7 Xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý năm 2021

Chiptl
1993
15-10-2021
7 Xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý năm 2021

Với sự ảnh hưởng của đại dịch cùng những tiến bộ công nghệ đột phá, ngành giáo dục đã có sự chuyển mình rõ rệt trong việc vận dụng công nghệ vào giảng dạy. Nhiều xu hướng học trực tuyến mới đã ra đời đáp ứng nhu cầu của thời đại. Hãy cùngBizfly Cloud tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Đào tạo trực tuyến (e-Learning) đã dần trở thành một hình thức đào tạo phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với tác động từ dịch bệnh, hình thức này sẽ thúc đẩy nhanh hơn, hình thành một xu hướng giáo dục mới cho tương lai. Dựa trên những số liệu và những thay đổi trên quy mô lớn, dưới đây là 7 dự đoán về xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý trong năm 2021.

1. Nền tảng Edtech dựa trên điện toán đám mây

Điện toán đám mây có những ảnh hưởng tích cực tới giáo dục trực tuyến như tiết kiệm chi phí thiết lập hạ tầng phần mềm đào tạo, phát triển các khóa học trực tuyến,… Cloud server cho phép lưu trữ mọi tập tin, dữ liệu khổng lồ trên máy chủ ảo một cách an toàn và bảo mật. Đồng thời có thể chia sẻ tài nguyên với các thiết bị ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào. Các tổ chức giáo dục sử dụng hệ thống điện toán đám mây nhằm mục đích đơn giản hóa các quy trình tuyển sinh và quản trị, cũng như cải thiện việc giao tiếp trong nội bộ của tổ chức. Bằng cách thuê ngoài Cloud server, các tổ chức giáo dục sẽ cắt giảm chi phí đồng thời vẫn tăng hiệu quả hoạt động.

Sức mạnh của công nghệ điện toán đám mây được thể hiện qua sự xuất hiện của các học viện trực tuyến và nền tảng giáo dục mở cho phép sinh viên đăng ký các khóa học từ xa. Đây là một cơ hội tuyệt vời cho các sinh viên khuyết tật, cũng như những người muốn học chuyên về một lĩnh vực nào đó nhưng lại không có sẵn tại các tổ chức ở địa phương của họ.

7 Xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý năm 2021 - Ảnh 1.

Công nghệ đám mây chính là yếu tố không thể thiếu trong bộ ba trụ cột: Giảng viên, dịch vụ và công nghệ - Bộ ba tạo nên thành công vượt trội của giáo dục trực tuyến. BizFly Cloud là nhà cung cấp các giải pháp đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông, tự hào là một trong những nhà cung cấp đám mây góp phần cho những thành tựu ấn tượng của các tổ chức giáo dục trực tuyến, điển hình là Topica Edtech Group.

2. Mobile Learning (m-Learning/Học Tập Trên Thiết Bị Di Động)

Đây là là hình thức học tập qua các thiết bị cầm tay có kết nối internet. Ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… Hình thức học này tạo cho người tham gia lựa chọn thời gian linh hoạt, tiếp cận nội dung mọi lúc, mọi nơi. Bất kể ngày hay đêm, dù ở nhà hay khi đang di chuyển, người học đều có thể truy cập các tài liệu và chương trình học tập theo nhu cầu bản thân. Vì lẽ đó, m-Learning giúp người học chủ động, năng động hơn.

Theo thống kê:

- có khoảng 5,3 tỷ người sở hữu điện thoại smartphone trên toàn cầu tính đến tháng 7/2021 (Stock Apps)

- 89% người sử dụng điện thoại thông minh để tải về các ứng dụng. Trong đó, 50% là các ứng dụng về giáo dục. (Growthengineering)

- 64% người học nhận định rằng việc học tập tại nơi làm việc thông qua các thiết bị di động là vô cùng hữu ích. (Growthengineering)

Điều này cho thấy, học online trên các thiết bị di động được dự đoán sẽ phổ biến hơn nhiều trong những năm tới. Với sự tăng trưởng về người dùng di động và nhiều tiến bộ hơn trong các giải pháp điện thoại thông minh, người học trên thiết bị di động đang phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều. Ngày nay, ngày càng có nhiều người sẵn sàng sử dụng các nền tảng học trực tuyến trên thiết bị di động. Trên thực tế, vào năm 2019, số lượng người học trên thiết bị di động đã vượt qua số người học trên máy tính để bàn. Các lợi ích như sự linh hoạt và khả năng truy cập liền mạch đã làm cho việc học từ xa bằng di động trở nên phổ biến hơn đối với người dùng trên toàn cầu.

3. Online Tutoring (Dạy kèm trực tuyến)

Thị trường gia sư toàn cầu đang tăng trưởng 13,7% CAGR và châu Á đang nổi lên là một trong những thị trường giáo dục trực tuyến béo bở nhất. Việc đào tạo các giảng viên để sử dụng các công nghệ kỹ thuật số một cách chuyên nghiệp về cơ bản là bước đầu tiên một tổ chức cần thực hiện trước khi nâng cấp hệ thống của mình lên thành một LMS (Learning Management System) hoạt động tiên tiến hơn.

Ngoài việc giúp sinh viên nhận được sự trợ giúp từ gia sư mọi lúc mọi nơi, các công nghệ dạy kèm trực tuyến cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành các chương trình phát triển đào tạo nhân lực, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu hữu ích để theo dõi tiến trình của nhân viên.

7 Xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý năm 2021 - Ảnh 2.

4. Gamification (Trò chơi hóa)

Gamification trong e-learning là hình thức sử dụng cơ chế trò chơi để thúc đẩy sự tương tác cũng như tăng tỉ lệ giữ chân người học. Các trò chơi làm trải nghiệm học tập phong phú hơn, tạo động lực và tăng cường sự nhập tâm của người học vào tài liệu đào tạo.

Ví dụ: 1 khóa học trực tuyến có thể được thiết kế theo hướng tặng điểm hoặc huy hiệu cho người học dựa trên các bài học mà họ hoàn thành. Kết thúc khoá học, hệ thống sẽ có bảng xếp hạng người học dựa trên số điểm mà họ có.

Các khoá học có nội dung phức tạp nên được xây dựng linh động theo hướng game hoá. Khi đó, người học sẽ cảm giác hoàn thành một khóa học chỉ như chơi một trò chơi đầy thử thách. Đây là cách khá hay để tăng mức độ hấp dẫn của bài học cũng như giữ chân người học.

Theo Taamkru, điểm số của trẻ em tăng trung bình 26.8% sau khi đã sử dụng ứng dụng game giáo dục ít nhất 15 ngày. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Metaari, doanh thu từ Gamification trong đào tạo sẽ tăng lên 28.8 tỷ đô la vào năm 2025 – 1 con số khổng lồ đầy hấp dẫn.

5. Video-Based Learning (Học Tập Qua Video)

Các chuyên gia L&D tin chắc rằng, video trong những năm tới vẫn là một chân trời rộng mở của đào tạo. Đã qua rồi khoảng thời gian người học phải nghiền ngẫm những khóa học với số lượng dài hàng chục đến trăm slide đầy chữ. Theo nghiên cứu từ elearningindustry, khi khóa học được trình bày ở hình thức chữ - hình ảnh - video, tỷ lệ kiến thức người học có thể nhớ và lưu lại lần lượt là 10% - 65% - 95%.

Việc sử dụng video trong đào tạo giúp thúc đẩy việc tự học, gia tăng sự tập trung xuyên suốt khóa học. Video hấp dẫn về mặt hình ảnh và tương tác nên giữ chân người học lâu hơn so với các hình thức khác. Bên cạnh đó, truyền tải nội dung qua video vẫn luôn hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn. Giảng viên hiện có thể cung cấp các lớp học và nội dung trên video. Học sinh thường thấy học qua video hấp dẫn, dễ tiếp thu hơn và có thể học theo tốc độ của riêng họ.

6. Virtual Reality/VR (Thực tế ảo) - Augmented Reality/AR (thực tế tăng cường)

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) hiện nay đã có một chỗ đứng nhất định trong nền công nghiệp e-Learning. Với sự trợ giúp của VR và AR các trường tiểu học cho đến khối đại học, cao đẳng và những lớp đào tạo kỹ năng đang dần thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống của mình. Thực tế ảo và tăng cường đang cách mạng hóa cách giảng viên dạy và phương án tiếp nhận kiến thức của học sinh. Rất nhiều nền tảng e-Learning cung cấp cho các lớp học mà giảng viên dạy với sự trợ giúp của hoạt hình thay vì powerpoint tĩnh trước kia. Khái niệm học một chiều đang dần lùi về phía sau, thay vào đó là sự thịnh hành của tương tác hai chiều.

Ứng dụng VR trong đào tạo, dạy nghề, huấn luyện là một đột phá về phương pháp giảng dạy, cách thức tiếp cận mới cho người học và người dạy. Thay vì học “chay”, lý thuyết suông sẽ chuyển sang học thực hành, trải nghiệm thực tế qua mô phỏng 3D, các phòng LAB, nên các bài học, kiến thức sẽ thực tế, chi tiết, nhanh hiểu, dễ nhớ thu hút người học, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cách cũ.

Khác với VR, AR giúp người dùng tương tác với nội dung ảo trong môi trường thật. Sự tương tác của đồ họa, âm thanh và các cảm giác cải tiến khác trong môi trường thực tế - tất cả đều được hiển thị trong thời gian và không gian thực. Với đặc điểm này, AR có thể là tương lai của giáo dục 4.0. AR sẽ đem đến những trải nghiệm người dùng mới mẻ, mang lại bước tiến mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đây là công nghệ có tiềm năng phát triển trong tương lai.

7 Xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý năm 2021 - Ảnh 3.

7. Microlearning

Microlearning là học tập từ những nội dung được chia thành từng đợt ngắn, những nội dung phù hợp với từng cá nhân và được lặp đi lặp lại theo thời gian để đảm bảo hiệu quả đào tạo. Với hình thức này, người học tiếp thu những mô-đun kiến thức nhỏ, chủ yếu được xây dựng dưới dạng video ngắn dài từ 3 đến 5 phút. Bằng cách này, với khoảng thời gian ít ỏi, người học vẫn có thể thu nhận được một lượng kiến thức nhất định.

Hình thức này phù hợp hơn với quy tắc 90/20/8 trong xác định khoảng thời gian học tập của con người. Theo quy tắc này, mọi người tỉnh táo hơn trong 8 phút đầu tiên học tập sau đó sự chú ý của họ bắt đầu suy yếu dần. Sau 20 phút, khoảng chú ý chứng kiến sự sụt giảm đáng chú kể và đạt đến phạm vi 60-120 phút, mức độ tập trung sẽ giảm hoàn toàn.

Không quá ngạc nhiên khi microlearning là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm nay. Bởi hiệu quả của hình thức bài giảng này mang lại cũng như sự tiện lợi vì dung lượng nhỏ, có thể lưu trữ kể cả trên di động mà không cần phải qua một hệ thống LMS nào cả.

Nhờ những tiến bộ trong công nghệ hiện đại cùng tác nhân dịch bệnh, các tổ chức giáo dục đã nhanh chóng phản ứng với bối cảnh khó khăn đầy thách thức. Với những xu hướng công nghệ học trực tuyến đáng chú ý trong năm 2021, trải nghiệm học online trong tương lai sẽ còn được cải thiện hơn nữa.

SHARE