On Premise là gì? Phân biệt On – Premise với Cloud trong doanh nghiệp

1106
28-07-2021
On Premise là gì? Phân biệt On – Premise với Cloud trong doanh nghiệp

Điện toán đám mây đang là xu hướng phát triển của ngành công nghệ nói chung nhưng nó không phải giải pháp toàn năng cho mọi vấn đề. Nếu thường xuyên theo dõi những bài viết về điện toán đám mây của BizFly Cloud, chắc hẳn các bạn đã biết về giải pháp On Premise – một khái niệm trái ngược nhưng lại luôn cùng tồn tại với Cloud Computing.

Vậy On Premise là gì và ưu nhược điểm của nó so với Cloud Computing là thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

On Premise là gì?

On Premise là một phương thức triển khai phần mềm, với các chương trình máy tính được cài đặt trên cơ sở hạ tầng tại chỗ của khách hàng thay vì một máy chủ bất kỳ qua Internet như Cloud Server. On Premise đảm bảo sự tin cậy, bảo mật và cho phép doanh nghiệp có quyền kiểm soát sâu hệ thống mà các hệ thống đám mây không thể.

On Premise software được đặt và vận hành trong trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Do đó, nó sử dụng phần cứng điện toán của doanh nghiệp chứ không phải của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Mỗi máy chủ và máy tính trong hệ thống On Premise đều cần có giấy phép riêng cho phần mềm theo dạng mua một lần và sử dụng lâu dài, sau đó các nhà cung cấp phần mềm không còn chịu trách nhiệm cho bảo mật và quản lý mà chỉ có các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

On Premise là gì

On Premise software được đặt và vận hành ở trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp

Ưu nhược điểm của On Premise

Mọi thứ đều có hai mặt và On Premise cũng vậy. Cùng một tính chất trong những điều kiện nhất định có thể là ưu điểm nhưng cũng có thể trở thành nhược điểm trong những trường hợp khác.

Tiêu chí

Ưu điểm

Nhược điểm

Giá thành

Chi phí thấp hơn trong dài hạn: chỉ cần bỏ tiền mua giấy phép một lần cộng với chi phí bảo trì hàng năm có thể thấp hơn đáng kể so với trả tiền thuê bao tháng cho dịch vụ đám mây khi tính trong dài hạn.

Yêu cầu vốn đầu tư lớn đáng kể cho phần cứng và cơ sở hạ tầng ban đầu.

Khả năng kiểm soát và quản lý

On Premise cho phép người dùng toàn quyền điều khiển và quản lý, đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp cần đặt sự an toàn dữ liệu lên hàng đầu.

Toàn quyền điều khiển đồng nghĩa với yêu cầu hiểu rõ hoàn toàn mọi khía cạnh của hệ thống, chịu trách nhiệm bảo trì và nâng cấp trong lâu dài do đó doanh nghiệp cần một bộ phận IT chuyên dụng trình độ cao.

Bảo mật

Cho phép tự thực thi các chính sách bảo mật và thủ tục an toàn, phù hợp với các ngành nghề nhạy cảm dữ liệu.

Yêu cầu bộ phận IT riêng để tự triển khai và quản lý.

Khả năng truy cập

Không phụ thuộc kết nối Internet, hệ thống luôn đảm bảo tính sẵn sàng ở tốc độ cao nhất, gần như không có downtime.

Tốc độ, độ tin cậy và tính sẵn sàng dịch vụ phụ thuộc vào đường truyền và chất lượng nhà cung cấp.

Ưu nhược điểm của On Premise

On Premise cho phép người dùng toàn quyền điều khiển và quản lý

So sánh On – Premise với Cloud sử dụng trong doanh nghiệp

Tiêu chí

On Premise

Cloud

Triển khai

Tài nguyên được triển khai tại chỗ, trong cơ sở hạ tầng IT của doanh nghiệp. mọi giải pháp bảo trì và vận hành đều tự thực hiện.

Trong đám mây công cộng (public cloud), mọi tài nguyên đều được đặt trong hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ.

Giá thành

Trong ngắn hạn giá thành có thể cao hơn nhiều so với đám mây do đầu tư hạ tầng phức tạp, cộng với chi phí bảo trì và vận hành thường niên.

Chỉ cần trả tiền cho những tài nguyên thực sự được sử dụng, không cần vốn đầu tư ban đầu.

Khả năng kiểm soát & quản lý

Toàn quyền kiểm soát dữ liệu và quản lý hệ thống, chủ động nhưng cũng cần nhân lực nhiều hơn.

Phụ thuộc vào server của bên thứ ba, bị động khi có sự cố tuy nhiên không cần nhiều nhân lực IT.

Bảo mật

Bảo mật tốt hơn cho những doanh nghiệp với lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm,…

Không chắc chắn về tính bảo mật do vận hành qua Internet và hạ tầng bên thứ ba.

So sánh On – Premise với Cloud sử dụng trong doanh nghiệp

Nền tảng phần mềm nào sẽ đi đầu trong tương lai?

Với những so sánh nêu trên, rõ ràng phần mềm đám mây là nền tảng có nhiều ưu thế và sẽ chiếm ưu thế phát triển trong tương lai. Một số bằng chứng thực tế cũng chỉ ra xu hướng này:

  • Quy mô thị trường điện toán đám mây toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 371,4 tỷ USD vào năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025, với Tốc độ tăng trưởng hàng năm tổng hợp (CAGR) là 17,5% trong giai đoạn dự báo.
  • Tỷ lệ chi tiêu cho CNTT đang chuyển sang đám mây, và sẽ tăng nhanh sau cuộc khủng hoảng COVID-19. Đám mây dự kiến chiếm 14,2% tổng thị trường chi tiêu cho CNTT của doanh nghiệp toàn cầu vào năm 2024, tăng từ 9,1% vào năm 2020.
  • Lợi nhuận thực tế của những nhà sản xuất phần mềm sử dụng điện toán đám mây tăng tới 10,3% mỗi năm (theo drip.com) và con số này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Những báo cáo cũng cho thấy SaaS đang được sử dụng bởi 64% những công ty vừa và nhỏ.

Những con số trên không có nghĩa là nền tảng On Premise sẽ không còn được sử dụng nữa, thay vào đó nó vẫn sẽ tồn tại song song với Cloud và có chỗ đứng riêng trong những lĩnh vực đặc thù yêu cầu bảo mật cao.

Chuyển dịch sang đám mây là xu hướng tất yếu trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp của mô hình On Premise trong lĩnh vực CNTT. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để cân nhắc lựa chọn giữa đám mây và On Premise để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

SHARE