Nhà đầu tư huyền thoại cảnh báo các chính phủ sẽ loại bỏ tiền điện tử
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu Bitcoin đã dành được một chỗ đứng đáng kể trên thị trường tiền điện tử kể từ khi nó được tạo ra cách đây hơn 10 năm.
Giá bitcoin từng tăng vọt lên khoảng 20.000 USD/bitcoin vào cuối năm 2017, đưa tiền điện tử thành tâm điểm của sự chú ý trên toàn cầu, khiến các chính phủ phải kiểm soát việc sử dụng chúng và những công ty có ý muốn tạo ra đồng tiền của riêng họ như Facebook.
Giờ đây, nhà đầu tư huyền thoại Jim Rogers cảnh báo rằng bitcoin và "các loại tiền ảo tương tự ngoài tầm ảnh hưởng của chính phủ" sẽ không được phép sống sót trên mạng - và cho rằng giá bitcoin đang hướng về zero.
"Nếu tiền điện tử thành công như tiền thật, thay vì là một hình thức đánh bạc như ngày nay, thì chính phủ sẽ biến tiền điện tử thành bất hợp pháp và loại bỏ nó", Rogers nói với hãng tin Aera dot của Nhật Bản.
Rogers có lẽ được biết đến nhiều nhất với vai trò đồng sáng lập Quỹ lượng tử QMCO cùng với một nhân vật cũng "huyền thoại" không kém là George Soros và đã tiếp tục khẳng định mình là một nhân vật của giới truyền hình và truyền thông.
Bitcoin, vẫn chủ yếu được sử dụng như một công cụ đầu cơ, đã thu hút sự chú ý trong những tháng gần đây khi đại dịch virus corona lan rộng và các chính phủ đã có những hành động "cực đoan" để hỗ trợ nền kinh tế của họ.
Mỹ đã phân bổ gần 3 nghìn tỷ USD cho các hoạt động trợ giúp kinh tế liên quan đến virus corona và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ.
Các nhà đầu tư nổi tiếng như Paul Tudor Jones, Dan Tapiero và Raoul Pal đã gọi bitcoin là một cách thức đầy tiềm năng để chống lại lạm phát do những biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ của ngân hàng trung ương có thể mang lại, mặc dù bitcoin vẫn còn lâu mới được sử dụng như "tiền thật". Khoảng 11 triệu bitcoin, tương đương 60% nguồn cung hiện tại, đã không hoạt động trong cả năm qua, theo một báo cáo mang tính nghiên cứu gần đây được Digital Asset Data công bố – một điều cho thấy rằng các nhà đầu tư đang "mua để nắm giữ".
Tuy nhiên, các chính phủ trên khắp thế giới, được thúc đẩy bởi những nỗ lực số hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và kế hoạch tạo ra một loại tiền kỹ thuật số lấy cảm hứng từ bitcoin của Facebook, đã đẩy nhanh nỗ lực của họ để mang tiền và việc chi tiêu lên mạng internet. "Chính phủ thích tiền điện tử. Bởi vì với loại tiền này, bạn có thể theo dõi khi nào, ở đâu, ai đã chi số tiền nào. Chính phủ sẽ kiểm soát nhiều người hơn thông qua tiền điện tử", Rogers nói.
"Chính phủ muốn biết tất cả mọi thứ. Tiền điện tử có thể kiểm soát sẽ sống sót và những đồng tiền ảo vượt quá tầm ảnh hưởng của chính phủ sẽ bị xóa sổ".
Nhiều người trong cộng đồng bitcoin xem tiền điện tử như là một cách chống lại sự xâm phạm của chính phủ và một số người lo sợ rằng một đồng USD kỹ thuật số được đề xuất có thể trao thêm quyền lực cho nhà nước. Những bình luận của Rogers có thể "đổ thêm dầu vào lửa" cho những nỗi sợ hãi đó. "Chính phủ có những thứ mà những người làm việc với tiền ảo không có. Đó là một khẩu súng", Rogers nói.
Giá bitcoin, hiện vẫn rất biến động và dễ bị dao động mạnh, ngày càng được Phố Wall theo dõi khi họ tung ra các dịch vụ bitcoin và tiền điện tử, cũng như tiếp nhận khách hàng trong lĩnh vực này.
Rogers nghĩ rằng giá trị lâu dài của bitcoin là không được sáng sủa lắm, và dự đoán cuối cùng đồng tiền này sẽ sụp đổ.
"Tôi tin rằng tiền ảo, mà đại diện cho nó là bitcoin, sẽ giảm và cuối cùng trở thành con số không. Đây là một bong bóng rõ ràng nhưng tôi không biết giá nào là phù hợp. Tiền ảo không phải là mục tiêu đầu tư. Nó chỉ là một hình thức đánh bạc", Rogers cho biết thêm.
Mặc dù vậy, Rogers thừa nhận bitcoin có thể là loại tiền điện tử tồn tại lâu nhất.
"Nhiều đồng tiền điện tử đã xuất hiện và biến mất, vì vậy theo thời gian chúng ta sẽ thấy", ông nói, sau khi những bình luận của ông được Aera dot xuất bản.
Tham khảo: Forbes
Lê Thanh Hải
GenK
>> Có thể bạn quan tâm: Trung Quốc đang "khai tử" tiền giấy thế nào và Việt Nam có cơ hội gì trên con đường hướng tới không tiền mặt?