Tài khoản Email thời niên thiếu là nơi lưu giữ ký ức khó quên

1677
19-10-2020
Tài khoản Email thời niên thiếu là nơi lưu giữ ký ức khó quên

Theo Bizfly Cloud tìm hiểu internet là bộ nhớ lưu trữ. Giống như một ổ cứng gắn ngoài hoặc một cuốn nhật ký được giấu dưới gối của bạn, các tài khoản email, tin nhắn trò chuyện và blog trong quá khứ lưu giữ những kỷ niệm và thậm chí là những điều quan trọng. Nhưng cũng giống như ổ cứng ngoài dễ bị hỏng tệp hay cuốn nhật ký có thể bị mất khi chuyển nhà, chúng ta có thể mất quyền truy cập vào kho ký ức này. Nếu bạn không tìm cách lưu trữ những thông tin đó thì những kỷ niệm đó có thể bị mất và bạn không bao giờ được trải nghiệm lại.

Teena Apeles, một nhà văn ở Los Angeles cho biết: "Tôi thực sự muốn tìm lại những email cũ để học hỏi từ con người trẻ tuổi của mình. Tôi muốn tìm email đầu tiên của đời mình, tôi nghĩ là vào năm 1995. Tôi đã gửi email cho ai? Những email đó khác nhau như thế nào? Khi đó tất cả chúng ta đã giao tiếp như thế nào?" Trên thực tế, Apeles đã nghĩ rằng sẽ in ra một số chuỗi email trước khi cô ấy mất quyền truy cập vào tài khoản của mình, nhưng chúng không phải là những email mà cô ấy mong muốn được phục hồi.

email 2

Internet đã thâm nhập vào gần như mọi khía cạnh trong giao tiếp của chúng ta, đặc biệt là đối với những người phải ở trong nhà vì đại dịch. Chính cách thức công nghệ đã tác động đến trí nhớ của chúng ta, việc mất quyền truy cập vào danh mục thư từ đó có thể đồng nghĩa với việc những ký ức đó về cơ bản đã biến mất. 

Trong khi các thế hệ cũ có thể có một kho ký ức tuổi thơ phong phú, thì đối với chúng ta, những người đã lớn lên trong thời đại công nghệ, ký ức của chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào các nền tảng công nghệ trực tuyến. Tuổi trẻ - đối với thế hệ Z và tất cả những người trẻ hơn - phần lớn diễn ra trên mạng. Khi Internet càng ngày càng phát triển, thế hệ trẻ có thể nhận ra rằng trí nhớ của họ bị ảnh hưởng, cả về cách lưu giữ thông tin và những gì trí nhớ ghi nhớ ngay từ đầu.

Ảnh hưởng của công nghệ đối với trí nhớ của chúng ta là một lĩnh vực nghiên cứu còn nhiều tranh cãi, một phần vì chúng ta hiểu rất ít về cách bộ não hoạt động và khả năng của nó. 

Tôi đã từng viết rằng tác động của mạng xã hội đối với ký ức của chúng ta sâu sắc gấp nhiều lần. Đầu tiên, hành động đưa một thứ gì đó vào bộ nhớ ngoài (ví dụ: bằng cách chụp ảnh) đã thông báo cho bộ não của bạn rằng vì thông tin trong bức ảnh được lưu trữ ở một nơi khác (trong máy ảnh, trong Photos, trên blog hoặc Photobucket) nên não của bạn không cần chịu trách nhiệm trong việc lưu giữ thông tin đó. Bây giờ, bởi vì bạn tập trung vào việc chụp ảnh hơn là tận hưởng môi trường xung quanh, bạn đang bỏ lỡ rất nhiều bối cảnh diễn ra bên ngoài bức ảnh.

Giả sử bạn đang ở công viên với bạn bè. Bạn chụp ảnh Maria và John, nhưng Dan đã chạy đi tìm nhà vệ sinh khi bạn chụp ảnh. Bạn có thể quên rằng Dan đã từng ở đó, bởi vì bức ảnh ghi lại kỷ niệm giúp bạn - chuyến dã ngoại có bạn, Maria và John. Máy ảnh đã bỏ sót Dan, và do đó, bạn cũng vậy.

email 3

Giao tiếp bằng văn bản cũng gây ra những rắc rối tương tự như những bức ảnh. Tập trung vào chiếc điện thoại có thể khiến bạn ít nhận biết được những gì đang diễn ra xung quanh mình, vì bạn đang chú ý đến điện thoại thay vì người trước mặt. Thậm chí việc bạn chỉ để chiếc điện thoại thông minh bên cạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức của bạn. Giống như, việc ghi nhớ một khoảnh khắc phụ thuộc vào bức ảnh, thì việc ghi nhớ một mối quan hệ hoặc cuộc trò chuyện đối với bạn lại phụ thuộc vào chuỗi email hoặc cuộc trò chuyện trực tuyến, có nghĩa là bạn ít có khả năng tự mình nhớ các sự kiện hơn.

Đây không phải là điều tồi tệ nhất, nếu bạn vẫn duy trì được quyền truy cập vào những nơi đang lưu giữ những kỷ niệm đó cho bạn. Nhưng nếu bạn mất quyền truy cập vào các không gian bộ nhớ ảo này, một số ký ức đó có thể biến mất cùng với nó. Tôi hoàn toàn không biết làm cách nào để lấy lại quyền truy cập vào Photobucket, trang web lưu trữ ảnh nổi tiếng một thời. Vì nó được liên kết với một tài khoản email Yahoo cũ mà tôi không thể nhớ thông tin đăng nhập. Những bức ảnh tôi lưu giữ ở đó không biến mất nhưng mà đã mất. Về mặt lý thuyết, những thứ bị mất một ngày nào đó có thể được tìm thấy. Nhưng chúng ta không thể nhớ mật khẩu trẻ trâu, hoặc không thể nhớ câu trả lời cho câu hỏi bảo mật vô nghĩa hoặc thậm chí không thể nhớ bất cứ tài khoản email nào trong số nhiều tài khoản email nghe có vẻ "nổi hứng" mà chúng ta đã sử dụng làm thông tin đăng nhập. Một số ký ức bị mất có thể không bao giờ được phục hồi hoàn toàn.

Courtney Faust, một công ty bảo hiểm có trụ sở tại Philadelphia, có cả trang Myspace cá nhân cũng như các fanpage Myspace và Photobucket dành riêng cho Taylor Swift trước khi cô nổi tiếng.

"Tôi thực sự ước mình có thể quay lại và đọc lại những bài đăng đó. Myspace của Taylor Swift là trang riêng tư vì tôi không muốn bất kỳ ai 'đột nhập' tin tức trước tôi. Bây giờ tôi hối hận vì điều đó. Tôi chỉ có thể nhìn thấy một bức ảnh đại diện, và trang fanpage đó là cả cuộc sống của tôi trong 5 năm. Lời khuyên cho người khôn ngoan: Khi bạn 18 tuổi, đừng đổi email sau mỗi năm giây vì có một câu nói / bài hát mới thú vị mà bạn thích. Bạn chắc chắn sẽ không nhớ được email và mật khẩu nào có nội dung mà bạn muốn xem lại".

Nó thực sự quan trọng hơn bạn nghĩ. Nếu một người tìm thấy thứ mà họ đang muốn tìm, và nếu họ có quyền truy cập vào tài khoản cũ, thì điều đó có lợi cho sức khỏe tinh thần của họ. Cho đến những năm 1970, các nhà nghiên cứu coi nỗi nhớ như một tình trạng mà người ta phải chịu đựng, tình trạng cay đắng chứ không phải ngọt ngào. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những hoài niệm vừa phải về quá khứ của một người có thể giúp họ đối mặt với sự thay đổi, và củng cố ý thức về bản thân, như một lời nhắc nhở về việc họ đã thay đổi như thế nào hay về việc họ đã sống cuộc đời như vậy lâu như thế nào. 

Đại diện của Tumblr nói: "Kể từ khi mọi người bắt đầu cách ly xã hội vào giữa tháng 3, chúng tôi chắc chắn người ta có xu hướng tìm lại tài khoản Tumblr cũ của mình để được thoải mái hoài niệm những ký ức xưa cũ của bản thân." Đây có thể là lý do tại sao mọi người có một cảm giác hoài niệm đặc biệt: Chúng ta đang ở giữa một quá trình chuyển đổi lịch sử to lớn, vì vậy việc tìm kiếm, đắm chìm trong những ký ức ngớ ngẩn, lãng mạn và ngây thơ của tuổi trẻ là một cách hoàn toàn tự nhiên và giúp ích cho chúng ta trong việc đối phó với những thay đổi. 

Tin xấu là không có một thủ thuật thực sự nào để truy cập vào các tài khoản cũ đó. Microsoft xem xét các yêu cầu khôi phục cho các tài khoản Hotmail cũ và AOL cũng nhận được biểu mẫu khôi phục tên người dùng, mặc dù nhiều người đã nói với tôi rằng họ không vào được tài khoản cũ. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nền tảng khác, nếu bạn không nhớ thông tin đăng nhập của mình, chẳng hạn như mật khẩu, câu trả lời cho các câu hỏi bảo mật hay quyền truy cập vào tài khoản được liên kết thì rất khó để truy cập lại. Điều này dễ hiểu thôi, đây là việc liên quan đến an toàn bảo mật khi hacker ngày càng nhiều. Nhưng sự riêng tư này phải trả một cái giá đắt, vì bộ nhớ ảo đó lưu trữ rất nhiều khoảnh khắc tạo nên lịch sử cá nhân của chúng ta.

Giải pháp tốt nhất, nhưng ít thỏa mãn hơn, là chủ động bảo vệ những kỷ niệm của chúng ta trong tương lai. Điều đó có thể là đăng ký một trình quản lý mật khẩu. Có thể là mua một máy in và in ra những email đặc biệt có ý nghĩa, và cất chúng trong một chiếc hộp với những vật kỷ niệm nhỏ khác. Có thể là phải thiết lập một tài khoản email để chuyển tiếp, đề phòng trường hợp bạn mất quyền truy cập vào hộp thư đến chính. Và có thể là buông bỏ ký ức đó - chỉ một ít thôi.

Tham khảo Medium.com

>> Có thể bạn quan tâm:  5 ngôn ngữ lập trình "khó chịu" nhất thế giới

SHARE