Những thông tin cần biết về sơ đồ hệ thống mạng LAN trong công ty
Mạng LAN là một hệ thống mạng kết nối những thiết bị mạng với nhau nhưng ở phạm vi khá nhỏ (nhà ở, văn phòng,... ). Trong mạng LAN các máy tính có thể dễ dàng liên kết, chia sẻ tài nguyên với nhau. Khi đó quản trị viên mạng cần nắm bắt được rõ những nguyên lý, cách thức hoạt động của các thành phần có trong mạng LAN để kịp thời xử lý những sự cố không mong muốn có trong mạng LAN.
Hiện nay, các dòng máy tính bàn hay thậm chí cả laptop cũng đều được hỗ trợ kết nối mạng LAN nhanh chóng, dễ dàng.
Những thành phần cơ bản có trong mạng LAN là gì?
Đối với một hệ thống của mạng LAN, tùy thuộc vào quy mô lớn, hay mục đích sử dụng mà sẽ có những thành phần cơ bản khác nhau. Một số thành phần hay gặp nhất ở trong mạng LAN là: Modem, router, switch, máy tính, máy chủ, thiết bị phát wifi, máy in, cáp kết nối,...
Modem
Modem là một thiết bị được cung cấp do nhà mạng, với chức năng chính chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện. Một Modem thông thường sẽ phát ra được Wifi và những tính năng cơ bản nhất của một router. Với các nhà mạng khác nhau sẽ có những modem hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào gia đình bạn đang sử dụng mạng gì.
Router
Router được biết đến là thiết bị chuyển tiếp những gói tin trong LAN và giữa LAN với mạng ngoài. Một router được hoạt động với mục đích liên kết các thành phần có trong mạng và các mạng khác nhau. Router đó sẽ có khả năng chịu tải mạnh hơn nhiều so với các modem. Chính vì vậy mà cần router để xử lý được số người dùng trong mạng LAN.
Switch
Switch được biết đến là thiết bị giúp chuyển mạch và là thiết bị giúp kết nối các thiết bị mạng với nhau. Được biết Switch có chức năng kết nối với các router và kết nối đến nhiều máy tính, máy in,...Chính vì vậy mà khi gặp tình trạng mạng chậm hay mất mạng phần lớn lỗi là do Switch.
Sơ đồ của hệ thống mạng LAN trong công ty
Dưới đây là một số sơ đồ hệ thống mạng LAN trong công ty thường thấy như:
Đối với công ty nhỏ
Với những công ty nhỏ chỉ dưới 20 người sử dụng mạng thì mô hình hệ thống mạng LAN khá đơn giản và không yêu cầu quá cao. Từ modem nhà mạng nối ra switch cho đến switch nối ra những máy tính, máy in hay thiết bị wifi.
● Ưu điểm của sơ đồ này là: Đơn giản, dễ triển khai, quản lý và xử lý sự cố một cách dễ dàng.
● Nhược điểm: Đối với sơ đồ hệ thống mạng LAN này chỉ áp dụng với số người sử dụng mạng ít. Không áp dụng với phạm vi rộng nhiều người sử dụng.
Mô hình mạng công ty lớn
Mô hình sử dụng mạng đối với những công ty lớn có thể từ vài chục, vài trăm cho đến vài nghìn người sử dụng, chia thành những khối khác nhau. Có thể thấy từ vùng server farm, DMZ, core, access, storage,...Server Farm được biết là các server chạy các dịch vụ nội bộ, không trực tiếp truy cập được internet.
DMZ được biết là vùng đặt các server cho phép người sử dụng có thể thoải mái dùng internet để truy xuất và tương tác dữ liệu. Những dịch vụ có thể kể đến như là mail, web, ftp...
● Ưu điểm: Mô hình này được đảm bảo an toàn tuyệt đối, chặt chẽ.
● Nhược điểm: Hệ thống khá phức tạp chính vì vậy cần có kiến thức chuyên môn cao để có thể quản lý được hệ thống mạng lớn này.
Công dụng của mạng LAN là gì?
Được biết mạng LAN đóng một vai trò khá lớn đối với cuộc sống hiện đại như ngày nay. Bất cứ một công ty hay tổ chức hay cá nhân nào muốn quản lý được dữ liệu nội bộ hay muốn kết nối trực tiếp với nhau đều phải thông qua mạng LAN.
Mạng LAN có thể giúp các thiết bị về máy tính, điện thoại di động, laptop có thể truy cập được internet một cách đơn giản, dễ dàng bất cứ lúc nào. Vì vậy mà mạng LAN được sử dụng khá phổ biến khá rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Hy vọng rằng một số kiến thức cơ bản trên đây về sơ đồ hệ thống mạng LAN trong công ty có thể giúp các bạn hiểu được phần nào về mạng LAN cũng như thành phần của nó. Chúng tôi cũng mong muốn rằng qua bài viết này có thể giúp các bạn lựa chọn được một mô hình mạng LAN phù hợp với doanh nghiệp của mình.