WEP là gì? Cách hoạt động và sự khác biệt so với WPA

2776
13-08-2024
WEP là gì? Cách hoạt động và sự khác biệt so với WPA

WEP được biết đến là giải pháp giúp bảo mật cho mạng wifi được nhiều người lựa chọn. Vậy WEP là gì, cách thực hiện hoạt động ra sao và nó có khác biệt gì so với WPA? Hãy để Bizfly Cloud giúp bạn đi tìm hiểu ngay sau đây!

WEP là gì?

WEP có tên đầy đủ là Wired Equivalent Privacy. Đây là một dạng chuẩn bảo mật được sử dụng cho mạng wifi. Nó được áp dụng dựa vào tiêu chuẩn IEEE 802.11b. WEP có mục tiêu chính là cung cấp mức độ bảo mật cho mạng không dây.

WEP là gì?

WEP là gì?

Dạng bảo mật này được ra đời vào năm 1997. Về cơ bản, WEP sử dụng các khóa mã hóa để mã hóa dữ liệu được truyền tải qua mạng không dây, từ đó ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng.

Giao thức WEP hoạt động như thế nào?

Giao thức WEP hoạt động dựa trên cơ chế mã hóa dữ liệu để bảo vệ các gói tin được truyền qua mạng không dây. WEP sử dụng thuật toán mã hóa đối xứng gọi là RC4 trong đó cùng một khóa được sử dụng cho cả việc mã hóa và giải mã dữ liệu. Dưới đây là các bước cơ bản về cách thức hoạt động của giao thức WEP:

WEP hoạt động như thế nào?

WEP hoạt động như thế nào?

Khóa mã hóa: Khi thiết lập WEP, người dùng sẽ nhập một khóa mã hóa tĩnh, thường là 64-bit hoặc 128-bit. Khóa này sau đó sẽ được chia sẻ giữa các thiết bị trong mạng để mã hóa và giải mã dữ liệu.

Mã hóa dữ liệu: Khi một gói tin được truyền đi, WEP sẽ tạo ra một khóa phiên bằng cách kết hợp khóa mã hóa tĩnh với một giá trị khởi đầu ngẫu nhiên. Giá trị IV này sẽ được gắn vào đầu gói tin trước khi gói tin được mã hóa bằng thuật toán RC4. Nhờ có giá trị IV, mỗi gói tin sẽ được mã hóa bằng một khóa khác nhau, tăng cường khả năng bảo mật.

Giải mã dữ liệu: Khi gói tin được nhận, thiết bị nhận sẽ sử dụng khóa mã hóa tĩnh và giá trị IV từ đầu gói tin để tái tạo khóa phiên, sau đó giải mã gói tin bằng thuật toán RC4.

Kiểm tra tính toàn vẹn: Sau khi giải mã, thiết bị nhận sẽ kiểm tra tính toàn vẹn của gói tin bằng cách sử dụng một mã kiểm tra đã được gắn vào gói tin ban đầu. Nếu mã kiểm tra khớp, gói tin được coi là hợp lệ; nếu không gói tin bị coi là hỏng hoặc đã bị thay đổi.

Giao thức WEP có ưu điểm nổi bật gì?

Giao thức WEP sở hữu các ưu điểm sau đây:

WEP có ưu điểm nổi bật gì?

WEP có ưu điểm nổi bật gì?

Hỗ trợ mã hóa dữ liệu

WEP có tác dụng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm khỏi sự truy cập trái phép. Nhờ có mã hóa, ngay cả khi một kẻ tấn công bắt được các gói tin, chúng cũng sẽ không thể đọc được dữ liệu bên trong mà không có khóa giải mã tương ứng. WEP cũng sử dụng thuật toán mã hóa RC4 để mã hóa dữ liệu, với sự kết hợp của khóa mã hóa tĩnh và giá trị khởi đầu.

Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu

Khi một gói tin được truyền, mã CRC sẽ được tính toán và gắn vào gói tin. Thiết bị nhận giải mã gói tin, mã CRC sẽ được tái tính toán và so sánh với mã CRC ban đầu. Nếu hai mã này khớp nhau, gói tin được coi là hợp lệ và chưa bị thay đổi trong quá trình truyền tải.

Cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn này giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự thay đổi trái phép, ví dụ như từ các cuộc tấn công chèn dữ liệu. Tuy nhiên, sau này, người ta phát hiện rằng cơ chế này không hoàn toàn hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn.

Cơ chế xác thực an toàn

WEP cung cấp hai cơ chế xác thực là xác thực mở) và xác thực chia sẻ khóa. Trong cơ chế xác thực chia sẻ khóa, trước khi một thiết bị có thể tham gia vào mạng, nó phải chứng minh rằng nó sở hữu khóa WEP bằng cách mã hóa một thử thách do thiết bị AP (Access Point) gửi đến. Nếu thiết bị mã hóa thử thách đúng cách, nó sẽ được phép tham gia vào mạng.

Những hạn chế của WEP khiến nó không còn được sử dụng

WEP còn tồn tại những hạn chế sau đây:

Tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật

Mặc dù mục đích ban đầu của WEP là bảo vệ mạng không dây khỏi sự truy cập trái phép, nhưng thiết kế của nó lại tạo ra nhiều khe hở cho các cuộc tấn công. Các lỗ hổng này bao gồm việc sử dụng khóa mã hóa cố định và dễ đoán, khiến tin tặc có thể dễ dàng phá vỡ bảo mật của mạng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Do đó, mạng sử dụng WEP có nguy cơ bị xâm nhập rất cao, đặc biệt là khi các công cụ tấn công mạng ngày càng phổ biến và dễ sử dụng.

Thuật toán lỗi thời

Thuật toán được sử dụng trong WEP đã trở nên lỗi thời và không còn đáp ứng được yêu cầu bảo mật hiện đại. RC4 đã được chứng minh là dễ bị tấn công bởi các phương pháp phân tích mã hóa, cho phép tin tặc dễ dàng giải mã dữ liệu truyền qua mạng. Do đó, việc sử dụng WEP đã trở thành một rủi ro bảo mật lớn, và không còn được coi là một giải pháp bảo mật hợp lệ cho mạng không dây hiện nay.

Không hỗ trợ xác thực từng người dùng riêng biệt

Khi một người dùng được kết nối vào mạng, họ có thể truy cập toàn bộ tài nguyên mạng mà không cần phải xác thực lại. Nó sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn, đặc biệt là trong các môi trường mạng lớn, nơi có nhiều người dùng cùng truy cập. Nếu một người dùng bị tấn công hoặc bị đánh cắp thông tin đăng nhập, toàn bộ mạng sẽ bị xâm phạm.

Tại sao ngày nay lại sử dụng WPA thay thế cho WEP?

WPA đang được thay thế cho WEP vì những lý do sau đây:

Mã hóa mạnh hơn

WPA sử dụng thuật toán Temporal Key Integrity Protocol và Advanced Encryption Standard để mã hóa dữ liệu. AES là một trong những thuật toán mã hóa mạnh nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng bảo mật từ cấp độ cá nhân đến quốc gia. Với mã hóa mạnh hơn, WPA giúp bảo vệ mạng không dây khỏi các cuộc tấn công mã hóa mà WEP dễ bị tấn công.

Quản lý khóa được cải thiện

WEP sử dụng khóa mã hóa cố định, dễ dàng bị tin tặc phát hiện và giải mã. Để khắc phục điều này, WPA giới thiệu một hệ thống quản lý khóa mã hóa được cải thiện, với khóa động thay đổi liên tục. Nó giúp giảm nguy cơ bị tấn công và tăng cường bảo mật cho mạng không dây.

Cung cấp khả năng quản lý mạng

WPA cho phép quản trị viên mạng có thể cấu hình các chính sách bảo mật, kiểm soát quyền truy cập, và theo dõi hoạt động mạng dễ dàng hơn. Nhất là trong các môi trường mạng lớn và phức tạp, nơi mà việc quản lý bảo mật cần phải được thực hiện một cách chi tiết và chặt chẽ.

Cơ chế xác thực mạnh mẽ hơn

WPA hỗ trợ Extensible Authentication Protocol – đây là một giao thức xác thực mạnh mẽ hơn so với cơ chế xác thực đơn giản của WEP. EAP cho phép xác thực từng người dùng riêng biệt, giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép và bảo vệ tài nguyên mạng tốt hơn.

Hỗ trợ mật khẩu khó hơn

WEP chỉ hỗ trợ mật khẩu đơn giản, dễ bị tấn công bằng phương pháp brute force. Trong khi đó, WPA hỗ trợ việc sử dụng mật khẩu phức tạp hơn, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công brute force hiệu quả hơn. Nó sẽ tăng cường bảo mật cho mạng không dây, đặc biệt là khi người dùng tuân thủ các nguyên tắc tạo mật khẩu mạnh.

Có nhiều phiên bản nâng cấp giao thức

WPA trở nên phổ biến là vì nó có nhiều phiên bản nâng cấp bao gồm WPA2 và WPA3. Mỗi phiên bản nâng cấp đều mang lại những cải tiến về bảo mật và hiệu suất, đáp ứng được nhu cầu bảo mật ngày càng cao của người dùng. WPA3, phiên bản mới nhất, cung cấp nhiều tính năng bảo mật tiên tiến, bao gồm việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công brute force và nâng cao bảo mật cho các mạng Wifi công cộng.

So sánh chi tiết giữa WEP và WPA

WEP là một trong những giao thức bảo mật wifi đầu tiên, được phát triển với mục tiêu bảo vệ các mạng không dây khỏi những truy cập trái phép. Giao thức này sử dụng thuật toán mã hóa RC4, với khóa mã hóa có độ dài 64-bit hoặc 128-bit. Mặc dù WEP được coi là một bước tiến lớn vào thời điểm ra mắt, nhưng sau này nó đã được chứng minh là không an toàn. Lỗ hổng trong thuật toán RC4 cùng với việc thiếu sót trong thiết kế đã khiến WEP dễ dàng bị phá vỡ bởi các công cụ tấn công hiện đại.

WPA ra đời nhằm khắc phục các vấn đề của WEP. Nó được sử dụng thuật toán mã hóa TKIP và thêm vào một số cơ chế bảo mật mới như Message Integrity Check để ngăn chặn các cuộc tấn công từ những lỗ hổng của WEP. So với WEP, WPA cung cấp mức độ bảo mật cao hơn, giúp bảo vệ dữ liệu trên các mạng không dây tốt hơn.

Một số phiên bản cải tiến của WPA

WPA đã cho ra đời 2 phiên bản cải tiến sau đây:

WPA2

WPA2 là phiên bản nâng cấp của WPA được ra mắt vào năm 2004. Thay vì sử dụng TKIP, WPA2 chuyển sang sử dụng thuật toán mã hóa AES, được đánh giá mạnh mẽ và an toàn hơn. AES cung cấp khả năng mã hóa với độ dài khóa lên tới 256-bit, giúp bảo vệ dữ liệu tốt hơn trước các cuộc tấn công brute-force và các lỗ hổng bảo mật khác. WPA2 cũng là giao thức bảo mật được khuyến khích sử dụng trên hầu hết các thiết bị hiện đại.

WPA3

WPA3 là phiên bản mới nhất được ra mắt vào năm 2018, với nhiều cải tiến vượt trội về bảo mật. WPA3 cung cấp chế độ WPA3-Personal và WPA3-Enterprise, phù hợp với nhiều loại người dùng từ cá nhân đến doanh nghiệp. Đặc biệt, WPA3 có tính năng mới là SAE giúp bảo vệ mạng wifi tốt hơn trước các cuộc tấn công brute-force bằng cách ngăn chặn kẻ tấn công thử nhiều mật khẩu liên tiếp.

Hướng dẫn cách kiểm tra xem mạng Wifi đang sử dụng giao thức bảo mật nào?

Để kiểm tra wifi sử dụng giao thức bảo mật nào, bạn làm như sau:

Đối với máy tính

Bước 1: Mở Control Panel trên máy tính.

Bước 2: Truy cập vào Network and Sharing Center.

Bước 3: Nhấp vào tên mạng wifi mà bạn đang kết nối để mở cửa sổ trạng thái mạng. Trong cửa sổ này, bạn sẽ thấy loại bảo mật đang được sử dụng như WPA2, WPA3, hay một giao thức khác.

Đối với điện thoại

Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt wifi trên điện thoại.

Bước 2: Chọn mạng mà bạn đang kết nối và kiểm tra các thông tin chi tiết, bao gồm giao thức bảo mật.

Một số lưu ý giúp cải thiện bảo mật mạng Wifi của bạn

Để cải thiện bảo mật mạng wifi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc sử dụng mật khẩu mạnh là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để bảo vệ mạng Wifi của bạn. Mật khẩu mạnh thường là sự kết hợp của chữ cái viết hoa, chữ cái viết thường, số và các ký tự đặc biệt.

Sử dụng giao thức WPA2 hoặc WPA3

Hiện nay, WPA2 và WPA3 là hai giao thức bảo mật tốt nhất mà bạn nên sử dụng.

WPA2 đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua và cung cấp mức độ bảo mật khá cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, WPA3 đã ra đời và mang đến những cải tiến đáng kể, đặc biệt là trong việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công kiểu brute-force. Nếu router của bạn hỗ trợ WPA3, bạn nên chuyển sang sử dụng giao thức này để tận dụng những lợi ích bảo mật mới nhất.

Cập nhật phần mềm thường xuyên

Các nhà sản xuất thường xuyên phát hành các bản cập nhật phần mềm để vá các lỗ hổng bảo mật và cải thiện hiệu suất của thiết bị. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật firmware cho router của mình. Nó không chỉ giúp bảo vệ mạng Wifi khỏi các cuộc tấn công mà còn giúp cải thiện hiệu suất và sự ổn định của mạng.

Sử dụng cơ chế xác thực mạnh mẽ

Các cơ chế xác thực này có thể bao gồm xác thực hai yếu tố hoặc xác thực đa yếu tố.

Với xác thực hai yếu tố, ngoài mật khẩu, bạn còn cần phải cung cấp một yếu tố bổ sung, chẳng hạn như mã xác nhận được gửi qua tin nhắn điện thoại hoặc ứng dụng di động. Nó sẽ giúp đảm bảo rằng ngay cả khi mật khẩu của bạn bị lộ, kẻ tấn công vẫn cần phải vượt qua lớp bảo mật thứ hai mới có thể truy cập được mạng.

Sử dụng VPN

VPN mã hóa toàn bộ lưu lượng truy cập từ thiết bị của bạn, giúp ngăn chặn việc bị đánh cắp dữ liệu hoặc bị theo dõi. Khi sử dụng wifi công cộng hoặc mạng không an toàn, VPN là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ dữ liệu cá nhân của bạn. Ngoài ra, VPN còn giúp bạn truy cập các dịch vụ bị chặn địa lý và duy trì sự riêng tư khi lướt web.

Sử dụng Firewall

Tường lửa có thể chặn các cuộc tấn công mạng, phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm nhập bất thường. Nhiều router hiện nay đều được tích hợp sẵn tường lửa, bạn chỉ cần bật tính năng này và cấu hình một cách hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm tường lửa từ bên thứ ba để tăng cường khả năng bảo vệ mạng.

Hạn chế sử dụng Broadcast SSID

SSID là tên của mạng wifi mà các thiết bị khác nhìn thấy khi tìm kiếm các mạng có sẵn. Broadcast SSID là việc bạn công khai tên mạng của mình để mọi người có thể nhìn thấy và cố gắng kết nối vào. Nếu không cần thiết hãy tắt chức năng này, nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị tấn công, vì kẻ xấu sẽ khó xác định được mạng của bạn để thực hiện các cuộc tấn công.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến giao thức WEP. Đây là giao thức giúp bảo vệ mạng wifi đầu tiên và được dùng khá phổ biến. Nhưng vì yếu tố lỗ hổng bảo mật và dễ bị tấn công nên nó đã trở nên lỗi thời và không an toàn. WPA2 và WPA3 ra đời không chỉ giúp việc bảo mật đạt hiệu quả mà còn tạo ra môi trường an toàn cho mạng không dây.

TAGS: wep
SHARE