Java Spring Boot là gì? 1 vài bước từ cơ bản tới nâng cao

1736
29-02-2024
Java Spring Boot là gì? 1 vài bước từ cơ bản tới nâng cao

Để phát triển phần mềm tiện lợi và hiệu quả thì có rất nhiều công cụ, một trong số đó là Spring Boot. Khắc phục một số tồn tại của Spring framework và đem đến một cách sử dụng dễ dàng hơn cho công việc phát triển, hãy cùng Bizfly Cloud khám phá thêm về công cụ hữu ích này nhé!

Java Spring Boot là gì?

Java Spring Boot là một công cụ mã nguồn mở, với Java Spring Boot chúng ta có thể tạo được các ứng dụng web/web app và ứng dụng microservice dễ dàng hơn. Để tìm hiểu về Spring Boot thì cần phải dành thời gian cho Java — một trong những ngôn ngữ dev và nền tảng máy tính được sử dụng phổ biến nhất khi phát triển app. Mang đến sự linh hoạt và thân thiện với người dùng, Java được các developer rất yêu thích và sử dụng cho nhiều ứng dụng, thực ra là gần như mọi thứ từ mạng xã hội, web, mobile app cho đến network và các ứng dụng doanh nghiệp.

Java Spring Boot là gì?

Java Spring Boot là gì?

Ba khả năng cốt lõi của Java Spring Boot

Tự động cấu hình

Cấu hình opinionated approach (cho phép người dùng cấu hình nhưng sẽ trong một khuôn khổ nhất định)

Khả năng tạo các ứng dụng độc lập

Các tính năng này phối hợp với nhau giúp chúng ta có thể thiết lập ứng dụng dựa trên Spring khi chỉ cần thao tác cấu hình tối thiểu. Các ứng dụng Spring Boot cũng có thể được tối ưu hóa và chạy với Open Liberty.

Java và Spring framework

Mặc dù Java có thể dễ sử dụng và dễ học hơn các ngôn ngữ khác nhưng ngược lại khi build, debug và triển khai các ứng dụng Java thì lại rất phức tạp và ngày càng phức tạp hơn. Bởi vì số lượng biến sẽ tăng theo cấp số nhân khi chúng ta phát triển ứng dụng trong các lĩnh vực phổ biến, như stream nhạc online hay thanh toán trên thiết bị di động chẳng hạn. Bên cạnh đó, các developer khi viết ứng dụng kinh doanh cơ bản cùng lúc phải xử lý nhiều thư viện, plugin, log cũng như xử lý lỗi, tích hợp với các dịch vụ web và nhiều ngôn ngữ như C#, Java, HTML và các ngôn ngữ khác. Vì lẽ đó, người ta sẽ luôn có nhu cầu cực kỳ lớn đối với bất kỳ công cụ nào giúp họ phát triển ứng dụng Java một cách nhanh chóng và tiết kiệm tiền bạc nhất có thể.

Khi nói đến các frameworks, ở đây có các code được viết sẵn mà các developer có thể sử dụng và thêm vào code của riêng họ, tùy theo nhu cầu cụ thể. Các frameworks này giúp giảm bớt gánh nặng cho developer trong hầu hết mọi nhu cầu, bao gồm từ phát triển web app, mobile app hay làm việc với desktop và API. Tạo ứng dụng nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn nhờ vào việc các frameworks cung cấp code và tools có khả năng tái sử dụng để giúp gắn kết tất cả các thành phần khác nhau trong một dự án phát triển lại với nhau.

Lúc này chúng ta có Spring để giải quyết các khó khăn. Spring là một dự án nguồn mở cung cấp phương án dạng module để tạo ứng dụng bằng Java. Dự án được bắt đầu vào năm 2003 với mục tiêu ban đầu là giải quyết những phức tạp trong quá trình phát triển Java lúc đó, tiếp theo là cung cấp các hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng Java. Khi đề cập đến Spring thì có thể hiểu đó chính là toàn bộ framework ứng dụng hoặc toàn bộ các module. Java Spring Boot là một module cụ thể được phát triển như phần mở rộng của Spring frameworks.

Sự khác nhau giữa Spring Boot và Spring Framework

Để tổng kết ngắn gọn thì ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng Spring Boot so với Spring Framework là Spring Boot dễ sử dụng và phát triển nhanh hơn. Về lý thuyết mà nói, nếu làm như vậy chúng ta sẽ phải chấp nhận đánh đổi sự linh hoạt cao hơn khi làm việc trực tiếp với Spring Framework.

Sự khác nhau giữa Spring Boot và Spring Framework

Sự khác nhau giữa Spring Boot và Spring Framework

Tuy nhiên, trên thực tế, trừ khi bạn cần hoặc muốn triển khai một cấu hình rất độc đáo/unique, việc sử dụng Spring Booth rất đáng để đánh đổi. Bạn vẫn có thể sử dụng hệ thống chú thích rất phổ biến của Spring Framework và dễ dàng đưa các dependencies mở rộng (không có trong Spring Starters) vào ứng dụng của mình. Cùng với đó, bạn vẫn có quyền truy cập vào tất cả các tính năng của Spring Framework, bao gồm xử lý event, xác thực, liên kết dữ liệu, chuyển loại, test và tích hợp bảo mật. Tóm lại, nếu phạm vi dự án có thể chỉ nằm trong một Spring Starter, thì Spring Boot có thể giúp tinh giản đáng kể quá trình phát triển.

Để hiểu đầy đủ sự khác biệt giữa Spring và Spring Boot, chúng ta cùng xem bảng so sánh sau:

 

 

Spring

Spring Boot

Khái niệm

Framework nguồn mở dựa trên Java để phát triển ứng dụng web.

Phần mở rộng hoặc module được xây dựng trên Spring framework.

Cách hoạt động

Mang đến môi trường linh hoạt, cung cấp khả năng cấu hình toàn bộ môi trường nhờ các công cụ và thư viện code dựng sẵn để xây dựng các web app có tính tùy chỉnh và mức độ liên kết không quá cao (Loose-coupling).

Cung cấp khả năng tạo các ứng dụng Spring độc lập. Với việc giảm thiểu nhiều công việc như không cần chú thích, cấu hình XML hoặc viết nhiều code bổ sung, cho phép ứng dụng có thể chạy được luôn.

Thích hợp sử dụng khi

Đòi hỏi tính linh hoạt.

Cấu hình opinionated approach.

Cần xóa dependencies khỏi code tùy chỉnh.

Triển khai cấu hình có tính unique cao.

Phát triển các ứng dụng doanh nghiệp.

Nhu cầu sử dụng dễ dàng.

Cấu hình opinionated approach.

Ưu tiên tốc độ và thời gian phát triển.

Không muốn sử dụng code viết sẵn hoặc cấu hình XML.

Phục vụ phát triển API REST.

 

Tính năng cốt lõi

Dependency injection

Autoconfiguration/Cấu hình tự động

Hỗ trợ Embedded Servers

Câu trả lời là: Không. Và chúng ta sẽ cần set up các server đầy đủ.

Câu trả lời là: Có, Spring Boot có các máy chủ HTTP tích hợp sẵn như Tomcat và Jetty.

Cấu hình

Phải thực hiện thủ công

Spring Boot tự động cấu hình Spring và các framework của bên thứ ba theo một quy ước cấu hình mặc định.

Yêu cầu về XML

Cần có kiến thức về cấu hình XML.

Không yêu cầu.

Hỗ trợ công cụ CLI cho dev/test app

Không hỗ trợ.

Có hỗ trợ

Một số tính năng nổi bật của Spring Boot giúp thuận tiện hơn trong công việc lập trình Java bao gồm:

  • Standalone applications/Các ứng dụng độc lập - Spring Boot cung cấp khả năng tạo các ứng dụng không bị ràng buộc với một nền tảng nhất định, trong khi đó vẫn chạy được trên các thiết bị riêng mà không cần có kết nối Internet hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác.
  • Opinionated approach - Cấu hình các thuộc tính trong starter ở dạng opinionated approach một cách đơn giản, dễ dàng hơn.
  • Cung cấp các tính năng hỗ trợ production bao gồm báo cáo số liệu, health checks và cấu hình từ bên ngoài.
  • Embedded servers - Spring Boot hỗ trợ việc nhúng trực tiếp các máy chủ như Tomcat, Jetty hoặc Undertow.
  • Tự động cấu hình - Cung cấp cấu hình tự động Spring và các thư viện khác từ bên thứ ba mà không gặp vấn đề hay rào cản nào.

Những kiến thức cần có khi học Spring Boot bạn nên biết

Để học và sử dụng Spring Boot thì ngoài việc hiểu rõ các đặc tính, ưu điểm và cách thức hoạt động thì chúng ta cũng cần chuẩn bị thêm một số kiến thức liên quan.

Java Core

Một số kiến thức trong Java cần tìm hiểu như:

  • Học kiến thức Java cơ bản bao gồm các hàm, biến…
  • Các tính năng trong Java 8 mới cập nhật 
  • Lập trình hướng đối tượng trong Java (OPPs)
  • Học sử dụng các collection API -  phần này khá quan trọng, bạn nên cân nhắc đầu tư thời gian tìm hiểu.
  • Các kiến thức về Asynchronous, Stream API, Multithreading và File IO mặc dù được sử dụng ít hơn trong Spring Boot nhưng vẫn hữu ích nếu bạn có thể tìm hiểu.

Template engine

Chúng ta có thể dùng template engine để tạo trang HTML trong Spring Boot với việc đẩy dữ liệu vào view, bên cạnh đó các tool Thymeleaf và JSP cũng cung cấp thêm các khả năng làm việc trong Spring Boot tốt hơn.

Package manager

Đây là công cụ sử dụng để quản lý các thư viện cài thêm. Thông thường thì chúng ta sẽ khó tránh được việc phải sử dụng thêm các thư viện bên ngoài khi phát triển với Spring Boot vì thế chúng ta cũng cần hiểu về thành phần này khi làm việc trong các dự án. Có 2 package manager là Gradle và Maven trong Spring Boot tương tự như NPM và Yarn trong Javascript. Cần:

  • Tìm hiểu cơ bản về package manager Gradle
  • Tìm hiểu cơ bản về package manager Maven

Đối với công cụ này thì chỉ cần nắm 1 số các xử lý thông dụng như chỉnh sửa thông tin về project, cài đặt thư viện rồi xóa thư viện, hoặc các build-in tasks… là đã có thể đáp ứng được nhu cầu rồi và không cần mất quá nhiều thời gian cho phần này.

JPA/MongoDB

Với yếu tố này thì có 1 số kiến thức sau bạn cần nắm bắt như:

  • Cách để cấu hình database
  • Tìm hiểu về các class và interface trong JPA/MongoDB.
  • Tìm hiểu về CRUD và thành thục các thao tác cơ bản.
  • Query creation: Tạo tự động câu query sử dụng tên method, nếu tùy chỉnh thì có thể dùng @Query 
  • Cấu hình cho MongoTemplate và sau đó sử dụng nó cùng với các đối tượng như Query, Update,... để tạo các câu query có độ phức tạp hơn.
  • Tổ chức và phân trang cho các query data bằng Sort và paging, với skip và limit thì có thể thực hiện custom paging.
  • Thực hiện aggregation để tổng hợp dữ liệu trong MongoDB.
SHARE