Tốc độ tải trang là gì? Cách cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng

1345
16-12-2024
Tốc độ tải trang là gì? Cách cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến thứ hạng website, khả năng giữ chân khách hàng tại website chính là tốc độ tải trang. Vậy tốc độ tải trang là gì? Nếu tốc độ tải quá chậm thì làm sao để cải thiện? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tốc độ tải trang là gì?

Tốc độ tải trang (Page Speed) là khoảng thời gian để website hiển thị đầy đủ toàn bộ nội dung trên trình duyệt của người dùng. Tốc độ tải trang sẽ bao gồm cả thời gian tải xuống văn bản, hình ảnh, video, tệp CSS, JavaScript,... Đơn vị tính của tốc độ tải trang thường là giây.

Tại sao tốc độ tải trang lại vô cùng quan trọng?

Tốc độ tải trang có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên google tìm kiếm, thứ hạng càng cao, số lượng người truy cập càng lớn, tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng tăng lên kéo theo doanh thu cũng tăng lên. Đây chính là lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ, thương mại điện tử luôn chú trọng vào tốc độ tải trang web của mình.

Theo nghiên cứu của Google, tốc độ tải trang tăng từ 1 đến 3 giây, xác suất khách rời đi ngay lập tức tăng 32%. Nếu website tải mất 5s, xác suất thoát trang tăng 90%. Do đó, để không ảnh hưởng đến doanh thu từ website, các doanh nghiệp cần chú trọng vào tốc độ tải trang.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ tải trang?

Hình ảnh chưa được tối ưu

Đây là nguyên nhân thường thấy nhất khiến cho website tải chậm do hình ảnh, nhất là các hình có độ phân giải cao, kích thước lớn sẽ tiêu thụ nhiều băng thông trong khi truyền tải.

Ngoài kích thước hình ảnh, bạn còn cần chú ý đến định dạng của hình ảnh. Hình ảnh đuôi JPEG có kích thước nhỏ hơn so với các định dạng hình ảnh PNG, GIF. Do đó để website có thể tải nhanh, bạn nên chọn các hình ảnh có đuôi JPEG để up lên website.

Bên cạnh đó, với một số hình ảnh có dung lượng quá lớn, bạn hãy nén lại rồi mới tải chúng lên website, điều này giúp tiết kiệm thời gian và không gian cho trang web.

Trình duyệt và plugin không tối ưu hóa

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tốc độ tải trang chính là chưa tối ưu trình duyệt và plugin. Vì thế trong quá trình xây dựng website, bạn nên kiểm tra trên tất cả các trình duyệt để kiểm soát tốc độ và kịp thời phát hiện bất thường để khắc phục.

Nhiều quảng cáo

Quá nhiều quảng cáo vừa làm ảnh hưởng đến trải nghiệm website của khách truy cập vừa làm giảm tốc độ tải trang. Khi treo các banner quảng cáo lên website, bạn sẽ cần bổ sung các yêu cầu HTTP dẫn đến website cần tốn thêm thời gian để xử lý các yêu cầu HTTP đó. Do đó khi thiết lập quảng cáo, bạn cần lưu tâm đến số lượng, nên ưu tiên các quảng cáo hấp dẫn, thu hút để tăng tỷ lệ click.

Tốc độ tải trang là gì?

Tốc độ tải trang là gì?

Các vấn đề về JavaScript

JavaScript hỗ trợ các nhà phát triển website tạo ra các tương tác trên website một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu không triển khai chính xác, JavaScript sẽ làm tê liệt hoàn toàn tốc độ tải do mất nhiều thời gian để thực hiện xong quá trình xử lý. Nếu bạn sử dụng wordpress, tốc độ tải trang sẽ không cao do việc kết xuất JavaScript.

Quá nhiều nội dung Flash

Khi thêm Flash vào website sẽ tăng được tính tương tác nhưng đây cũng là yếu tố làm tốc độ tải trang chậm lại. Nội dung Flash càng cồng kềnh, kích thước tệp càng lớn, tốc độ tải trang sẽ càng chậm.

Nếu giảm được kích thước tệp Flash hay không sử dụng chúng, tốc độ tải trang sẽ tăng lên đáng kể. Có một giải pháp thay thế Flash chính là HTML5, bạn có thể sử dụng HTML5 thay cho nội dung flash hiện có.

Bộ nhớ đệm

Bộ nhớ đệm là công cụ hiệu quả để cải thiện hiệu suất trang web bằng cách lưu trữ các dữ liệu thường xuyên sử dụng. Khi có yêu cầu tiếp theo với nội dung tương tự, dữ liệu sẽ được phục vụ từ bộ nhớ cache, giúp tăng tốc quá trình truy xuất. Việc triển khai bộ nhớ đệm ở phía máy chủ và trình duyệt có thể mang lại sự cải thiện lớn trong hiệu suất trang web.

Vị trí máy chủ

Yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tốc độ thực sự của một website là vị trí máy chủ. Máy chủ gần người truy cập giúp tải trang nhanh hơn do giảm thời gian kết nối. Nếu website của bạn phục vụ đối tượng khách hàng Việt thì nên ưu tiên các máy chủ ở Việt Nam, Singapore hoặc Hongkong.

Cách đo lường tốc độ tải trang của website

Để đảm bảo tốc độ tải trang duy trì ở mức tốt nhất, bạn nên thường xuyên kiểm tra, đo lường lại tốc độ tải website. Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phần mềm giúp bạn thực hiện công việc này một cách đơn giản như:

● Google PageSpeed Insights: Công cụ này đánh giá hiệu suất của website trên cả máy tính và thiết bị di động, cung cấp điểm số từ 0 đến 100 và gợi ý cải thiện.

● GTmetrix: Cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất, bao gồm điểm số Pagespeed và YSlow, thời gian tải, kích thước trang và số lượng yêu cầu HTTP.

● WebPageTest: Một công cụ mạnh mẽ cho phép kiểm tra tốc độ từ nhiều vị trí và trình duyệt khác nhau, cung cấp biểu đồ phân tích chi tiết.

● Pingdom Tools: Được biết đến với độ chính xác cao, công cụ này cung cấp báo cáo chi tiết về thời gian tải trang và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất.

● Dotcom Monitor: Giúp phân tích toàn diện về thời gian tải, số lượng yêu cầu HTTP, và hỗ trợ kiểm tra trên nhiều trình duyệt khác nhau

Một số cách tối ưu hóa tốc độ tải trang hiệu quả

Sau khi đo lường tốc độ tải, nếu bạn thấy tốc độ tải trang quá chậm, hãy áp dụng một số cách tối ưu sau để tốc độ load website tăng lên:

● Nén hình ảnh: Sử dụng công cụ nén ảnh hoặc plugin để giảm kích thước mà không làm mất chất lượng. Thay thế JPEG/PNG bằng định dạng WebP.

● Minify mã nguồn: Sử dụng công cụ để loại bỏ khoảng trắng và ký tự không cần thiết trong HTML, CSS, JavaScript để mã nguồn nhẹ hơn.

● Bộ nhớ đệm (caching): Lưu trữ phiên bản tĩnh của website giúp giảm tải máy chủ. Sử dụng plugin hoặc cấu hình trên máy chủ.

● Kích hoạt nén Gzip: Giúp giảm kích thước tệp trước khi gửi đến trình duyệt.

● Giảm thiểu HTTP requests: Gộp tệp CSS/JavaScript, dùng sprite cho hình ảnh để giảm số lượng yêu cầu tải trang.

● Sử dụng CDN: Tăng tốc độ tải trang bằng cách phân phối nội dung từ máy chủ gần nhất.

● Tối ưu font chữ: Sử dụng ít font, chọn định dạng phù hợp (WOFF2), tải font không đồng bộ.

● Ưu tiên nội dung quan trọng (Above the fold): Tải trước nội dung hiển thị đầu tiên để người dùng không phải chờ lâu.

● Nâng cấp gói hosting: Nếu có lượng truy cập lớn, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu.

Kết luận

Tốc độ tải trang không chỉ là yếu tố kỹ thuật, mà còn quyết định trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO. Đừng để tốc độ chậm làm website của bạn tụt hậu. Hãy áp dụng các phương pháp tối ưu để website trở nên nổi bật trên Internet.

SHARE