6 thay đổi trong cách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi COVID-19 đi qua

2758
10-04-2020
6 thay đổi trong cách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi COVID-19 đi qua

Mặc dù tốc độ thay đổi và phát triển của công nghệ nhanh chóng mặt, nhưng tốc độ để các công nghệ này được "hấp thụ" và có tác động tích cực vào cuộc sống hàng ngày của con người chậm hơn rất nhiều - đặc biệt là trong công việc.

Khi doanh nghiệp đối mặt với lựa chọn phải từ bỏ các cách làm việc cũ quen thuộc để thay thế bằng các giải pháp mới hiệu quả hơn, câu trả lời thường là: Không hỏng sao phải sửa?. Vậy là không có sự đổi mới nào được diễn ra, doanh nghiệp vẫn giữ lối mòn tư duy và hoạt động như cũ cho dù chúng không còn hợp thời. 

Cho đến một ngày biến cố xảy ra và đột nhiên mọi quy trình, mọi công việc quen thuộc bị phá vỡ. Trong một "cơn đột quỵ", tất cả các giải pháp trước đây doanh nghiệp chần chừ không thực hiện bỗng dưng trở thành cứu cánh cho tất cả các doanh nghiệp đối thủ trước đây đã không ngần ngại thử nghiệm, áp dụng và đã thành công. Doanh nghiệp chậm chân hơn chỉ còn nước ngậm ngùi: "biết trước thì đã không…". Covid-19 là một "cơn đột quỵ" như vậy. 

Tất nhiên ai cũng sẽ hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường càng sớm càng tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp - người bị thấm đòn khá đau bởi coronavirus. Ngày đó chắc chắn sẽ tới, nhưng thế giới và thị trường sau đó sẽ không còn như trước. Để thích nghi với những thay đổi bất thường, doanh nghiệp và lực lượng lao động sẽ phải tiếp nhận các công nghệ mới - rất có thể là những công nghệ mà trước đây chúng ta đã từ chối thay đổi.

Các công nghệ mới này có thể đã được biết đến từ trước đây. Một vài doanh nghiệp chấp nhận sự thay đổi để phát triển đã tiến hành áp dụng công nghệ vào trong nội bộ đồng thời phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Những doanh nghiệp còn lại vẫn đang hoạt động bình thường nên không tiến hành chuyển đổi vì họ ngại sự thay đổi. Rồi đột nhiên tất cả thay đổi trong chớp nhoáng trở tay không kịp với quy mô trên toàn thế giới, và giờ là lúc bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi.

Chúng ta đã từng chứng kiến những cú sốc trước đây, gần nhất là trong cuộc khủng hoảng ngân hàng 8/2007 đã đẩy nhanh việc áp dụng điện toán đám mây; sự sụp đổ của dot-com vào 1/2000 đã đẩy mạnh sự phát triển của Software-as-a-Service (SaaS). Mỗi đợt khủng hoảng lại mở ra kỷ nguyên phát triển của một công nghệ mới mà không ai có thể ngờ tới.

Tương tự như vậy, cú sốc mang tên COVID-19 đã mở ra một xu hướng mạnh mẽ: làm việc từ xa, đưa các thiết bị di động và công nghệ điện toán đám mây lên một cấp độ hoàn toàn mới. Bên cạnh đó là rất nhiều xu hướng mới mẻ được mở ra và hứa hẹn sẽ phát triển rộng rãi, yêu cầu doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi và nắm bắt cơ hội để vực dậy sau bão. 

Dưới đây, Bizfly Cloud sẽ chỉ ra l6 thay đổi lớn trong kinh doanh khi đại dịch đi qua khiến cho doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi và áp dụng những công nghệ mới.

1. Làm việc từ xa trở thành xu hướng

Trên thực tế, hình thức làm việc từ xa/ làm việc tại nhà đã xuất hiện trong nhiều năm nay. Web conferencing đã được sử dụng từ thế kỷ 20. Email và truy cập từ xa qua VPN đã xuất hiện từ trước đây rất lâu. Trong hai thập kỷ qua, cơ sở hạ tầng băng thông rộng đã có những bước phát triển vượt bậc và các công cụ được phát triển trở nên tinh vi và thông minh hơn rất nhiều. Các yếu tố công nghệ luôn sẵn sàng bất cứ khi nào con người phát sinh nhu cầu làm việc từ xa. Các đội nhóm có thể kết nối, hợp tác làm việc với nhau mọi lúc mọi nơi bất kể vị trí địa lý.

Tuy nhiên, làm việc từ xa dường như luôn là lựa chọn thứ yếu trong các doanh nghiệp - nơi hầu hết các nhân viên tập trung giải quyết công việc tại văn phòng, lúc này làm việc tại nhà thường được coi là "lười biếng". Chỉ đến bây giờ khi Covid-19 bùng phát, hầu hết nhân viên trên toàn thế giới đều bị buộc phải làm việc ở nhà, quan niệm trên mới được xóa bỏ hoàn toàn. 

Đột nhiên, làm việc tại nhà là lựa chọn đầu tiên và duy nhất nếu doanh nghiệp muốn tồn tại. Tất cả nhân viên đều làm việc thông qua các video team call, hợp tác với các thành viên khác trong nhóm bằng đám mây, họ học cách phân phối và cân bằng thời gian dành cho công việc và cuộc sống sinh hoạt sao cho hiệu quả.

Chính Thủ tướng Anh - người hiện đang tự cách ly do dương tính với COVID-19, cũng đã chia sẻ rằng ông đang làm chủ công việc của mình rất tốt "nhờ vào công nghệ hiện đại", work from home chính là xu hướng. Hàng triệu người trên thế giới đang hình thành thói quen làm việc bằng Microsoft Teams, trao đổi công việc, nhắn tin trên Slack hoặc tham gia các web conference calls trên Zoom và Google Hangouts. Công việc diễn ra rất hiệu quả và các thói quen này chắc chắn sẽ tồn tại suốt về sau này khi dịch bệnh qua đi bởi sự tiện ích mà chúng đem lại.

2. "Ảo hóa" các hội nghị và cuộc họp

Các hội nghị ảo đã được tổ chức từ giữa những năm 2000, nhưng công nghệ này có vẻ như không hề gây được sự chú ý. Doanh nghiệp không có động lực và lý do để đầu tư vào một giải pháp ảo trong khi mọi người vẫn sẵn sàng bỏ chi phí cho việc tổ chức và đi lại để tham gia các cuộc triển lãm thương mại truyền thống hoặc hội nghị các nhà cung cấp. 

Đột nhiên chỉ vì Covid-19, các sự kiện ảo bỗng trở thành tâm điểm, mọi hoạt động liên quan đến đi chuyên, du lịch và tụ họp lớn nhỏ đột ngột bị hủy bỏ. Tất cả các sự kiện được lên kế hoạch từ đầu tháng 3 trở về, hoặc là bị hoãn, hoặc là chuyển sang hình thức trực tuyến.

Phải đến tận bây giờ các hội nghị ảo mới được chú ý. Giờ đây, mọi người đều có động lực to lớn để tổ chức thành công cho các sự kiện ảo, đơn giản là bởi vì không có sự thay thế nào cả. Lĩnh vực này cuối cùng cũng được nhìn nhận và được dành tài nguyên. Trong tương lai, chất lượng của các sự kiện trực tuyến sẽ nhanh chóng phát triển, mở ra một thời đại của các hội nghị và cuộc họp ảo cũng bởi tính thuận tiện và nhanh chóng của chúng.

Hội nghỉ ảo sẽ hơi khác so với việc chuyển sang hình thức làm việc từ xa, bởi các công cụ phục vụ cho làm việc từ xa đã được hoàn thiện và không ngừng phát triển từ rất lâu trước đây. Các sự kiện ảo đang ở giai đoạn sớm hơn nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không thể đạt được tiến bộ lớn trong vài tháng tới.

Khi ngày càng có nhiều hội nghỉ ảo được tổ chức thành công và tạo ra được những trải nghiệm không khác gì khi tham gia một sự kiện vật lý thông thường, với khoản chi phí khiêm tốn, ít rắc rối trong khâu tổ chức, thì không có lý do gì doanh nghiệp không lựa chọn "ảo" thay cho những hội nghị truyền thống phức tạp cả? Thế giới kinh doanh sẽ áp dụng mạnh mẽ các sự kiện ảo trong vài tháng tới và các sự kiện ảo này sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của các chương trình và hội nghị thương mại truyền thống cũ trước đây.

3. Giáo dục theo yêu cầu (on-demand)

Hình thức làm việc từ xa trước đây đã bị kìm hãm bởi sự ngại thay đổi cũng như thói quen cố hữu của doanh nghiệp, thì giờ đây khi bị Covid-19 cho một "đòn giáng mạnh mẽ", doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi sang hình thức làm việc này.

Điều tương tự cũng đang xảy ra với ngành giáo dục. Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng mạnh của các nhà cung cấp khóa học trực tuyến (MOOC) như Coursera, Khan Academy và Udacity. 

Một khi xu hướng làm việc ở nhà trở thành chủ đạo, thì việc học ở nhà cũng sẽ trở thành xu hướng phổ biến trong tương lai. Trên thực tế hiện nay các trường học và cao đẳng trên toàn thế giới đã đóng cửa vì đại dịch và chuyển sang dạy và học trong các lớp học trực tuyến. Đây sẽ là nền tảng phát triển cho các lớp học trực tuyến trong tương lai được áp dụng cả với các hình thức đào tạo giáo dục chính quy khi dịch bệnh kết thúc bởi các lợi ích mà lớp học truyền thống không có được.

5. Dự án CNTT được thực hiện nhanh chóng hơn

Vào thời điểm khủng hoảng, mọi hành động của doanh nghiệp đều phải nhanh chóng và quyết liệt. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp không còn dành sự ưu tiên cho các dự án CNTT mất nhiều tháng nữa, trừ khi đó là những dự án mang tính sống còn. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo CNTT đang đặt các mốc thời gian ngắn hơn. Ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng triển khai lại các nguồn lực cho các nhu cầu trước mắt càng nhanh càng tốt, trong vài ngày hoặc vài tuần, ví dụ như các công cụ để hỗ trợ những người làm việc tại nhà, đẩy nhanh việc thu thập và phân tích thông tin để vượt qua những khó khăn trong kinh doanh hoặc chuyển sang các giải pháp thay thế khác có chi phí thấp hơn...

Về mặt công nghệ, doanh nghiệp nên chuyển hướng sang  sư dụng các ứng dụng SaaS có thể được triển khai nhanh chóng với độ sẵn sàng cao, các application development toolkit nhanh hoặc các công cụ low-code/no-code để có thể áp dụng ngay lập tức trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp đồng thời cần triển khai các ứng dụng này trên nền tảng public cloud hoặc serverless infrastructure.

Một số công cụ giúp thực hiện công việc chỉ trong tích tắc có thể kể tới như Zoom, Teams hoặc Hangout nếu bạn đang sử dụng Office 365 hoặc G Suite rồi.

Thế giới đã dự đoán phải sau 8-12 tuần tới chúng ta mới bước qua ra khỏi đỉnh của cuộc khủng hoảng COVID-19, lúc đó các doanh nghiệp mới có cơ hội để bắt đầu hoạt động trở lại. Cho đến thời điểm đó, các doanh nghiệp vẫn đang lao đao bởi sự gián đoạn kinh doanh do covid-19 gây ra. Trong giai đoạn này doanh nghiệp hãy cố gắng hoàn thành những dự án mang lại lợi ích khi dịch bệnh kết thúc và DN hoạt động trở lại.

Đây là giai đoạn hợp lý để phát triển nhiều ứng dụng SaaS, công cụ RAD mới để theo dõi nhanh một số công việc hoặc triển khai các kết nối qua API để thay thế một số middleware mỏng manh hiện tại. Nếu DN bị downtime toàn bộ do ngừng hoạt động trong thời gian nghỉ dịch, thì cũng nên biến nó thành cơ hội để sửa chữa những sự cố mà trước đây DN không thể downtime để khắc phục.

Có lẽ đây là lúc để development team học một số kỹ năng mới, áp dụng một số công cụ mới hoặc sắp xếp lại cấu trúc nhóm nhằm nâng cao hiệu suất làm việc và tăng khả năng chống đỡ đối với những sự cố, tình huống bất ngờ trong DN. Hoặc tận dụng cơ hội để khắc phục một số khó khăn trong việc hợp nhất dữ liệu đang gặp phải trong quá trình kết nối các quy trình công việc hoặc xây dựng dashboard và hệ thống báo cáo được chính xác, cập nhật và linh hoạt hơn.

Thường thì trước đây các dự án này luôn bị giới hạn bởi các dự án khác cấp bách hơn. Đột nhiên, hoàn cảnh ngừng trệ do covid-19 gây ra này bỗng dưng đưa chúng thành những dự án được ưu tiên hàng đầu và được thực hiện ngay lập tức.

6. Doanh nghiệp cần phải đồng hành cùng với khách hàng

Một trong những xu hướng chính hiện nay đó là xây dựng trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được kết nối bắt nguồn từ SaaS và cloud. Có thể gọi đây là Hiệu ứng XaaS, bởi SaaS được áp dụng cho mọi ngành công nghiệp, nói cách khác là Everything-as-a-Service (XaaS). Các nhà cung cấp SaaS thường gắn bó với khách hàng trong thời gian khá dài, các nhà cung cấp này theo dõi quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó tiến hành cải tiến liên tục để mang chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng cần phải tìm hiểu những yếu tố sau để làm hài lòng khách hàng bên cạnh việc cải thiện chất lượng, ví dụ như:

Engage (Kết nối) - Tìm hiểu xem thành công đối với khách hàng là gì.

Monitor (Giám sát) - Đo lường xem trải nghiệm của khách hàng như thế nào.

Improve (Cải thiện) - Tìm cách giúp khách hàng thành công hơn nữa với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là một sự chuyển đổi lớn từ mô hình bán hàng cũ không có sự kết nối với khách hàng sang mô hình chú trọng tới dịch vụ khách hàng hơn, dịch vụ khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng. Điều này đòi hỏi sự hợp tác liên kết giữa các tổ chức với nhau và sự phát triển của các nhóm làm việc đa chức năng.

Đối mặt với đại dịch coronavirus, đột nhiên nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi hẳn chỉ trong vài tuần. Doanh nghiệp nên phối hợp với khách hàng để giúp họ tiết kiệm chi phí và giảm thiểu việc phải sa thải nhân viên, giúp họ tạo ra những sản phẩm để đối phó với khó khăn mùa dịch. DN cần có khả năng lắng nghe khách hàng, từ đó hiểu nhu cầu và nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu đó, ví dụ như khách hàng có nhu cầu làm việc từ xa, DN hoàn toàn có thể cung cấp các ứng dụng làm việc từ xa cho khách hàng ngay lập tức.

Thế giới đã thay đổi trong một vài tuần ngắn ngủi và tạo ra khá nhiều xu hướng mới kể trên - đây là thời điểm doanh nghiệp phải nắm lấy công nghệ nếu không muốn tụt lại phía sau khi cơn bão covid-19 đi qua.

Nguồn: Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tối ưu nền tảng giải trí trực tuyến - Cơ hội tăng lượng truy cập giữa cuộc khủng hoảng Covid-19

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

SHARE