Livestreaming – Xu hướng mới nhất sẽ thống trị trong ngành ecomerce
Livestreaming tại Trung Quốc đang thực sự trở thành những cơn bão, với doanh thu dự kiến đạt hơn 135 tỷ USD vào cuối năm 2020. Và xu hướng này đang được các quốc gia phía bên kia bán cầu nhanh chóng nắm bắt.
Nói đến livestreaming ở các nước phương Tây, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là chơi game. Có thể lấy Twitch làm ví dụ nổi bật nhất.
Được thành lập vào năm 2011, Twitch là nền tảng trò chơi livestream phổ biến nhất thế giới với hơn hai triệu streamer mỗi tháng. Tại đây họ có thể tương tác trực tuyến với những người đăng ký kênh từ khắp nơi trên thế giới.
Thế nhưng tại Trung Quốc, livestreaming lại trở thành 1 "cách nói khác" của online shopping, một "kim chỉ nam" của những người mua sắm trực tuyến tại quốc gia tỷ dân - nơi họ có thể nghiên cứu sản phẩm mới và ra quyết định mua gì.
Trung Quốc vẫn đang ở top đầu xu hướng Livestream
Online shopping qua kênh livestreaming sử dụng người nổi tiếng review và giới thiệu sản phẩm tại Trung Quốc đang ngày càng phổ biến rộng rãi.
Các KOLs/Influencers – người ảnh hưởng, người nổi tiếng hay chỉ đơn giản là các livestreamer chuyên nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm và trực tiếp giải đáp các câu hỏi từ khán giả.
Livestreams diễn ra trong thời gian thực và được xem nhiều trên điện thoại thông minh, đang cho thấy tiềm năng tạo ra những trải nghiệm mua sắm khác biệt chưa từng có.
Kết quả nhận được rất ấn tượng.
Lấy ví dụ Li Jiaqi, còn có biệt danh là "Lipstick Brother", một trong những cái tên "vàng" trong làng livestream Trung Quốc với những buổi phát sóng thu hút tới vài triệu người xem. Anh chàng nổi tiếng với việc bán các sản phẩm trị giá hàng trăm nghìn đô la trong một phiên.
Li Jiaqi giải thích với 36Kr, một trang web tin tức của Trung Quốc: "Chúng tôi đã từng sử dụng kênh bán hàng trực tiếp: Tôi sẽ đến gặp bạn, dành một giờ để giúp bạn trang điểm, và bán được một sản phẩm trị giá 2.000 NDT (khoảng 300 USD) sau đó. Nhưng sau khi trở thành một livestramer, tôi có thể bán được tới 2 triệu NDT (300.000 USD) chỉ trong một giờ ".
Trung Quốc hiện vẫn đang là quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc kết hợp linh hoạt và hiệu quả livestreaming với online shopping.
Đến cuối năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ có 524 triệu người dùng sử dụng livestreaming. Con số này sẽ tương đương với khoảng 40% người Trung Quốc và 62% người dùng internet tại quốc gia này trở thành các livestreamer. Tổng quy mô ngành livestreaming ecommerce tại Trung Quốc đạt 433,8 tỷ NDT vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm 2020.
Các buổi livestreaming diễn ra trong nền tảng eCommerce, cho phép người theo dõi mua các mặt hàng mà họ thấy ngay lúc đó trên cùng một ứng dụng.
Các tên tuổi eCommerce hàng đầu Trung Quốc đặt cược lớn vào livestreaming
Taobao Live lần đầu ghi nhận lượng khách hàng doanh nghiệp tăng gấp 7 lần vào tháng 2 năm 2020, trong khi các phiên phát trực tiếp của Pinduoduo tăng gấp 5 lần.
Cũng trong năm nay, với sự tác động từ COVID-19, cuộc chơi tất nhiên lại thêm phần sôi động - doanh thu từ livestreaming được dự đoán tổng kết tăng gấp đôi lên 961 tỷ RMB (136 tỷ USD).
JD và WeChat đều đồng ý rằng livestream là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà các team sale tại Trung Quốc cần phải rèn luyện và thành thục hiện nay. Các team ở phía bên kia bán cầu và các team ở các quốc gia "bạn bè láng giềng" của Trung Quốc có lẽ cũng sẽ cần phát triển khả năng này để chuẩn bị sẵn sàng một khi xu hướng thực sự mở ra một chân trời ở đây.
Amazon quyết định tham gia cuộc chơi
Sự ra mắt của Amazon Live vào đầu năm nay đã khẳng định tham vọng tham gia vào thị trường livestreaming của Amazon với mong muốn cá nhân hóa mọi trải nghiệm mua hàng một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
Facebook, Instagram cũng nhanh nhẹn "nắm bắt" thị trường
Facebook chắc chắn cũng sẽ không bỏ lỡ thị trường hứa hẹn này. Mạng xã hội lớn nhất thế giới đã thử nghiệm tính năng phát livestream trong Cộng đồng Marketplace để giúp người bán tăng hiệu quả bán hàng .
Tính năng này cung cấp cho khách hàng một nút chụp màn hình cho phép họ chụp ảnh các mặt hàng được người bán giới thiệu và nhắn tin trực tiếp cho người bán. Người bán sau đó sẽ gửi yêu cầu thanh toán của họ thông qua Facebook Messenger.
Instagram cho phép người dùng phát trực tiếp bằng tính năng Instagram Live trong Instagram Stories và hiện cũng đang "ấp ủ" tính năng Checkout mới, cho phép người dùng duyệt, mua sắm và thanh toán các sản phẩm mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Khi công bố sự ra mắt của Facebook và Instagram Shops vào cuối tháng 5 năm 2020, Facebook đã chỉ ra rằng họ đang thử nghiệm chức năng mua sắm trực tiếp có thể sớm ra mắt.
Tóm lại - các thương hiệu phải khai thác sức mạnh của phát trực tiếp.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi người muốn xem và được truyền cảm hứng từ những gì người khác làm, cho dù đó là trên Snapchat, Instagram Stories hay Twitch.
Các chương trình truyền hình thực tế có thể đã mất đi phần nào sức hút vì sự hấp dẫn của truyền hình không theo yêu cầu ngày càng giảm, nhưng xu hướng mới nhất cho chúng ta biết rằng mọi người muốn bước vào cuộc sống của người khác.
Phát trực tiếp là xu thế tiếp theo của hành vi của con người và người tiêu dùng - và điều quan trọng là các thương hiệu phải nắm bắt và khai thác hiện tượng mạnh mẽ này.
Tiềm năng phát triển rộng mở trong tương lai
Sớm thôi làn sóng sẽ lan rộng trên khắp thế giới, và có thể sẽ thống trị trên các kênh, mạng xã hội toàn cầu. Và chiến lược khôn ngoan luôn là nắm lấy cơ hội ngay từ lúc bắt đầu.
Có thể thấy hầu như các nền tảng lớn đều đã tích hợp các công cụ hỗ trợ livestreaming, nhiệm vụ của người bán hàng lúc này sẽ là làm sao để tận dụng tối ưu nhất tất cả các kênh và tiếp cận càng nhiều người xem tiềm năng nhất có thể.
Công cụ livestreaming do Bizfly Cloud cung cấp cho phép người dùng có thể đồng thời phát trực tiếp trên tất cả các nền tảng mà người dùng tích hợp vào công cụ, nhằm tăng hiệu quả bán hàng, khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu nhiều nhất có thể.
Một số tính năng phát livestreaming nổi bật khác:
- Phát video trực tuyến với chất lượng ổn định, tối ưu
- Phân phối video với chất lượng phù hợp với tốc độ mạng và thiết bị của người dùng (kích thước, độ phân giải màn hình và các nền tảng hệ điều hành thiết bị khác nhau như iOS, Android, HTML5 web)
- Phát trực tuyến từ máy tính, thiết bị di động thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng
- Chèn quảng cáo động
- Chèn thay thế quảng cáo truyền hình
Livestream là một giải pháp do BizFly Cloud phát triển. Nhà cung cấp đám mây được vận hành bởi VCCorp. BizFly Cloud hiện là đối tác đám mây chiến lược, cung cấp giải pháp cho nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…
Đăng ký để dùng thử và nhận tư vấn: https://bizflycloud.vn/register
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí tối ưu nhất, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.