Hub là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Hub với Switch

1361
02-11-2020
Hub là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Hub với Switch

Hub và Switch có thể kết nối tất cả các thiết bị mạng sau đó tiếp nhận và xử lý các gói dữ liệu bằng cách khuếch đại tín hiệu và truyền tới các cổng khác, để các thiết bị kết nối tới đều có thể sử dụng. Vậy sự khác nhau của Hub và Switch là gì? Bizfly Cloud  sẽ phân biệt qua bài viết dưới đây.

Hub là gì? 

Hub là một thiết bị mạng cơ bản được sử dụng để kết nối nhiều máy tính hay thiết bị điện tử khác nhau trong cùng mạng LAN. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng, đóng vai trò như một trung tâm kết nối. Khi dữ liệu được chuyển đến một cổng thì hub sẽ sao chép và chuyển đến các cổng khác. Do hub không phân biệt nhiệm vụ đến từ cổng nào nên dữ liệu được chuyển đồng thời đến tất cả.

Hub để kết nối nhiều máy tính hay thiết bị điện tử khác nhau trong cùng mạng LAN

Hub để kết nối nhiều máy tính hay thiết bị điện tử khác nhau trong cùng mạng LAN

Các loại Hub phổ biến

Dựa theo tính năng của mỗi dòng mà hub được chia thành 3 loại:

1. Passive Hub

Passive hub hoạt động khá thụ động, và không cải thiện hiệu suất truyền mạng. Nó đơn giản chỉ nhận dữ liệu trên một cổng và sau đó phát tới tất cả các cổng.

2. Active Hub

Active hub có thêm một số tính năng nâng cấp so với passive hub. Nó có thể giám sát dữ liệu được gửi đến thiết bị kết nối nào. Nhờ sử dụng công nghệ store (store technology) để kiểm tra dữ liệu trước khi gửi đi và đánh giá gói tin nào cần được ưu tiên chuyển trước.

Active hub có thể tùy chọn để sửa chữa các gói tin lỗi hay điều hướng/phân phối gói tin còn lại. Nếu một cổng nhận được tín hiệu yếu nhưng vẫn đọc được thì active hub sẽ khuếch đại tín hiệu và cho phép tín hiệu ra các cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Nếu có bất cứ thiết bị kết nội mạng nào bị lỗi, nó sẽ tăng tín hiệu cho các thiết bị khác trong cùng mạng.

3. Smart hub

Smart hub có nhiều ưu việt hơn so với passive hub và active hub. Ngoài các chức năng tương tự hai loại trên, smart hub có thêm chip điều khiển cho phép tự động phát hiện, chẩn đoán lỗi trên các thiết bị vật lý. Nhờ đó, nó cũng giúp rà soát các thiết bị nào trong mạng hoạt động kém.

Các loại Hub phổ biến

Đặc điểm và vai trò quan trọng của Hub

1. Đặc điểm nổi bật của Hub

  • Nó hoạt động với băng thông chia sẻ và phát sóng
  • Nó có 1 miền quảng bá và 1 miền xung đột
  • Hoạt động ở lớp vật lý của mô hình OSI
  • Không thể tạo mạng LAN ảo bằng hub
  • Cung cấp hỗ trợ cho chế độ truyền dẫn bán song công (half-duplex transmission)
  • Một hub chỉ có một miền phát sóng duy nhất
  • Không hỗ trợ Spanning Tree Protocol (STP)
  • Xung đột gói phần lớn xảy ra bên trong một hub

2. Vai trò Hub

Hub có vai trò kết nối nhiều thiết bị mạng máy tính với nhau. Hub cũng hoạt động như một repeater trong đó nó khuếch đại các tín hiệu bị suy giảm sau khi di chuyển một quãng đường dài qua cáp kết nối. Hub là thiết bị đơn giản nhất trong các thiết bị kết nối mạng vì nó kết nối các thành phần mạng LAN với các giao thức giống hệt nhau.

Hub có thể được sử dụng với cả dữ liệu kỹ thuật số và dữ liệu analog, miễn là cài đặt của nó đã được định cấu hình để chuẩn bị cho việc định dạng dữ liệu đến. Ví dụ, nếu dữ liệu đến ở định dạng kỹ thuật số, Hub phải chuyển nó dưới dạng gói; tuy nhiên, nếu dữ liệu đến là analog, Hub sẽ chuyển nó ở dạng tín hiệu.

