Open Graph là gì

1799
11-05-2022
Open Graph là gì

Thẻ meta Open Graph là một trong những kỹ thuật nâng cao được sử dụng nhiều trong quá trình làm SEO website. Tuy có khả năng giúp website chuẩn SEO nhưng thực tế lại không quá nhiều người biết đến hoặc để ý công cụ này cho đến khi họ thử chia sẻ website lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Zalo. Nếu người dùng muốn sửa lại các thông tin hiển thị trên website như tiêu đề, ảnh đại diện, nội dung tóm tắt,.. thì phải sử dụng Open Graph. 

Vậy Open Graph là gì? Open Graph quan trọng với website như thế nào? Mọi câu hỏi thắc mắc của bạn sẽ được trả lời chi tiết và đầy đủ trong bài viết mà Bizfly Cloud chia sẻ dưới đây.

Open Graph là gì? 

Open Graph hay Facebook Open Graph được khởi xướng và áp dụng từ năm 2010 bởi Facebook. Đây là một giao thức được sử dụng để website của bạn giao tiếp tốt với trang mạng xã hội Facebook. Open Graph giúp Facebook có thể thông qua đường dẫn được chia sẻ hiểu, tóm tắt và hiển thị nội dung của website. Để làm được điều này, Open Graph sẽ xem website như một đối tượng có những thuộc tính mà mạng xã hội yêu cầu như description, title, ảnh thumbnail,... Các thuộc tính này sẽ do chính bạn thiết lập bằng plugin hoặc bằng code.

Hiểu đơn giản, Open Graph chính là cầu nối giúp website của bạn trở thành một phần của trang mạng xã hội để qua đó có thể thực hiện việc quảng bá website hay tương tác với khách hàng qua mạng xã hội một cách dễ dàng hơn.

Open Graph bao gồm một tập hợp meta tags giúp bạn có thể định nghĩa các nội dung có trên trang web thành một dữ liệu cấu trúc mà Facebook có khả năng hiểu được chúng. Khi bạn thực hiện việc chia sẻ, like hay cập nhật một link bất kỳ lên status thì link chia sẻ website trên Facebook sẽ có đầy đủ ảnh đại diện, mô tả,.. nếu website sử dụng Open Graph. Ngược lại, Facebook chỉ nhận ra link bài viết nếu Website của bạn không sử dụng giao thức này.

Open Graph là một giao thức được sử dụng để website của bạn giao tiếp tốt với facebook

Open Graph là một giao thức được sử dụng để website của bạn giao tiếp tốt với facebook

Các thuộc tính có trong Open Graph 

Một số thuộc tính có trong Open Graph mà bạn có thể biết đến đó là:

  • og Title: Đây là nơi bạn đặt tiêu đề cho nội dung của bài viết trên website của bạn. Bạn có thể nghĩ thuộc tính này tương tự như thẻ title HTML mà Search Engine đang sử dụng. Khi tạo title, bạn nên giữ số ký tự ít hơn 25.
  • og Type: Đây là nơi bạn mô tả các loại hình nội dung mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết trên website. Các nội dung đó có thể là hình ảnh, video, bài viết, blog,... Đây cũng là danh sách đầy đủ mà bạn có thể sử dụng để nghiên cứu khi định hình nội dung.
  • og Description: Tương tự như meta Description HTML, thuộc tính này được sử dụng cho mục đích mô tả nội dung. Bạn không cần quan tâm phần mô tả có chứa nhiều từ khóa hay không, thay vào đó, bạn nên tiếp cận cách viết mô tả hấp dẫn để thu hút và nhận được nhiều lượt click.
  • og Image: Facebook bằng cách sử dụng thẻ này sẽ đưa ra một hình ảnh Thumbnail ngay khi có người chia sẻ URL của bạn. Ngay lúc này, một hình ảnh nhỏ sẽ xuất hiện bên cạnh nội dung mà bạn chia sẻ. Đây được xem là cách để status của bạn trở nên nổi bật hơn so với các status được cập nhật bằng text.
  • og URL: Với thẻ này, bạn sẽ đặt URL chính trên trang mà bạn chia sẻ. Đây là thuộc tính quan trọng bởi đôi lúc bạn sẽ cần nhiều hơn một URL cho cùng một nội dung của trang web. Sử dụng thẻ này, bạn sẽ đảm bảo mọi thứ mà người dùng chia sẻ trên Facebook đều cùng đi đến một URL gốc mà chính bạn chỉ định và tránh được việc phân tán.
  • og Sitename: Thẻ này sẽ chỉ cho Facebook tên website của bạn. Thẻ này không thực sự cần thiết bởi nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều nếu nó không có.
  • og Admin: Nếu bạn có một Fanpage trên Facebook và bạn muốn nhận được nhiều dữ liệu trong phần Facebook Insights thì bạn phải dùng thẻ Admin này. Bởi thẻ này sẽ chỉ cho Facebook biết bạn là chủ trang này và nó sẽ kết nối fanpage này tới website của bạn.

Như vậy, các thẻ meta sẽ không chỉ dành riêng cho các công cụ tìm kiếm mà còn dành cho cả các trang mạng xã hội nữa. Việc tối ưu các thẻ meta trên website cho công cụ tìm kiếm để tăng lượt click và cải thiện thứ hạng cho website của bạn.

