Tối ưu SEO như thế nào khi website có URL khác nhau cho thiết bị di động (mobile) và desktop
Theo Bizfly Cloud chia sẻ nếu bạn đang vận hành một website thương mại điện tử (TMĐT) với phiên bản mobile riêng biệt, đồng nghĩa là bạn có các URL khác nhau cho thiết bị di động và máy tính bàn. Lúc này, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cần sự nỗ lực gấp đôi thông thường.
"Mobile first index" là sự ưu tiên sự xếp hạng nội dung trong lúc lập chỉ mục của Google dành cho thiết bị di động. Nếu như trước đây, chỉ mục của Google chỉ đánh giá các trang web cho người dùng máy tính bàn, thì ngày nay với sự đa dạng thiết bị, các SEO-er quan tâm đến việc tối ưu cho cả 2 phiên bản. Lúc này, việc triển khai annotation metadata và chuyển hướng HTTP quan trong hơn bao giờ hết.
Đa phần các chủ sở hữu trang web TMĐT có xu hướng bỏ qua các lượt mua sắm trên thiết bị di động, vì tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn. Nhưng mua sắm trên di động đang gia tăng. Trong tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, người mua sắm mobile chiếm 60% lưu lượng truy cập và 40% doanh số bán hàng trực tuyến, theo số liệu của Adobe.
Tối ưu SEO trên thiết bị di động
Vì vậy, tối ưu hóa một trang web cho công cụ tìm kiếm trên di động cần được ưu tiên hàng đầu vào lúc này. Các trang tìm kiếm vẫn là cửa ngõ đầu tiên cho người dùng đi đến trang mua sắm của bạn. Khi họ cần tìm ý tưởng về quà tặng hay sản phẩm thiết yếu nào đó, vì quá bận rộn nên họ lại lên Google để tra cứu bằng chính chiếc điện thoại của mình. Và những người dùng này sẽ không thể tìm thấy website của bạn và đặt hàng ngay nếu website chưa được tối ưu hóa cho tìm kiếm trên thiết bị di động.
Phần lớn các website đều đáp ứng các tiêu chuẩn SEO trên thiết bị di động như thẻ meta viewport và vượt qua bài test về tính thân thiện với mobile của Google. Nhưng khi URLs khác nhau cho mobile và desktop thì hãy lưu ý các điều sau:
Annotation metadata
Annotation - một dạng chú thích, là dòng mã duy nhất được chèn vào trong trang web cho cả mobile và desktop. Chúng giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được mối liên kết giữa hai trang có một nội dung tương tự.
Nếu URL cho trang web trên desktop là https://www.example.com/product-page-42/, sẽ bao gồm một thẻ thay thế (alternate) trỏ đến cùng một trang trên bản di động, chẳng hạn như sau:
<link rel = "alternate" href = "https://m.example.com/product-page-42/">
Trên trang dành cho phiên bản di động có URL https://m.example.com/product-page-42/, cũng chứa một thẻ canonical liên kết trỏ đến cùng một trang cho phiên bản desktop, như:
<link rel = "canonical" href = "https://www.example.com/product-page-42/">
Sử dụng annotation để chỉ dẫn đến các trang cùng loại. Trong trường hợp này, desktop có thẻ / product-page-42 / được ghép nối với mobile / product-page-42 / vì nội dung giống nhau. Ví dụ: bạn sẽ không sử dụng thẻ metadata chú thích để tạo liên kết quan hệ giữa thiết bị di động / product-page-42 / và trang chủ của bản desktop.
Bạn cũng có thể triển khai các thẻ annotation trong XML sitemap nhưng điều này không thường dùng và khó khắc phục khi gặp sự cố.
Triển khai annotation metadata và chuyển hướng HTTP quan trong hơn bao giờ hết
Chuyển hướng tự động
Chuyển hướng tự động phức tạp hơn bạn tưởng. Được dùng khi bạn muốn máy chủ nhận diện được yêu cầu truy cập trang từ người dùng thuộc loại nào, chẳng hạn là trình duyệt Chrome trên máy tính bàn hay qua Safari trên thiết bị di động - và phân phối đúng phiên bản dữ liệu tương thích với thiết bị. Đây chính là chuyển hướng HTTP. Chuyển hướng tự động cũng có thể thực hiện trong JavaScript nhưng sẽ chậm hơn chuyển hướng HTTP.
Bằng cách này, người dùng sử dụng di động sẽ được chuyển hướng đến phiên bản di động của trang web, ngay cả khi họ nhập hoặc nhấp vào địa chỉ URL dành cho desktop.
Để tối ưu hãy đảm bảo luôn chuyển hướng trang có liên quan đến loại thiết bị đó. Nếu người mua sắm trên thiết bị di động truy cập vào trang dành cho máy tình bàn theo địa chỉ http://www.example.com/product-page-42/ hãy điều hướng đến phiên bản di động qua trang http://m.example.com/product- trang-42 / .
Tham khảo Practicalecommerce.com
>> Có thể bạn quan tâm: Tài khoản Email thời niên thiếu là nơi lưu giữ ký ức khó quên
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud