Security tip: Làm sao để giảm Spam
Spam là một nhân tố xuất hiện vô cùng phổ biến và thường gây phiền toái khi bạn sở hữu một tài khoản email. Mặc dù bạn không thể loại bỏ nó một cách triệt để và hoàn toàn, nhưng vẫn có khá nhiều cách giúp bạn giảm bớt nó đi.
Hãy cùng theo dõi bài hướng dẫn sau đây nhé!
Spam là gì?
Spam là phiên bản điện tử của "thư rác" (junk mail). Thuật ngữ spam đề cập đến các thư email không mong muốn. Spam không nhất thiết cứ phải chứa vi-rút — nhiều khi kể cả các thư hợp lệ được gửi từ các nguồn hợp pháp vẫn có thể rơi vào danh mục thư rác này.
Làm cách nào để giảm Spam?
1. Hãy cẩn thận khi giải phóng địa chỉ email của bạn
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn trả lời bất kỳ yêu cầu nào về địa chỉ email của chính mình, cả trên web, bằng lời nói hoặc trên giấy.
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn trả lời bất kỳ yêu cầu nào về địa chỉ email của chính mình
Người gửi spam có thể thu thập bất kỳ địa chỉ email nào được đăng trên website. Nếu bạn cung cấp địa chỉ email của mình cho một công ty, thông tin đó thường được nhập vào cơ sở dữ liệu, từ đây các thông tin và sở thích của khách hàng có thể được theo dõi. Sau đó, nếu các cơ sở dữ liệu email này được bán hoặc chia sẻ với các công ty khác, bạn có thể nhận được những email mà bạn không hề có mong muốn được nhận.
2. Kiểm tra chính sách bảo mật
Trước khi gửi trực tuyến địa chỉ email của bạn, hãy xem xét kĩ về các chính sách bảo mật. Hầu hết các trang web có uy tín sẽ chứa liên kết dẫn đến chính sách bảo mật của họ từ bất kỳ hình thức nào mà bạn được yêu cầu cung cấp các dữ liệu cá nhân.
Đừng lơ là, hãy đọc kĩ những chính sách bảo mật này trước khi gửi địa chỉ email hoặc bất kỳ thông tin cá nhân nào khác. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được chủ sở hữu của website sẽ có kế hoạch và xử lí các thông tin cá nhân của bạn như thế nào.
3. Lưu ý các tùy chọn được chọn theo mặc định
Khi bạn đăng ký một số tài khoản hoặc dịch vụ trực tuyến, các website thường từ mặc định tick chọn sẵn cho bạn mục "tự động nhận email về các sản phẩm và dịch vụ khác". Do các tùy chọn này đã được chọn theo mặc định, vì vậy, nếu bạn không để ý mà bỏ chọn chúng đi, thì đây cũng là một lí do bạn nhận phải các mail spam không mong muốn.
4. Sử dụng bộ lọc hoặc gắn thẻ spam
Hiện nay, khá nhiều chương trình email cung cấp khả năng lọc, cho phép bạn chặn các địa chỉ nhất định hoặc chỉ cho phép nhận email từ các địa chỉ trong contact list mà thôi. Nhiều ISP cũng cung cấp dịch vụ gắn thẻ spam (spam tagging service), tùy chọn này cho phép người dùng xem lại các thư spam bị nghi ngờ trước khi quyết định xóa chúng đi. Gắn thẻ spam trở nên rất hữu ích khi kết hợp với khả năng lọc được cung cấp bởi các chương trình email.
5. Báo cáo thư spam
Hầu hết các ứng dụng email đều cung cấp cho các bạn một tùy chọn có chức năng báo cáo thư là spam hoặc rác (junk).
Nếu ứng dụng email của bạn có tùy chọn đó, hãy tận dụng ngay lập tức! Việc báo cáo thư là spam hoặc rác sẽ giúp đào tạo bộ lọc thư, do đó thư này sẽ không được gửi tới hộp thư đến của bạn nữa. Tuy nhiên, không có gì là chính xác tuyệt đối, nên thỉnh thoảng bạn hãy kiểm tra lại hòm thư rác hoặc thư mục spam để tìm kiếm các thư hợp pháp nhưng bị phân loại không chính xác và bị đánh dấu là spam "oan".
6. Không được truy cập vào các liên kết trong thư spam
Một số thư spam dựa trên các chương trình tạo thư bằng cách thử các biến thể của địa chỉ email tại một số domain nhất định.
Nếu bạn nhấp vào một liên kết trong email hoặc trả lời một địa chỉ nhất định, tức bạn xác nhận rằng địa chỉ email của bạn là hợp lệ. Các thư không mong muốn luôn cung cấp một tùy chọn "hủy đăng ký" (unsubscribe) đặc biệt hấp dẫn, nhưng thực ra đó thường chỉ là một phương pháp để thu thập các địa chỉ hợp lệ sau đó lấy địa chỉ đó làm mục tiêu cho các thư rác khác.
7. Tắt tự động tải xuống đồ họa trong thư HTML
Người spam sẽ gửi thư HTML kèm tệp đồ họa được liên kết, điều này nhằm mục đích theo dõi xem email có được mở hay không. Khi ứng dụng thư của bạn tải xuống hình ảnh từ web server của họ, những người gửi spam sẽ biết được rằng bạn đã mở thư. Do đó, vô hiệu hóa hoàn toàn thư HTML và xem thư dưới dạng văn bản thuần túy sẽ giúp bạn tránh xa được vấn đề này.
8. Hãy cân nhắc về việc mở một tài khoản email bổ sung
Thực tế hiện nay có khá nhiều domains thực hiện việc cung cấp tài khoản email miễn phí. Nếu bạn thường xuyên hay phải gửi địa chỉ email của mình đi (để mua sắm trực tuyến, đăng ký dịch vụ, để lại các comment nhận xét trên mạng), hãy sở hữu một tài khoản email phụ để bảo vệ tài khoản email chính của mình khỏi thư rác và spam. Bạn có thể sử dụng tài khoản phụ này khi post lên danh sách gửi thư công khai, các mạng xã hội, blog và diễn đàn trên website. Nếu tài khoản phụ này bắt đầu bị lấp đầy bởi spam, hãy loại bỏ nó và mở một tài khoản khác thay thế.
9. Sử dụng cài đặt bảo mật trên các website mạng xã hội
Các trang mạng xã hội thường cho phép bạn chọn ai là người có quyền truy cập để xem địa chỉ email của mình. Do đó hãy cân nhắc việc ẩn tài khoản email hoặc thay đổi cài đặt để chỉ một nhóm người nhỏ mà bạn tin tưởng mới có thể xem địa chỉ đó.
Hãy ghi nhớ rằng khi bạn sử dụng các ứng dụng trên các trang này, bạn hoàn toàn có thể đang cấp quyền cho họ truy vấn vào thông tin cá nhân của bạn. Vì vậy, hãy thận trọng về những ứng dụng bạn chọn sử dụng.
10. Đừng bao giờ spam những người dùng khác!
Hãy là một người dùng có trách nhiệm và thận trọng.
Một số người dùng đánh giá các email chuyển tiếp cũng chính là một loại spam, vì vậy hãy trở nên thật chọn lọc với các thư bạn chuyển tiếp, phân phối lại cho người nhận khác. Đừng bao giờ forward mọi email cho toàn bộ tài khoản trong sổ địa chỉ của bạn, và nếu người nhận yêu cầu bạn đừng chuyển tiếp thư cho họ nữa, hãy cực kì tôn trọng yêu cầu này của họ!
VCCloud via www.us-cert.gov
>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để kiểm thử tính bảo mật của ứng dụng web bằng việc sử dụng máy quét lỗ hổng web - Acunetix