Tester là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành một tester
Testing là một giai đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển ứng dụng. Những người làm testing hay còn gọi là các tester đóng góp phần không nhỏ giúp ứng dụng hoàn thiện và sẵn sàng đi vào sử dụng. Bizfly Cloud sẽ chia sẻ thêm thông tin về một tester cho bạn đọc hiểu hơn nhé!
Tester là gì?
Tester là tên gọi các chuyên gia kiểm soát chất lượng, tester sử dụng các quy trình để loại bỏ các vấn đề phát sinh về lỗi, hiệu suất và giao diện trên ứng dụng. Các kiểu test mà tester sử dụng bao gồm: Stress test, test hiệu suất, chức năng, khả năng mở rộng, mức độ tiếp nhận của người dùng – tại các giai đoạn khác nhau trong vòng đời ứng dụng.
Do testing phần mềm rất quan trọng đối với chất lượng và khả năng sử dụng của sản phẩm cuối cùng, những người kiểm thử được đưa vào giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế, và thường xuyên tham gia trong suốt quá trình hỗ trợ sau khi phát hành.
Hầu hết các tester làm việc theo nhóm để phát triển phần mềm cho nhà cung cấp dịch vụ. Ngày nay, rất nhiều phần mềm được chuyển sang để DevOps thực hiện (các nhóm phát triển và vận hành). Các quy trình phát triển, thử nghiệm và phân phối sẽ được thực hiện liên tục, liền mạch các framework Agile, Lean hoặc Scrum.
Tester sử dụng các quy trình để loại bỏ các vấn đề phát sinh về lỗi, hiệu suất
Có thể nói các tester là những người hùng thầm lặng trong cả quá trình phát triển phần mềm nhiều bước phức tạp. Họ giúp các end user có được trải nghiệm tốt nhất khi hạn chế tới mức thấp nhất các lỗi phần mềm có thể xảy ra, nhờ vậy giảm tải lượng cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ liên tiếp từ những khách hàng bực bội. Cũng nhờ sự tận tâm của các tester mà khách hàng càng tăng thêm phần thiện cảm với team phát triển phần mềm và nhà cung cấp.
Các kỹ năng, nền tảng của tester
Thông thường, các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm các ứng viên cho vị trí tester sẽ yêu cầu các bằng cấp liên quan như bằng cử nhân về khoa học máy tính, toán học hoặc kỹ thuật,… Dù vậy, ứng viên cũng không nhất thiết phải có toàn bộ các loại bằng cấp trên, tùy từng công ty sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc dày dạn, quá trình làm việc ổn định, có thư giới thiệu hoặc tiến cử từ cấp trên, bạn vẫn có thể tìm được một công việc tester theo đúng chuyên môn. Một vị trí tester cấp senior thường đòi hỏi ba đến sáu năm kinh nghiệm test phần mềm trực tiếp, hoặc kết hợp vừa làm vừa học.
Để chuẩn bị cho việc theo đuổi sự nghiệp tester, bất kể là bạn tích lũy kinh nghiệm hay kiến thức như thế nào cũng cần đáp ứng đủ các kỹ năng sau:
- Tạo, lập tài liệu các kế hoạch và thủ tục cho kiểm tra tự động và thủ công, thực hiện test, phân tích kết quả và báo cáo vấn đề được kiểm tra hoặc lỗi (nếu có).
- Thực hiện test phần mềm cho từng giai đoạn trong vòng đời phần mềm bao gồm: thiết kế - phát triển - thử nghiệm - phát hành - duy trì.
- Tường tận các phương pháp phát triển khác nhau, ví dụ như Agile và Scrum, cũng như hiểu đầy đủ về các nền tảng và môi trường phần mềm.
- Có kiến thức toàn diện về các công cụ test bắt buộc.
- Thông thạo các OS như UNIX, Linux hoặc Windows, cũng như các công cụ script và command-line.
- Có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ một lúc.
- Có khả năng giao tiếp tốt (cả nói và viết) với các dev, team vận hành, giám đốc phát triển sản phẩm và khách hàng.
- Có kiến thức về các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: Java, JavaScript, C # hoặc C ++, SQL, Python, PHP và Ruby on Rails.
Một số vị trí có thể còn đòi hỏi thêm về kỹ năng lập trình và hiểu biết về cơ sở dữ liệu. Không nhất thiết phải có số năm kinh nghiệm thật nhiều trong lập trình để trở thành một tester, nhưng nếu có thì đó sẽ là một ưu điểm giúp bạn được ưu tiên hơn.
Với tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng như Việt Nam, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này luôn ở mức cao và liên tục. Không khó để bạn có thể tìm được một công việc tester ổn định nếu bạn đã có sự chuẩn bị và những kỹ năng cần thiết.
Kiểm thử phần mềm quan trọng như thế nào?
Kiểm thử phần mềm đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu có bất kỳ lỗi nào trong phần mềm thì có thể xác định sớm và giải quyết trước khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Nếu chẳng may một sản phẩm lỗi được đưa ra thị trường thì các thiệt hại về tiền mặt và cả con người đều có thể xảy ra. Sản phẩm phần mềm sẽ được kiểm tra kỹ càng nhằm đảm bảo độ tin cậy, bảo mật và hiệu suất cao, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Nhiệm vụ của người làm tester là nhanh chóng tìm ra các lỗi phần mềm, báo cáo và khắc phục các lỗi đó. Do mỗi sản phẩm có chức năng khác nhau, tester cần phải nắm bắt tốt kiến thức tổng quát để có thể báo cáo kết quả đến các bộ phận liên quan.
Những lợi ích của kiểm thử phần mềm
Một số lợi ích nổi bật của kiểm thử phần mềm có thể kể đến như:
- Hiệu quả về chi phí: Việc kiểm tra các dự án CNTT đúng thời hạn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Trong trường hợp lỗi đã được phát hiện trong giai đoạn kiểm thử trước đó, chi phí sửa chữa sẽ thấp hơn.
- Bảo mật: Kiểm thử phần mềm giúp loại bỏ các rủi ro và vấn đề bảo mật tốt hơn.
- Chất lượng sản phẩm: Kiểm thử giúp đảm bảo việc sản phẩm chất lượng cao được đưa đến cho khách hàng.
- Sự hài lòng của khách hàng: Kiểm thử UI/UX giúp đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm.
Các loại Software tester
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp testing nhưng chỉ có một vài phương pháp tiêu biểu được nhiều tester sử dụng vì các lợi ích khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp testing phổ biến:
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: DevOps là gì? Tất tần tật những kiến thức về DevOps
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud