Nếu bạn vẫn còn sử dụng những công cụ bảo mật lỗi thời, hãy chuẩn bị tinh thần bị tấn công

1564
06-06-2019
Nếu bạn vẫn còn sử dụng những công cụ bảo mật lỗi thời, hãy chuẩn bị tinh thần bị tấn công

Theo Bizfly Cloud tìm hiểu, theo kịp xu hướng công nghệ đối với doanh nghiệp là một nhiệm vụ khá khó khăn. Công việc này đòi hỏi thời gian, tiền bạc và rất nhiều sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, có một vấn đề tồn tại là trong khi mọi người vđều đang hối hả để ứng dụng nhiều thiết bị di động hơn, tận dụng kiến trúc đám mây, triển khai các chiến lược DevOps …, hầu như không ai quan tâm tới vấn đề an ninh. Mặc dù có vẻ khá rõ ràng đối với hầu hết mọi người rằng môi trường làm việc hiện đại cần các giải pháp bảo mật hiện đại, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 93% số người được hỏi đang triển khai các công cụ bảo mật trong hệ thống cố định hiện tại trên đám mây. Nhưng sử dụng các công cụ bảo mật đã cũ này cũng giống như mua một chiếc két sắt đời mới đắt tiền nhưng lại dùng một chiếc chìa khóa giá rẻ. Bạn không bao giờ có thể bảo đảm an toàn cho một môi trường hiện đại theo cách đó.

Môi trường linh hoạt đòi hỏi những phương án linh hoạt

Cách thông thường mọi người vẫn làm để bảo vệ môi trường là chi tiền cho phần mềm chống virus và tường lửa với suy nghĩ rằng bạn đã làm tất cả những gì có thể, những việc còn lại sẽ do phần mềm lo. Đó là bởi vì môi trường truyền thống là hữu hạn và có những giới hạn có thể bảo mật bằng firewall. Môi trường hiện đại trong khi đó lại có kiến trúc khác hoàn toàn và ngoài cơ sở hạ tầng tại chỗ, bạn có thể có ít nhất 2 đám mây công cộng liên quan và một mạng lưới chằng chịt các mạng kết nối với nhau. Ngoài ra, những kẻ rình rập cũng trở nên tinh vi hơn, thậm chí các hệ thống cũ có thể gặp phải cả những kẻ xâm nhập không có nhiều kiến thực nhưng lại có khả năng mua phần mềm độc hại tinh vi hoặc các dịch vụ tấn công DDoS giá rẻ.

Và do đó khái niệm về bảo mật hiện đại là mọi thứ luôn dịch chuyển và bạn không bao giờ chuẩn bị hay thực hiện đủ.

Khi bảo vệ một môi trường linh hoạt, ảo và có tính kết nối cao, hệ thống phòng thủ truyền thống không đủ phức tạp để xử lý. Ngoài ra, phần mềm độc hại hiện đại trở nên vô hình và không để lại dấu vết trước các hệ thống phòng thủ lỗi thời. Đó là bởi vì nhu cầu ngày nay không chỉ bảo vệ phần cứng, mà còn là các phần mềm và dữ liệu phi cấu trúc mà nó gửi qua Internet.

Các công cụ bảo mật hiện đại có tính chủ động cao hơn

Nếu bạn vẫn còn sử dụng những công cụ bảo mật lỗi thời, hãy chuẩn bị tinh thần bị tấn công - Ảnh 1.

Trái ngược hoàn toàn với các công cụ truyền thống có thể chỉ cần cài đặt và để hệ thống tự chạy cho đến thời điểm cần setup lại, các công cụ hiện đại hoạt động theo phương thức liên tục theo dõi, kiểm tra, cảnh báo và báo cáo theo thời gian thực. Phương thức liên tục này rất quan trọng trong môi trường làm việc hiện nay, khi mà có vấn đề nào đó luôn thay đổi và để bảo vệ, chúng ta không chỉ cần theo dõi các thay đổi mà còn cần hiểu tại sao chúng lại xảy ra. Đây là lý do tại sao các công cụ giám sát đám mây hiện đại lại tích hợp tính năng xuất biểu đồ thể hiện chi tiết các số liệu hiệu suất tính theo từng phút. Các thông tin có thể bao gồm thời gian phản hồi trung bình, tỷ lệ lỗi, số lượng request, thông lượng, thời gian phản hồi cao điểm và số lượng người dùng. Ngoài ra, các mức tiêu chuẩn hoặc benchmark sẽ được thiết lập trước để trong trường hợp vi phạm, các thông báo sẽ được gửi cho các bên liên quan bằng email hoặc SMS.

Với các mạng lưới phức tạp tạo nên môi trường mạng hôm nay, các công cụ hiện đại xử lý vấn đề bằng cách chủ động đẩy lưu lượng thử nghiệm qua môi trường và xem nó di chuyển qua mạng. Phương pháp này hoạt động như một dạng thử nghiệm được kiểm soát, trong đó mô phỏng các kịch bản cụ thể mà các công cụ trước kia không thể sao chép được. Qua đó, phương pháp cũng lý tưởng khi dùng để đo các số liệu cụ thể như độ trễ giữa hai thiết bị ở hai đầu của mạng WAN. Một điều quan trọng cần nhớ là những kẻ tấn công đang chủ động tìm kiếm các mục tiêu đã lỗi thời và dễ dàng xâm phạm, cách duy nhất để chống lại là sử dụng các công cụ chủ động tìm kiếm các lỗ hổng và khắc phục chúng trước khi kẻ xấu phát hiện ra.

Công cụ hiện đại được lập trình thông minh hơn

Nếu bạn vẫn còn sử dụng những công cụ bảo mật lỗi thời, hãy chuẩn bị tinh thần bị tấn công - Ảnh 2.

Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc ghi chép nhật ký và thu thập dữ liệu, các công cụ bảo mật cần phải đủ thông minh để hiểu được các làn sóng thông tin đang liên tục bắn phá hệ thống. Tất cả những dữ liệu đó tạo ra các bộ dữ liệu cực lớn, đòi hỏi các giải pháp giám sát đám mây thông minh cùng các phân tích tinh vi để dịch tất cả dữ liệu phi cấu trúc đó thành thông tin hữu ích và có thể sử dụng được. Nếu như việc truy vấn các bộ dữ liệu khổng lồ như vậy là không khả thi trong quá khứ, ngay cả với siêu máy tính, các công cụ bảo mật hiện đại thực hiện điều này một cách dễ dàng nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và xử lý các bộ dữ liệu lớn này. Trên thực tế, trí tuệ nhân tạo có thể xử lý hàng terabyte dữ liệu một lúc, hiểu và đề xuất các hành động phù hợp, và tất cả quá trình chỉ mất một phần nghìn giây.

AI tăng cường khả năng bảo mật cho toàn bộ hệ thống, biến dữ liệu thành một bách khoa toàn thư thông minh với tốc độ truy vấn chỉ trong chớp mắt. Ngoài việc giúp các công cụ bảo mật hiện đại diễn giải Big Data một cách hiệu quả, AI còn được sử dụng để phát hiện dấu hiệu bất thường, nhận dạng mẫu, phân tích tương quan và tự động đặt benchmark để không cần thiết lập ngưỡng xác định trước. Trong trường hợp hiếm hoi mà dữ liệu bằng cách nào đó vượt ngoài giới hạn hệ thống, AI có thể chọn lọc bỏ qua dữ liệu mà nó cảm thấy ít quan trọng nhất. Khi được so sánh với các hệ thống bảo mật cũ như bộ phần mềm chống vi-rút, các công cụ bảo mật kết hợp AI nằm ở một cấp độ hoàn toàn khác.

Các công cụ hiện đại thường có nền tảng đám mây

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, không giống như các giải pháp bảo mật cũ, các công cụ hiện đại có nền tảng đám mây và được thiết kế để phù hợp với các môi trường phân tán và phức tạp ngày nay. Điều này có nghĩa là chúng không chỉ được đặc biệt thiết kế để đảm bảo hiệu suất công việc trong các công nghệ container và các serverless mà còn hướng tới mục tiêu tương thích với các công nghệ nền tảng đám mây khác trong tương lai. Đám mây cũng bao gồm nhiều tính năng như tự động mở rộng quy mô, triển khai liên tục và quản lý tự động. Trong môi trường đám mây, việc tương tác giữa các thành phần khác nhau trong ứng dụng được thực hiện thông qua các dịch vụ API tiêu chuẩn. Tự động hóa cũng là một phần quan trọng trên nền tảng đám mây, ngoại trừ phân tích và cấu hình thủ công, các tác vụ quản lý khối lượng công việc chung đều được thực hiện tự động.

Các công cụ bảo mật nền tảng đám mây được xây dựng trên microservice hoặc kiến trúc dựa trên container, có dung lượng siêu nhẹ, cho khả năng xử lý cực kỳ nhanh chóng, và tập trung. Một vài ví dụ điển hình về việc tận dụng lợi thế của kiến trúc microservice có thể kể đến Google, Netflix, Twitter và eBay. Microservice hoạt động dựa trên nguyên lý chia nhỏ một ứng dụng thành các thành phần chức năng độc lập ở dạng nhỏ nhất, gúp giảm chi phí, đơn giản hóa việc phát triển, triển khai và quản lý. Ngoài tốc độ và hiệu quả tăng lên, các công cụ đám mây cho phép mức độ mở rộng, độ co giãn, triển khai liên tục và hiệu quả mà không có công cụ cố định nào có thể hy vọng đạt được trong môi trường làm việc hiện nay.

Theo Techgenix 

>> Có thể bạn quan tâm: Cách bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp trên đám mây

SHARE