Các thuộc tính có trong Open Graph

Vì sao website cần có Open Graph

Bất kỳ website nào cũng nên sử dụng Open Graph bởi một vài những lý do cơ bản như sau:

  • Nếu bạn chỉ gửi bài viết của mình cho riêng từng người thì Open Graph thật sự không quan trọng. Nhưng nếu bạn chia sẻ nó lên một nền tảng lớn hơn và sử dụng bản xem trước cho từng chia sẻ liên kết đến web thì Open Graph sẽ giúp bạn xem được bản này một cách chuyên nghiệp đồng thời thúc đẩy người dùng click vào xem nội dung bài viết của bạn.
  • Các thuộc tính cơ bản có trong Open Graph sẽ có nhiệm vụ tối ưu các bài viết và trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Đối với SEO, Open Graph có khả năng giám sát toàn bộ các nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội, tăng tỷ lệ tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao kết quả hiển thị website. Điều này giúp hiệu suất SEO được đẩy mạnh.

Hướng dẫn cách chèn Open Graph vào trong Website

Có hai cách để bạn chèn Open Graph vào trong Website mà bạn có thể áp dụng như sau:

- Cách 1: Chèn Open Graph vào plugin WordPress: Yoast SEO là một plugin Wordpress SEO lý tưởng mà bạn nên ứng dụng để chèn Open Graph:

+ Bước 1: Bạn truy cập vào SEO, chọn Social, di chuyển đến mục Add Open Graph metadata và chọn Enable. Trong bước này, bạn cần chú ý đến hai thuật ngữ sau:

  • Image URL: Bạn có thể thiết lập một hình ảnh mặc định để sử dụng nó khi fanpage hoặc bài viết của bạn không có ảnh đại diện nào.
  • Facebook Insights and Admins: Nếu bạn sử dụng Facebook page và cần thêm dữ liệu cho Facebook Insights thì hãy nhập Facebook app ID của mình.

+ Bước 2: Kết thúc quá trình bằng cách chọn Save Changes.

- Cách 2: Chèn Open Graph theo cách thủ công

+ Bước 1: Mở file function.php, kéo xuống và viết hàm theo hướng dẫn sau:

function doctype_opengraph($output) {

return $output . ‘

xmlns:og="https://opengraphprotocol.org/schema/"

xmlns:fb="https://www.facebook.com/2008/fbml"‘;

}

add_filter(‘language_attributes’, ‘doctype_opengraph’);

+ Bước 2: Sau khi bước đầu tiên được hoàn thành, hàm này sẽ được chèn vào thẻ của website một cách tự động.

+ Bước 3: Chèn thẻ Open Graph.

+ Bước 4: Thực hiện khai báo Open Graph tại add_action(‘wp_head’, ‘fb_opengraph’, 5).

+ Bước 5: Móc hàm nói trên vào hook để nó móc các thẻ Open Graph vào thẻ một cách tự động.

Hướng dẫn cách chèn Open Graph vào trong Website

Một số lỗi Open Graph thường gặp 

Khi thực hiện việc chèn Open Graph, bạn sẽ thường gặp một số lỗi Open Graph cơ bản có thể thấy như:

- Facebook không tải được các hình ảnh khi chia sẻ link website Wordpress: Mặc dù Open Graph đã được tích hợp vào website của bạn nhưng một số lỗi có thể xuất hiện như hình ảnh, mô tả hay tiêu đề không được hiển thị khi chia sẻ link trên Facebook. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do bots Facebook không thể kết nối được với site tại thời điểm nó đang thu thập dữ liệu. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Truy cập trang Sharing Debugger (công cụ chữa lỗi chia sẻ) trên Facebook - > Dán link cần sửa lỗi -> Debug.
  • Bước 2: Sau khi quá trình Debug hoàn tất, bạn chỉ cần ấn tiếp vào nút Scrape Again và chờ trong vài giây để để bots Facebook thu thập lại các dữ liệu.

- Lỗi Incorrect Open Graph Tags: Đây là lỗi phổ biến thường xuất hiện khi Open Graph hiển thị sai thông tin hoặc không nhận được các thẻ og. Bạn hãy thử khắc phục lỗi này theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đảm bảo website của bạn đã định nghĩa sẵn các thẻ og description, og title và og image.
  • Bước 2: Mở https://developers.facebook.com/tools/debug/og/object/ để kiểm tra tình trạng hiện tại của bài viết được Facebook lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Sau đó, dán URL cần sửa lỗi vào ô URL rồi chọn Debug.
  • Bước 3: Bấm vào dòng "Trình gỡ lỗi đối tượng trong Open Graph ở cuối trang rồi chọn "Tìm nạp thông tin trích xuất mới" để Facebook thực hiện nạp lại dữ liệu.
  • Bước 4: Chia sẻ bài viết mới với đầy đủ thông tin về ảnh, nội dung và tên bài viết sau khi Facebook cập nhật thông tin mới.

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, việc tận dụng Facebook để thực hiện việc quảng bá website và tương tác với người dùng luôn là sự lựa chọn mang tính chiến lược đối với các Marketer. Hiểu rõ Open Graph là gì cùng những thông tin tổng quan mà Bizfly Cloud chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra kết nối hữu ích với đầy đủ Description, Thumbnail,.. để lượng tương tác trên mạng xã hội gia tăng theo đúng mong muốn.

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE