Lượng dữ liệu chúng ta tạo ra sẽ biến Trái Đất thành "quả cầu số", khi số bit dữ liệu nhiều hơn cả nguyên tử

1030
21-08-2020
Lượng dữ liệu chúng ta tạo ra sẽ biến Trái Đất thành "quả cầu số", khi số bit dữ liệu nhiều hơn cả nguyên tử

Bizfly Cloud chia sẻ - Bằng thí nghiệm, nhà nghiên cứu Vopson muốn chứng minh rằng bit dữ liệu có khối lượng, và ông đưa dự đoán chúng sẽ bằng một nửa khối lượng Trái Đất trong vào 225 năm nữa.

Ngay lúc này đây, kim loại và nhiên liệu hóa thạch đang cung cấp năng lượng cho các trang trại server và các cấu trúc cơ sở hạ tầng internet nhằm biến những dòng chữ kỹ thuật số này thành thông tin và dữ liệu. Theo thông cáo báo chí mà Melvin Vopson, một nhà vật lý lý thuyết và giảng viên tại Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh mới gửi đi thì tất cả những bit dữ liệu này rồi sẽ nhiều hơn cả lượng nguyên tử có mặt trên Trái Đất.

Theo Vopson, hành tinh xanh rồi sẽ biến thành một khối cầu dữ liệu khổng lồ.

Vopson không chỉ nói tới việc công nghệ số tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên ra sao, mà ông tính toán cả lượng bit máy tính chúng ta đang tạo ra ngày một nhiều. "Quả thực quá trình tăng trưởng của thông tin kỹ thuật số là không thể dừng lại. Theo IBM và nhiều bên nghiên cứu big data khác, 90% dữ liệu của thế giới ngày nay được tạo ra trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo một cách nào đó, đại dịch Covid-19 tăng tốc độ tạo ra nội dung số mới theo một cách chưa từng có tiền lệ", ông Vopson viết.

Lượng dữ liệu chúng ta tạo ra sẽ biến Trái Đất thành quả cầu số, khi số bit dữ liệu nhiều hơn cả nguyên tử - Ảnh 1.

Bằng thí nghiệm, Vopson muốn chứng minh rằng bit dữ liệu có khối lượng, và ông đưa dự đoán chúng sẽ bằng một nửa khối lượng Trái Đất trong vào 225 năm nữa.

Bằng thí nghiệm, Vopson muốn chứng minh rằng bit dữ liệu có khối lượng, và ông đưa dự đoán chúng sẽ bằng một nửa khối lượng Trái Đất trong vào 225 năm nữa.

Ta có thể nghĩ tới những tương lai đen tối chỉ hiện hữu trong các bộ phim giả tưởng, như khi ta phải lột vỏ Trái Đất làm chỗ đặt server hay đốt cháy những gì còn lại để mà đủ năng lượng nuôi sống hạ tầng cơ sở máy tính đang ngày một lớn. Nhưng những gì Vopson nêu ra xa xôi hơn thế nhiều: năm 2019, ông nêu giả thuyết cho rằng thông tin là dạng thứ năm của vật chất.

"Thực tế, ý tôi là 'thông tin' không chỉ đơn thuần là dạng thứ năm của vật chất bên cạnh rắn, lỏng, khí và plasma, mà còn có thể trở thành dạng vật chất chiếm ưu thế trong Vũ trụ", Vopson viết.

Ý tưởng này phát triển dựa trên nền móng mà Einstein và nhiều nhà khoa học đời sau xây nên. Trong nhiều năm nghiên cứu, đã không ít người cố gắng tính toán cả khối lượng của thông tin.

Theo các phép tính của Vopson, tổng khối lượng của toàn bộ thông tin ta tạo ra trong vòng một năm ít hơn một hạt gạo, có lẽ tương đương với cân nặng của một con khuẩn E. coli. Nhưng tiềm năng phát triển của chúng khiến nhà vật lý lý thuyết lo lắng: trong trường hợp lượng thông tin số tăng trưởng 50% hàng năm, thì nửa số khối lượng hành tinh ta đang sống sẽ là bit điện tử chỉ sau 225 năm nữa.

"Trong trường hợp này, giả định rằng giới hạn năng lượng được giải quyết, ta có thể mường tượng ra tương lai mà tại đó, đa số sự vật được giả lập bằng máy tính và bit điện tử cũng như code sẽ chiếm thế thượng phong", nghiên cứu của Vopson kết luận.

Lượng dữ liệu chúng ta tạo ra sẽ biến Trái Đất thành quả cầu số, khi số bit dữ liệu nhiều hơn cả nguyên tử - Ảnh 2.

Hành động tạo ra dữ liệu sẽ sớm "số hóa" Trái Đất?

Một điểm đáng chú ý: ước tính của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDC, sử dụng dữ liệu khác và mới hơn những gì Vopson dựa nên để viết báo cáo, thì lượng dữ liệu tạo ra thường niên còn cao hơn những gì Vopson nói, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng hàng năm của dữ liệu trong vài năm tới sẽ rơi vào khoảng 26%. Tức là dự đoán "viễn cảnh 2245" của Vopson cũng có chút cơ sở để thành hiện thực.

Tuy nhiên, David Wolpert, nhà vật lý học tại Viện nghiên cứu Santa Fe không tỏ ra quá lo lắng về "đại họa thông tin" mà Vopson nêu lên. "Nghiên cứu này chỉ ra một vài vấn đề rất thú vị của vật lý, tuy nhiên vì quy mô thời gian tính bằng thế kỷ, ta lại cần lo lắng về khía cạnh kinh tế [hơn là vật lý]", Wolpert nói.

Nhà vật lý học tới từ Viện nghiên cứu Santa Fe nêu ra một ví dụ như thế này:

"Để thuận theo tinh thần nghiên cứu của Vopson, tôi nêu ví dụ về thị trường đồ lót nữ toàn cầu tăng trưởng với tốc độ xấp xỉ 9,4% … Ứng phép ngoại suy để du hành 500 năm tới tương lai, chúng ta có giá trị khổng lồ của 3 USD x 10^19, chắc chắn sẽ khiến kinh tế thế giới sụp đổ (và nhiều khả năng cả hệ sinh thái nữa). Kết luận lại, thì rõ ràng nhân loại sẽ phải đón nhận thảm đại họa đồ lót".

Dù ý tưởng của Vopson về việc coi thông tin là vật chất vẫn chưa được kiểm chứng bằng thực nghiệm,  ta vẫn phải gãi cằm mà xét tới tốc độ tăng trưởng của xã hội số đang ngày một nhanh, bên cạnh những ảnh hưởng của nó tới cả môi trường, hệ sinh thái và cả chính Trái Đất.

Tham khảo CNET/GenK

>> Có thể bạn quan tâm: Microsoft tiết lộ những cách mà người dùng có thể vô tình bị tấn công

Bizfly Cloud là nhà cung cấp đám mây đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây của Bộ TT&TT. Hệ sinh thái đám mây do Việt Nam phát triển và làm chủ, cung cấp đa dịch vụ với chi phí thấp nhất. Tham khảo và trải nghiệm miễn phí dịch vụ tại: https://bizflycloud.vn/
SHARE