, bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn và thực hiện theo quy trình yêu cầu gỡ bỏ. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin về IP và lý do bạn tin rằng nó đã được liệt kê sai.
  • Bước 2: Kiểm tra và sửa chữa các vấn đề bảo mật hoặc cấu hình trên server của bạn. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm spam email, malware hoặc các lỗ hổng bảo mật. Hãy đảm bảo rằng server của bạn không tiếp tục gây ra các hoạt động đáng ngờ hoặc gây hại.
  • Bước 3: Sau khi gửi yêu cầu gỡ bỏ, bạn cần thường xuyên kiểm tra lại trạng thái của IP để xem nó đã được gỡ khỏi danh sách đen hay chưa.
  • Bước 4: Thiết lập các biện pháp bảo mật tốt hơn để ngăn chặn việc IP bị đưa vào danh sách đen lần nữa. Điều này bao gồm việc cài đặt và cập nhật phần mềm bảo mật, giám sát lưu lượng mạng, và kiểm tra định kỳ hệ thống.

Phòng tránh website bị đưa vào Blacklist như thế nào?

Việc phòng tránh website bị đưa vào Blacklist là điều quan trọng mà bất cứ chủ sở hữu nào cũng cần chú ý. Sau đây sẽ là một số phương pháp giúp phòng tránh hiệu quả:

Không sản xuất nội dung độc hại

Bạn cần đảm bảo rằng tất cả nội dung đăng lên website đều được kiểm duyệt để tránh chứa các phần mềm độc hại, mã độc hay các nội dung lừa đảo. Ngoài ra, không sử dụng các chiến thuật spam trong tiếp thị và quảng cáo như gửi email hàng loạt không mong muốn hoặc đăng nội dung không liên quan trên các diễn đàn.

Không vi phạm pháp luật

Website phải tuân thủ các quy định và luật pháp của quốc gia mà nó hoạt động. Nó bao gồm các quy định về bản quyền, quyền riêng tư và các điều khoản dịch vụ. Hãy xây dựng và duy trì chính sách bảo mật rõ ràng, thông báo cho người dùng về cách thức thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của họ.

Sử dụng phần mềm và công cụ bảo mật website chất lượng

Website của bạn sử dụng HTTPS để bảo mật kết nối giữa người dùng và server. Bên cạnh đó, cần sử dụng WAF để bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công như SQL injection và Cross-site scripting (XSS). Có thể sử dụng thêm các công cụ và phần mềm quét mã độc để phát hiện và loại bỏ các mã độc trên trang web của bạn.

Thường xuyên cập nhật phiên bản mới

Nếu bạn sử dụng CMS như WordPress, Joomla, hoặc Drupal, hãy đảm bảo rằng luôn cập nhật phiên bản mới nhất và các plugin, theme của nó. Cần đảm bảo rằng các phần mềm trên server như Apache, Nginx, và PHP luôn được cập nhật để vá các lỗ hổng bảo mật mới.

Sử dụng địa chỉ IP “sạch”

Hãy chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting đáng tin cậy và đảm bảo rằng IP của bạn không bị liệt vào danh sách đen do các hoạt động bất hợp pháp trước đó.

Vừa rồi bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thông tin liên quan đến Blacklist là gì, cách kiểm tra và gỡ bỏ IP bị blacklist chi tiết. Hy vọng chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành với Bizfly Cloud trong những bài viết tiếp theo.

SHARE