Học trực tuyến bùng lên, cơ sở hạ tầng khó đáp ứng, trường học tìm đến dịch vụ điện toán đám mây để cứu cánh
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu nhiều trường học bắt đầu tổ chức lớp học trực tuyến trong năm nay với nỗ lực làm chậm sự lây lan của Covid-19, nhưng một số trường nhận thấy rằng nền tảng mạng kết nối của trường không phù hợp với mục đích này. Theo báo cáo, họ gặp các vấn đề tốc độ Internet chậm chạp, lỗi máy chủ, sự cố quá tải của website và các nhà cung cấp dịch vụ internet khi hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn sinh viên truy cập đồng thời vào lớp học online.
Trường học đối mặt với những thách thức khi chuyển đổi sang hình thức học online
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mà các trường học đang sử dụng không được xây dựng để phục vụ các khóa học trực tuyến, và nguy cơ xảy ra tình trạng tắc nghẽn mạng rất cao.
Đầu tiên là vấn đề liên quan đến trang chủ. Mặc dù có vẻ kết nối Internet là một đường thẳng, nhưng thực tế nó phải lọc qua một loạt bộ chuyển mạch (switch) và bộ định tuyến (router) trên đường truyền tải. Hãy tưởng tượng nó giống như việc bạn phải lái xe trên tuyến đường nhỏ qua thành phố trước khi hòa vào đường cao tốc - nơi bạn có thể chạy nhanh hơn và đi xa hơn. Một trong những con đường nhỏ này sẽ kết nối người dùng của toàn bộ khu vực lân cận với nhau tại những "con đường cao tốc" trong mạng lưới của nhà cung cấp internet. Các kết nối này bắt nguồn từ các ISP rồi mới phân phối đến từng nhà hay doanh nghiệp của khách hàng.
Trường học đối mặt với những thách thức khi chuyển đổi sang hình thức học online
Các thiết bị này có nhiệm vụ cân bằng nhu cầu về băng thông trên tất cả các khu vực đăng ký và kết nối chúng với internet. Bình thường, chuyện này không phải là vấn đề bởi mọi người thường không sử dụng nhiều băng thông liên tục. Nhưng vào năm 2020, mọi người cùng online cả ngày, gọi điện video, tải tệp tin hoặc lướt web.
Nếu mọi người trên đường phố của bạn đăng nhập cùng một lúc và sử dụng nhiều băng thông cùng một lúc (chẳng hạn như khi họ bắt đầu một ngày học), thì điểm phân phối đó có thể có nguy cơ trở thành điểm tắc nghẽn. Khi tất cả mọi người đều cố gắng sử dụng Internet, nó giống như mọi người đang tranh nhau một ống hút để uống chung một ly.
Kết quả phần nào bạn có thể đoán trước được: cuộc gọi bị giật hoặc giảm chất lượng, trình duyệt quay vòng vòng không ngừng và máy chủ dường như bị lỗi cho dù bạn có refresh trang chủ bao nhiêu lần đi chăng nữa.
Một vấn đề tương tự xuất hiện nếu các trường học tự lưu trữ các tệp tin hoặc ứng dụng, sử dụng máy chủ vật lý của chính họ. Một trường học có kết nối Internet tốc độ cao, nhưng nếu 1.000 học sinh cố gắng kết nối một kho dữ liệu cùng một lúc, nó sẽ nhanh chóng trở nên quá tải.
Các trường học thường sử dụng dịch vụ máy chủ Blackboard, bởi nó đảm bảo các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu và luật pháp trong khu vực của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn một nửa số trường học sử dụng Blackboard đang tự lưu trữ dịch vụ thay vì sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Ví dụ: Ở Đức, các trường học bị cấm sử dụng các dịch vụ đám mây của Microsoft, Google hoặc Amazon vì lý do bảo mật khiến họ không có nhiều lựa chọn khác. Việc lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ đồng nghĩa họ kiểm soát được dữ liệu được sử dụng như thế nào và đang lưu trữ ở đâu. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là lưu lượng truy cập đến các máy chủ vật lý của trường sẽ nhiều hơn.
Ví dụ: nếu một trường học tạo ra một trang web để tải bài tập về nhà lên. Họ có thể không lường trước được rằng toàn bộ học sinh trong trường sẽ truy cập cùng lúc. Máy chủ có thể trở nên chậm chạp, hoặc thậm chí bị sập vì nó không có đủ CPU hoặc bộ nhớ để xử lý số lượng sinh viên đang cố gắng sử dụng nó. Bộ nhớ này cũng không thể được nâng cấp ngay lập tức trong một đêm vì nó là phần cứng vật lý.
Việc vận hành các máy chủ rất tốn kém và tốn thời gian, vì nhu cầu nâng cấp và bảo trì máy chủ diễn ra thường xuyên, cũng như phải liên lạc thường xuyên với các kỹ thuật viên CNTT để đảm bảo tất cả hoạt động được diễn ra trơn tru.
Trong nhiều trường hợp, các trường học vẫn chưa chuẩn bị với những tình huống này, công việc quản lý hạ tầng công nghệ thông tin thường được giao cho một giáo viên kiêm nhiệm hoặc các nhà thầu đắt tiền bên ngoài. Một báo cáo của OECD trước đây cho thấy rằng "Thường giáo viên hay một kỹ thuật viên bên ngoài sẽ đưa ra một mức phụ cấp riêng để quản lý thêm phần việc này. Do đó, những các trường học không được hỗ trợ kỹ thuật một cách chuyên nghiệp". Ngược lại, các công ty công nghệ thường một đội ngũ kỹ sư hùng hậu chịu trách nhiệm xử lý nhu cầu tăng đột biến bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào.
Giải pháp điện toán đám mây dành cho trường học được triển khai như thế nào?
Một số trường học chọn cách sử dụng các dịch vụ được lưu trữ trên điện toán đám mây, để các nhà cung cấp dịch vụ lo toàn bộ vấn đề về kỹ thuật cho họ. Với các dịch vụ được lưu trữ trên đám mây, dung lượng có thể được mở rộng theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này một cách chính xác và đảm bảo có thể mở rộng quy mô yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn, điều mà bản thân các trường học thường không đáp ứng được.
Giải pháp điện toán đám mây dành cho trường học được triển khai như thế nào?
Ngay cả khi một trường học chọn các công cụ được lưu trữ trên nền tảng đám mây, thì những công cụ đó được xây dựng để sử dụng như một phần phụ cho việc giáo dục trong một lớp chứ không phải là cho cả một hệ thống trường đang sử dụng. Với những nhu cầu hiện tại của trường học, các nhà cung cấp điện toán đám mây cũng không ngừng nâng cấp để đáp ứng.
Đối với nhiều công ty, công nghệ mới cũng đã là một điều khó khăn để họ có thể hiểu và giải quyết. Tuy nhiên, đối với các trường học, nơi vốn đã phải vật lộn với mớ thiếu sót kỹ thuật, đó còn là một thách thức lớn hơn. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn, một số vấn đề trong số này nằm ngoài tầm kiểm soát của họ khi các nhà cung cấp Internet ở Mỹ không đầu tư vào mạng của họ trong nhiều thập kỷ. Và giống như nhiều "khía cạnh" khác được Covid-19 khai thác, tác động của việc truy cập Internet chậm sẽ ảnh hưởng đến học sinh da màu và gia đình nghèo.
Tham khảo Medium.com
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud