9 quyết định “ngu ngốc” nhất trong lịch sử thung lũng Silicon

1251
15-10-2020
9 quyết định “ngu ngốc” nhất trong lịch sử thung lũng Silicon

Trở lại năm 1999, Excite Yahoo đã có cơ hội mua lại Google với giá chỉ 1 triệu USD, nhưng cả hai công ty đã bỏ qua đề nghị này.

Thung lũng Silicon có thể là thánh địa của các doanh nhân thiên tài, nhưng rất nhiều điều "ngu ngốc" cũng diễn ra xung quanh đây. Mặc dù những gã khổng lồ công nghệ muốn thay đổi thế giới, đổi mới và kiếm vô số tiền mặt bằng ý thức kinh doanh khôn ngoan của họ, nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra theo cách đó.

Bài viết dưới đây Bizfly Cloud sẽ tập hợp 9 quyết định ngu ngốc nhất từng được đưa ra trong thế giới công nghệ.

Điểm chung của của những thất bại này là:

- Thiếu tầm nhìn xa: Một công ty hoặc cá nhân đã không đánh giá chính xác tương lai của một ngành hoặc không nhìn thấy tiềm năng trong một sản phẩm.

- Quá an toàn: Một cá nhân hoặc công ty đã quá an toàn, không dám phá vỡ và thay đổi mô hình thành công hiện tại của họ trước khi bị lỗi thời.

1. Western Union đã phớt lờ điện thoại 

Sau khi Alexander Graham Bell phát minh và được cấp bằng sáng chế cho điện thoại vào những năm 1870, ông đã tiếp cận với Western Union, công ty này lúc bấy giờ đang là thủ lĩnh trong lĩnh vực liên lạc điện tín. Bell đã yêu cầu 100.000 USD, nhưng công ty từ chối, nói: "Mặc dù đây là một sự sáng tạo rất thú vị, nhưng chúng tôi kết luận rằng nó không có khả năng thương mại ... Công ty có thể tận dụng được gì từ một món đồ chơi điện tử đây?"

Sau này, khi điện thoại trở nên phổ biến, Western Union đã thuê các nhà phát minh trong đó có cả Thomas Edison để thiết kế một phiên bản phức tạp hơn. Bell đã kiện công ty vì tội vi phạm bằng sáng chế và đã thắng, Bell Telephone thống trị ngành điện thoại trong nhiều năm.

2. Intel từ chối sản xuất chip cho iPhone

Ban đầu, Apple đã tiếp cận Intel với thỏa thuận sản xuất chip cho iPhone vào năm 2007. Các giám đốc điều hành của Intel nghĩ rằng Apple sẽ không bán đủ điện thoại để bù đắp chi phí sản xuất chip, vì vậy họ đã từ chối. Paul Otellini, Giám đốc điều hành của Intel, sau đó nói:

thung-lung-silicon 2

Intel từ chối sản xuất chip cho iPhone

"Bạn phải nhớ rằng thời điểm đó là trước khi iPhone được ra mắt và không ai biết iPhone sẽ làm được gì. Họ muốn một con chip, và họ trả một mức giá nhất định, không thêm không bớt, mức giá đó thấp hơn chi phí dự tính của chúng tôi. Tôi không thể nhận ra. Nó không phải là thứ mà bạn có thể bán ra với số lượng lớn. Và trong nhận thức muộn màng, chi phí dự đoán đã sai và số lượng đó đạt được gấp 100 lần so với những gì mọi người nghĩ."

3. Kodak chần chừ phát triển máy ảnh kỹ thuật số

Máy ảnh kỹ thuật số lần đầu tiên được phát minh bởi kỹ sư Steven Sasson của Kodak vào năm 1975, tuy nhiên Kodak đã từ chối phát hành nó, vì sợ máy ảnh kỹ thuật số sẽ cắt giảm chi phí kinh doanh máy ảnh phim của họ. Tất nhiên, cuối cùng, máy ảnh kỹ thuật số thương hiệu Sony và Fuji đã cất cánh, còn Kodak thì bị bỏ lại trong cát bụi.

4. AOL đã mua Time Warner

Vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử nước Mỹ, AOL đã mua 55% cổ phần của Time Warner với giá 162 triệu USD vào năm 2000. Không cần phải nói, thương vụ này đã thất bại. Một số cho rằng do xung đột văn hóa doanh nghiệp, và một số khác nói rằng AOL và Time Warner không thể thích ứng đủ nhanh trong bối cảnh công nghệ truyền thông đang thay đổi. Năm 2015, Verizon đã mua AOL với giá 4,4 tỷ USD, chiếm khoảng 3% doanh thu hàng năm của Verizon.

5. Excite có thể đã mua Google

Năm 1999, hai nhà sáng lập GoogleLarry PageSergey Brin đã giới thiệu công cụ tìm kiếm mới của họ cho Excite, đây là một cổng thông tin được ra mắt vào năm 1995 cung cấp công cụ tìm kiếm, email và các tính năng cơ bản như tin tức và thời tiết. CEO của Excite, George Bell, lo lắng rằng công cụ này quá tốt và mọi người sẽ tìm thấy thứ họ cần quá nhanh, thay vì dành thời gian cho cổng Excite. Page và Brin đề nghị bán Google với giá 1 triệu USD, sau đó giảm xuống còn 750.000 USD. Excite từ chối. Quá tiếc.

thung-lung-silicon 3

Excite có thể đã mua Google

6. Yahoo cũng không mua lại Google

Yahoo cũng có cơ hội mua lại Google. Page và Brin đã từng muốn bán nó để tập trung vào việc học của họ tại Stanford, nhưng Yahoo đã từ chối mức giá 1 triệu USD cho công ty mới vì Yahoo muốn người dùng dành nhiều thời gian hơn cho Yahoo. Một lần nữa, quá tiếc. 

7. Atari và HP ngó lơ Apple

Người sáng lập Apple, Steve Jobs, và nhóm của ông ban đầu muốn làm việc với một công ty như Atari hoặc HP. Theo Jobs chia sẻ:

"Chúng tôi đến Atari và nói, "Chúng tôi có cái này rất thú vị, thậm chí được xây dựng để trở thành một phần không thể thiếu của bạn, và bạn nghĩ sao về việc tài trợ cho chúng tôi? Hoặc chúng tôi sẽ đưa nó cho bạn. Chúng tôi chỉ muốn làm ra nó thôi. Hãy trả lương cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đến làm việc cho bạn." Và họ nói, "Không." Vì vậy, sau đó chúng tôi đến Hewlett-Packard, và họ nói, "Chúng tôi không cần bạn. Bạn vẫn chưa học đại học."

8. Rupert Murdoch đã mua và hủy hoại MySpace 

Một vài người đã đưa ra lý do giả thuyết vì sao MySpace chết. Một trong số đó là sau khi Rupert Murdoch mua MySpace vào năm 2005 với giá 580 triệu USD, ông đã lấp đầy trang web bằng các quảng cáo, và khiến mọi người đổ xô đến Facebook, lúc đó không có quảng cáo.

9. Ross Perot ngó lơ Microsoft

Ross Perot là một tỷ phú đã kiếm tiền từ việc tạo ra hệ thống máy tính. Năm 1979, ông có thể đã mua Microsoft với giá từ 40 đến 60 triệu USD, nhưng ông cho rằng điều đó thật nực cười vào thời điểm đó.

Tham khảo Thebolditalic.com

>> Có thể bạn quan tâm:  14 chiến lược Digital Marketing tối ưu cho Thương mại điện tử

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE