10 cách để "xoay chuyển tình thế" khi lưu lượng truy cập website tụt dốc không phanh

1687
17-10-2020
10 cách để "xoay chuyển tình thế" khi lưu lượng truy cập website tụt dốc không phanh

TheoBizfly Cloud tìm hiểu mọi trang web đều từng phải đối mặt với tình trạng lưu lượng truy cập (traffic) biến thiên theo thời gian, tăng giảm bất thường. Khi thấy lưu lượng giảm đáng kể, có lẽ phản ứng đầu tiên của bạn là "đổ lỗi" cho thay đổi mới cập nhật trên trang. Nhưng không hẳn như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến traffic web của bạn giảm.

Trước hết, hãy đảm bảo rằng việc kiểm tra lưu lượng truy cập web được đánh giá sau một ngày. Để có sự đánh giá khách quan và đúng nhất, hãy xét số liệu cập nhật đến ngày hôm qua bởi tất cả lưu lượng truy cập trong ngày đều chưa đến đầy đủ.

Tiếp theo, kiểm tra với IT về vấn đề kỹ thuật. Nếu trang web gặp các sự cố dẫn đến tải chậm hoặc người dùng không truy cập vào được, thì cũng khiến traffic giảm. Hoặc, nếu bạn hay admin lỡ tay xóa mã theo dõi của mình thì báo cáo cũng sẽ không ghi nhận thêm bất cứ lượt truy cập nào.

Cuối cùng, hãy kiểm tra tin tức xem ngày hôm đó có sự cố mất điện diện rộng, ngày lễ hoặc vấn đề nào đó có thể liên quan đến sự sụt giảm không? Nếu sau khi bạn đã xác nhận và chắc chắn sự sụt giảm này không bắt nguồn từ các vấn đề kỹ thuật hoặc khách quan, thì hãy chuyển sang chiến lược tăng lưu lượng truy cập web bằng các bước sau.

Hãy kiểm tra website có bị penalty không?

Nếu website của bạn bị Google Penalty thì traffic cũng giảm ngay lập tức do bị ảnh hưởng hoặc tụt thứ hạng. Để kiểm tra và xác nhận xem trang web có bị phạt bởi Google không thì check thông báo trên Google Search Console.

luu-luong-truy-cap 2

Website của bạn bị Google Penalty

Nếu bạn nhận được thông báo này, thì Google đã phát hiện website sử dụng chiến thuật "black hat" hoặc nội dung spam hoặc đạo văn. Team SEO mà bạn đang hợp tác đang hoạt động không hiệu quả, bạn phải thay đổi ngay để loại bỏ hình phạt này từ Google và lấy lại lưu lượng truy cập của mình.

So sánh các nguồn traffic

Nó sẽ có ích trong việc đánh giá và xác định nguyên nhân khiến traffic web giảm. Nếu đó là lượng traffic trả phí thì hãy cân nhắc xem bạn có đang ngừng chạy chiến dịch quảng cáo nào hay không.

Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh lưu lượng truy cập có thương hiệu và không có thương hiệu. Traffic có thương hiệu là lưu lượng từ những người truy cập trực tiếp vào trang web mà không qua một liên kết được đề xuất nào trước đó. Họ có thể  đã biết đến thương hiệu của công ty và chủ động tìm kiếm tên công ty trên Google. Nếu chỉ số này giảm, có thể do PR hiện không hiệu quả.

Quảng cáo của bạn đang bị tạm dừng

Một khả năng khác khiến traffic giảm là do các chiến dịch quảng cáo đang bị tắt. Ở một mức độ nào đó thì chúng ta hy vọng nguyên nhân nên đến từ đây. Vì ít nhất, chỉ cần bật lại các chiến dịch quảng cáo thì traffic sẽ cải thiện trở lại. Nhưng vẫn phải chấp nhận rằng, đầu tư cho truy cập trả phí có thể làm giảm truy cập tự nhiên, nhưng nó sẽ tăng lưu lượng truy cập tổng thể cho web.

Bạn bị mất backlink

Nếu số lượng referral traffic (truy cập web của bạn từ các website khác) sụt giảm thì đến lúc cần xem xét các backlink. Dấu hiệu có thể thấy là tình trạng giảm traffic của một số trang (page) và bị mất liên kết ngược (backlink).

luu-luong-truy-cap 3

Bạn bị mất backlink

Làm cách nào để khôi phục các liên kết này? Bạn cần email tới những người phụ trách đi link trên các site và kiểm tra tình trạng. Có thể nội dung cần được làm mới hoặc đối thủ cạnh tranh đã giành được vị trí đặt link đó. Và cũng có thể, bài viết được dùng để gắn backlink đã bị xóa.

Những backlink có đảm bảo chất lượng không?

Không phải tất cả các backlink đều tốt. Nếu nội dung của bạn được liên kết với một trang web bị đánh giá thấp hoặc spam, Google cho rằng website của bạn đang dùng chiến thuật blackhat. Từ đó, cũng giảm thứ hạng hiển thị của website.

Có thể, các liên kết đều sử dụng cùng một anchor text hoặc một anchor text không cùng ngôn ngữ trang web của bạn. Cho dù bạn đã từng sử dụng các thủ thuật này hay không, nhưng hiện tại bạn cần yêu cầu chủ sở hữu trang web xóa liên kết. Nếu không domain và traffic của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng.

Kiểm tra thứ hạng cạnh tranh

Bạn có đang mất thứ hạng vào tay đối thủ của mình không? Có thể bạn vẫn chưa mất, nhưng đối thủ của bạn đang tạo ra một nội dung mới, hấp dẫn hơn và mang lại nhiều giá trị hơn so với nội dung của bạn và nó đang hút traffic từ trang của bạn.

Nếu vậy, bạn có hai lựa chọn. Đổi mới chiến lược từ khóa mà đối thủ chưa đầu tư hoặc là cạnh tranh trực tiếp với họ. Điều này phụ thuộc vào đối thủ của bạn là ai và nguồn lực bạn có để triển khai.

Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm

Nếu bạn để mất vị trí hiển thị vào tay đối thủ hoặc chỉ thấy lưu lượng truy cập tổng thể giảm thì việc tập trung đẩy thứ hạng của website lên là việc cần thiết.

Có nhiều cách để thực hiện việc này. Nhưng xu hướng mới hiện này là sử dụng nội dung video sẽ giúp thu hút người xem, qua đó cũng cải thiện SEO. Nhìn chung, bạn vẫn nên tập trung vào nội dung có giá trị cho khách hàng.

Các vấn đề về SERP

Sự thay đổi về hộp thư trả lời (Google Answer Box) mới này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm traffic. Nó cho phép người dùng không cần truy cập web để tìm câu trả lời nhưng vẫn nhận được thông tin cần thiết.

luu-luong-truy-cap 4

Nếu trang web của bạn chiếm vị trí hiển thị này rồi thì cách thu hút lượt click là thay đổi nội dung gây tò mò hoặc thích thú, kích thích người đọc truy cập vào website để xem đầy đủ bài viết. Nếu bạn không đạt được vị trí đó, bạn cần điều chỉnh nội dung của mình để tối ưu SERP hơn.

Kiểm tra loại trang và loại lưu lượng truy cập

Nếu lưu lượng truy cập trang web của bạn giảm, thì kiểm tra xem trang nào đang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó có phải là trang chủ của bạn hay trang danh mục, các bài đăng trên blog hay trang sản phẩm? Việc rà soát theo loại trang sẽ cung cấp cho bạn dữ kiện đánh giá nguyên nhân lưu lượng trang giảm và cách để thay đổi. 

Nếu traffic giảm từ trang blog thì việc đổi mới nội dung là biện pháp cấp thiết nhất. Nếu vấn đề gặp phải từ trang danh mục hoặc sản phẩm có thể là vấn đề SEO hoặc trải nghiệm người dùng chưa tốt.

Kiểm tra trải nghiệm người dùng (UX)

Việc cập nhật thiết kế website mới sẽ thay đổi trải nghiệm trên web của bạn và làm giảm lượng độc giả. Bạn cần điều chỉnh các thay đổi và tìm hiểu cách điều hướng lại trang web.

Tất nhiên, mọi thay đổi bạn thực hiện đều hướng tới mục tiêu làm cho trải nghiệm của người dùng đơn giản và tiện dụng hơn. Nếu traffic vẫn không phục hồi, có thể đã đến lúc kiểm tra xem trải nghiệm người dùng trên web có phải là nguyên nhân khiến độc giả rời bỏ trang.

luu-luong-truy-cap 5

Kiểm tra trải nghiệm người dùng (UX)

Thời gian tải trang web cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng. Nhiều khả năng người dùng thoát khỏi trang vì tải quá lâu. Đặc biệt với các trang thương mại điện tử chứa nhiều dữ liệu hình ảnh dung lượng lớn đòi hỏi băng thông và thời gian truyền tải lâu hơn website thông thường. Biện pháp được các công ty hàng đầu sử dụng là sử dụng các công nghệ hạ tầng để tối ưu tốc độ web như mạng phân phối nội dung CDN. CDN phân phối nội dung qua các máy chủ biên giúp rút ngắn khoảng cách truyền tải từ hệ thống tới thiết bị người dùng. Lúc này, CDN giải quyết được các bài toán về độ trễ tải trang, giảm tải hệ thống, tiết kiệm băng thông. Ngoài ra, dựa trên nền tảng điện toán đám mây, CDN đảm bảo bảo mật thông tin dữ liệu, phát hiện và hạn chế các cuộc tấn công DDoS.

Nói tóm lại, khi traffic trang giảm, điều quan trọng là tập trung vào các giá trị cốt lõi để xây dựng tập độc giả trung thành bằng các nội dung có giá trị và tập trung vào trải nghiệm người dùng tuyệt vời. 

Tham khảo Digitalmarketinginstitute.com

>> Có thể bạn quan tâm: 14 chiến lược Digital Marketing tối ưu cho Thương mại điện tử

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE