3 Xu hướng eLearning hàng đầu dành cho các chuyên gia giáo dục năm 2023

2381
17-10-2023
3 Xu hướng eLearning hàng đầu dành cho các chuyên gia giáo dục năm 2023

Trong một thế giới mà các công nghệ giáo dục đang phát triển nhanh chóng, các xu hướng eLearning đang dần định hình lại cách chúng ta tiếp cận việc dạy và học. Khi chúng ta đã đi qua được một nửa chặng đường của năm 2023, hãy cùng điểm lại một số xu hướng chính nổi bật, đầy hứa hẹn có thể sẽ thay đổi cục diện công nghệ giáo dục cho các năm sắp tới. Các xu hướng bao gồm thứ nhất là trải nghiệm nhập vai cùng công nghệ Thực tế tăng cường (Augmented Reality), thực tế ảo (Virtual Reality) mang lại, cho đến sự tiện lợi và linh hoạt của việc đẩy mạnh việc học trên thiết bị di động. Xu hướng thứ hai là áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được thiết lập để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp chúng phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân, trong khi đó xu hướng thứ ba là áp dụng Micro-learning sẽ đáp ứng mong muốn của người học hiện nay về các nội dung học tập ngắn gọn và dễ tiếp thu.

Các xu hướng elearning trên, kết hợp với công nghệ phân tích dữ liệu, các phương pháp đánh giá hiệu quả học tập và mô hình học tập dựa trên các trò chơi đang đại diện cho sự thay đổi trong ngành công nghiệp eLearning, những thay đổi này hướng tới việc tạo ra trải nghiệm học tập hấp dẫn, hiệu quả, và cá nhân hóa cho người học.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những xu hướng e Learning mới, khám phá ý nghĩa của chúng đối với ngành giáo dục và cách các nền tảng học tập trực tuyến LMS như Moodle đang dẫn đầu trong các xu hướng Learning này.

Tích hợp AR, VR và học tập trên thiết bị di động

Các công nghệ tương tác như Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) có thể mang đến trải nghiệm học tập sâu sắc cho sinh viên và giúp họ hiểu rõ hơn các khái niệm phức tạp. VR giúp người học hoàn toàn đắm chìm trong môi trường mô phỏng khi kết hợp cùng các thiết bị tai nghe, trong khi AR bao phủ thông tin kỹ thuật số một cách liền mạch vào thế giới thực. Cả hai công nghệ đều có thể được triển khai trực tuyến và trong các lớp học trực tiếp một cách sáng tạo cho các nhu cầu học tập khác nhau, ví dụ như công nghệ thực tế tăng cương có thể được sử dụng để tạo ra các bản thiết kế mô phỏng cho các ý tưởng và công nghệ thực tế ảo có thể giúp bạn thực hiện các chuyến du hành lên bề mặt của mặt trăng.

Các nhà giáo dục có thể khai thác những tiềm năng của AR, VR qua các công cụ đã được chứng nhận bởi Moodle như Near-Life để tạo ra các kịch bản học tập thực tế ảo nhập vai. Near-Life không chỉ tạo điều kiện cho các chuyên gia giáo dục xây dựng các trò chơi học tập mà còn có thể xây dựng các câu đố và duy trì sự tham gia của người học thông qua các cơ chế tính điểm học tập đa dạng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia giáo dục có thể tăng cường áp dụng các công nghệ tương tác bằng các Plugin của Moodle như WaveFront Renderer, đây là plugin cung cấp cho sinh viên khả năng trực quan hóa mô hình 3D trong môi trường thế giới thực thông qua điện thoại thông minh mà không cần thêm các thiết bị hỗ trợ. Bằng cách tận dụng các tính năng nâng cao của Plugin này, cả người học và cơ quan đều có thể khám phá các khía cạnh mới về khả năng của Moodle và làm cho quá trình học tập Elearning trở nên thú vị hơn.

3 Xu hướng eLearning hàng đầu dành cho các chuyên gia giáo dục năm 2023 - Ảnh 1.

Quá trình học tập trở nên thú vị hơn nhờ việc tăng cường áp dụng các công nghệ tương tác

Một khía cạnh khác đáng kể hơn là nhu cầu học tập được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Theo các nhà phân tích, thị trường học tập trên thiết bị di động dự kiến sẽ tăng vọt lên mức ấn tượng 388 tỷ USD vào năm 2030. Học tập trên thiết bị di động cho phép người học có thể linh hoạt truy cập nội dung từ bất kỳ vị trí nào. Điều quan trọng đối với các nhà giáo dục là đảm bảo rằng các tài nguyên giáo dục trong Hệ thống quản lý học tập (LMS) của họ đều có thể truy cập và tương thích với các thiết bị di động. Bước này rất cần thiết trong việc cung cấp trải nghiệm học tập kết hợp liền mạch và hiệu quả.

Chính vì việc người học cần được cung cấp trải nghiệm liền mạch và hiệu quả, ứng dụng Moodle cho thiết bị di động sẽ phát huy tác dụng và mang lại rất nhiều lợi ích. Với ứng dụng Moodle, người học có thể linh hoạt truy cập các khóa học của họ khi không có kết nối internet hay kết nối của họ không ổn định. Ứng dụng được tối ưu hóa cho các thiết bị di động tạo ra một trải nghiệm người dùng mượt mà, trực quan và năng động. Ứng dụng cũng cho phép người học kết nối với bạn cùng lớp một cách nhanh chóng qua các tính năng thảo luận. Ứng dụng Moodle cho phép người học gửi bài tập bằng cách tải lên trực tiếp từ thiết bị di động bao gồm các hình ảnh, video, hoặc các file tài liệu khác. Người học cũng có thể cập nhật các yêu cầu của khóa học thông qua các tính năng thông báo và chủ động theo dõi tiến trình học, xem điểm số và theo dõi việc hoàn thành khóa học. Ứng dụng Moodle thực sự gói gọn bản chất của việc học tập trên thiết bị di động, giúp cho giáo dục trở nên linh hoạt và dễ tiếp cận hơn.

Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tăng trải nghiệm học tập

Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ vượt trội, sở hữu khả năng thiết lập các mối quan hệ phức tạp giữa lượng dữ liệu khổng lồ hiện nay. Hiện nay hàng loạt các công cụ AI được thiết kế để xử lý các tác vụ do con người đang thực hiện theo cách truyền thống và giáo dục trực tuyến cũng không ngoại lệ.

Tất cả chúng ta đều thích học theo nhiều cách khác nhau. Thông qua việc tạo điều kiện cho việc học tập được cá nhân hóa, AI có khả năng giúp nhiều học sinh xuất sắc hơn trong học tập đồng thời nâng cao hiệu quả cho các chuyên gia, nhà giáo dục. Chẳng hạn, Hệ thống quản lý học tập (LMS) tích hợp giải pháp AI có thể giám sát mức độ tương tác của người học với nội dung khóa học và cung cấp các đề xuất và giao tiếp theo thời gian thực phù hợp. Học tập được cá nhân hóa có thể giúp người học cảm thấy được trao quyền và kiểm soát việc học của họ.

Các hệ thống AI hỗ trợ hiệu quả cho các chuyên gia elearning và các nhà giáo dục bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ thông thường và đưa ra các đánh giá thích ứng cho người học. Hơn nữa, AI có khả năng sàng lọc lượng dữ liệu giáo dục khổng lồ, cung cấp những hiểu biết thực tế cho các tổ chức giáo dục và giáo viên. Nó có khả năng phân biệt các mô hình, xu hướng và mối quan hệ trong hoạt động, sự tham gia và hành động của học sinh. Những hiểu biết sâu sắc dựa trên dữ liệu này hỗ trợ các nhà giáo dục và quản trị viên đưa ra các quyết định sáng suốt để điều chỉnh các chiến lược giảng dạy của họ và nâng cao kết quả học tập.

Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc kết hợp AI vào các nền tảng học tập đã tăng cường sự tham gia của sinh viên, cải thiện hiệu suất học tập hợp tác và khiến sinh viên hài lòng hơn với eLearning.

Áp dụng mô hình học tập Microlearning

Microlearning là một cách tiếp cận mới đối với giáo dục trực tuyến nhằm mục đích giảm sự mệt mỏi, quá tải nhận thức và rút ngắn khoảng thời gian chú ý của người học trên môi trường elearning. Xu hướng này liên quan đến việc cung cấp thông tin bài học ngắn gọn và dễ hiểu thông qua các video ngắn, trò chơi, hình ảnh, câu đố, bài kiểm tra và thông tin được mô hình hóa, đồ họa hấp dẫn mà người học có thể truy cập một cách thuận tiện.

3 Xu hướng eLearning hàng đầu dành cho các chuyên gia giáo dục năm 2023 - Ảnh 2.

Mô hình học tập giúp người học dễ dàng truy cập

Theo Education Corner trong số các sinh viên được khảo sát, 94% thích học microlearning hơn học tập truyền thống. Hơn nữa, những sinh viên đánh giá microlearning hiệu quả hơn 17% trong việc áp dụng kiến thức vào các hoàn cảnh khác nhau.

Microlearning mang lại một số lợi ích chính cho cả người học và tổ chức, bao gồm:

Tăng tốc phát triển và phân phối khóa học: Trong cuốn sách '3-Minute e-Learning' chuyên gia giáo dục Ray Jimenez nhấn mạnh rằng microlearning có thể giảm tới 50% chi phí phát triển tổ chức, đồng thời lại có khả năng tăng tốc độ truyền tải lên 300% một cách ấn tượng!

Tăng cường sự tham gia của người học: Tính đến năm 2023, khoảng chú ý của một người trung bình là khoảng 47 giây. Do đó, nội dung ngắn hơn có thể hiệu quả hơn bài học eLearning dài, truyền thống trong việc duy trì sự quan tâm và tương các của người học.

Dễ dàng cập nhật và sửa đổi nội dung: Khi nội dung được phân đoạn thành các bài học có kích thước ngắn gọn, việc sửa đổi các nội dung sẽ trở thành một quy trình đơn giản dễ dàng cho giáo viên.

Thuận tiện và khả năng truy cập: Nội dung học microlearning nhanh chóng và dễ sử dụng vì mỗi phần không yêu cầu dành nhiều thời gian đáng kể cho bài học. Điều này giúp người học tương tác với tài liệu dễ dàng hơn trong khi đi làm, ở nhà hoặc trên điện thoại của họ đó là thêm một điều tiện lợi của elearning.

Tổng hợp lại học theo microlearning không cần nhiều thời gian để cung cấp thông tin hiệu quả, giải phóng tinh thần của người học để có trải nghiệm học tập hấp dẫn hơn.

Như đã trình bày trong bài viết trước đó của các chuyên gia cao cấp về Moodle. Moodle LMS là một hệ thống lý tưởng cho phát triển các nội dung microlearning mà người dùng cần. Người dùng có thể truy cập ngày, đêm từ bất kỳ các thiết bị có kết nối internet. Đối với các nhà giáo dục, Moodle là một nền tảng hỗ trợ việc tạo, xuất bản và chia sẻ nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi xây dựng một nội dung microlearning dựa trên học liệu văn bản, chuyên gia giáo dục có thể tập trung vào việc tạo tài liệu ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Hình ảnh và nội dung video chất lượng, được tạo và chỉnh sửa ngoại tuyến có thể được tích hợp mượt mà để làm rõ và nâng cao tài liệu học tập.

Ngoài ra, Moodle là công cụ mà các nhà giáo dục sử dụng để hỗ trợ người học tương tác và phản hồi tức thì. Moodle có các công cụ giúp cho các chuyên gia giáo dục triển khai học microlearning thành công với các công cụ Quizzes và H5P giúp cho giáo viên có thể đánh giá mức độ tiếp thu của người học nhanh nhất.

Moodle hỗ trợ các hoạt động học tập được xây dựng dưới dạng trò chơi (gamification), các hoạt động này giúp thúc đẩy hoạt động học tập tương tác và lưu giữ thông tin tốt hơn. Thông qua công cụ forums, các nhà giáo dục có thể thúc đẩy hoạt động thảo luận và trao đổi trong lớp học.

Với các tính năng hạn chế truy cập và xác nhận hoàn thành hoạt động của Moodle, giáo viên có thể xây dựng các lộ trình học tập có điều kiện, nơi người học có thể định hướng tiến trình học tập của chính họ hoặc được hướng dẫn trong khi vẫn duy trì tư duy độc lập.

Cuối cùng, các báo cáo mạnh mẽ và đa dạng của Moodle cho phép các nhà giáo dục đánh giá hiệu quả của hoạt động học tập microlearning, mang lại sự cải tiến liên tục cho việc học tập của người dùng.

Để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tính năng của sản phẩm Bizfly Cloud LMS cho các hoạt động học tập hay để tìm một giải pháp áp dụng cho các mô hình học tập mới đồng thời nhận các ưu đãi hấp dẫn của Bizfly Cloud, quý đơn vị, thầy cô, các chuyên gia giáo dục vui lòng  đăng ký ngay tại: https://bizflycloud.vn/lms

Kết luận

Vào năm 2023, các nhà giáo dục, cơ quan, tổ chức cần nắm bắt các công nghệ mới, ưu tiên trải nghiệm học tập trên thiết bị di động, khám phá tiềm năng của hoạt động học tập được cá nhân hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo và giới thiệu mô hình học tập Microlearning để bắt kịp các xu hướng mới nhất. Việc chọn một hệ thống quản lý học tập linh hoạt và dễ thích ứng như Moodle có thể giúp đơn vị của bạn đi đầu trong việc áp dụng các tính năng đổi mới đáp ứng nhu cầu của người học một cách hiệu quả hơn.

SHARE