Ưu, nhược điểm của Hub là gì? 

1. Ưu điểm của Hub

  • Dễ dàng cài đặt
  • Nó cung cấp hỗ trợ cho các loại Network Media khác nhau.
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí hơn Switch
  • Nó có thể dễ dàng kết nối nhiều loại phương tiện khác nhau.
  • Thiết bị hub không ảnh hưởng đến hiệu suất mạng.
  • Hub có thể mở rộng tổng khoảng cách của mạng.

2. Nhược điểm của Hub

  • Hub không có khả năng chọn đường dẫn tốt nhất của mạng.
  • Nó không bao gồm các cơ chế như phát hiện va chạm.
  • Hub không hoạt động ở chế độ song công và không thể được chia thành Segment.
  • Nó không thể làm giảm lưu lượng mạng.
  • Hub không có bất kỳ bộ nhớ lưu trữ nào
  • Nó không cung cấp bảo mật dữ liệu
  • Hub không thể lọc thông tin để gửi dữ liệu đến tất cả các thiết bị được liên kết.
  • Nó không có khả năng kết nối các kiến trúc mạng khác nhau như ring, token, ethernet, v.v.
  • Hub không thể cung cấp băng thông dành riêng cho từng thiết bị mà phải chia sẻ chúng. Vì vậy, nó sẽ bị lãng phí băng thông nhiều hơn.

Lợi ích của việc sử dụng Hub 

  • Hỗ trợ số lượng lớn quyền truy cập nhất quán vào nhiều loại thiết bị
  • Giữ an toàn cho thiết bị và máy tính
  • Giúp cải thiện hiệu suất mạng, tốc độ dẫn truyền nhanh
  • Giúp quản lý lượng dữ liệu hoặc thiết bị dễ dàng, có thể kết nối hoặc gỡ kết nối nhiều thiết bị mà không cần cài đặt hệ thống hoặc phần mềm riêng biệt
  • Hub phát hiện các vấn đề quan trọng, các xung đột lớn và va chạm gián đoạn xảy ra giữa các cổng hoặc thiết bị. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, nó sẽ ngắt dòng tín hiệu và ngăn phần bị hỏng khỏi phần còn lại của thiết bị.

Ứng dụng của Hub

  • Hub được sử dụng để tạo các mạng gia đình nhỏ.
  • Hub được sử dụng để giám sát mạng.
  • Hub cũng được sử dụng trong các tổ chức để cung cấp kết nối.
  • Hub có thể được sử dụng để tạo ra một thiết bị có sẵn ngoài mạng.

So sánh Hub với Switch

Switch còn được biết đến với cái tên quen thuộc khác là bộ chuyển mạch, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống mạng, được dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao và hoạt động như một Bridge nhiều cổng.

Cùng đóng vai trò thiết bị kết nối mạng trong cùng một hệ thống có nhiều thiết bị sử dụng mạng, nhưng về cơ chế hoạt động và tính năng vai trò của Hub Switch khác nhau.

Điểm giống nhau giữa Hub và Switch

  • Đảm nhiệm chức năng kết nối nhiều máy tính, thiết bị điện tử trong cùng mạng với nhau.
  • Khuếch đại tín hiệu và phân phối gói tin đến các cổng

Điểm khác nhau giữa Hub và Switch

Cùng xem xét điểm khác nhau chi tiết giữa Hub và Switch trong bảng dưới đây:

Tiêu chí


Hub (bộ chia mạng)


Switch (Thiết bị chuyển mạch)


Cách chuyển dữ liệu


Dữ liệu đi vào từ một cổng thì Hub sẽ sao chép và phân tán ra các cổng còn lại


Dữ liệu đi vào, switch sẽ phân tích và xác định nguồn và đích đến để quản trình chuyển tin được chính xác


Cơ chế hoạt động


Hub chạy chế độ half duplex, tức trong một thời điểm chỉ truyền hoặc nhận dữ liệu.


Với cơ chế full duplex cho phép có thể vừa truyền và vừa nhận dữ liệu cùng một lúc


Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: hub
SHARE