Giảm thiểu rủi ro với các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối

1396
19-04-2022
Giảm thiểu rủi ro với các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối

Trong một thế giới đòi hỏi sự kết nối lớn như hiện nay, các công ty hiện đại đang phát triển năng lực công nghệ của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc phải làm từ xa. Điều này tạo điều kiện cho công việc trở nên linh hoạt hơn tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ có những mặt không tích cực.

Mở rộng hoạt động Công nghệ thông tin (CNTT) của bạn để kích hoạt các khả năng từ xa chắc chắn sẽ mở rộng phạm vi tấn công. Nhân viên thường hoạt động trên thiết bị cá nhân để trả lời email hoặc xem tài liệu và có thể sử dụng thiết bị của công ty cho các phương tiện cá nhân.

Khi một nhân viên làm việc bằng kết nối mạng của chính họ, họ đã vô tình bỏ qua nhiều tính năng bảo mật vốn có. Vậy nên đối với mỗi thiết bị mà một nhân viên sử dụng, mạng lưới rộng khắp của công ty bạn có được một thiết bị đầu cuối. Nhiều thiết bị cá nhân được bảo vệ kém thì đây chính là lúc tội phạm mạng dễ dàng xâm nhập và đánh cắp dữ liệu nhất.

Tuy nhiên bài viết này sẽ đưa ra những phương pháp giúp bạn tiếp cận hiện đại hơn để cải thiện tình hình bảo mật của công ty.

Những thách thức đối với bảo mật thiết bị đầu cuối

Điểm cuối là bất kỳ thiết bị nào kết nối với mạng công ty, bao gồm:

- Máy tính xách tay

- Điện thoại thông minh

- Máy tính bảng

- Máy in

- Thiết bị mạng

Một trong những thách thức bảo mật đầu cuối lớn nhất mà các tổ chức hiện đại phải đối mặt là thiết bị do nhân viên sở hữu. 

Một số thách thức chính mà thiết bị của nhân viên có thể gây ra như:

Mất dữ liệu

Khi nhân viên sử dụng thiết bị của riêng họ, tổ chức sẽ mất quyền kiểm soát cách nhân viên tương tác với tài nguyên đám mây. 

Ví dụ: một nhân viên có thể sử dụng chính thiết bị để tải xuống các tài liệu nhạy cảm từ một ứng dụng đám mây. Nếu không có bảo mật đầu cuối nâng cao, tổ chức của bạn không còn biết điều gì xảy ra với thông tin này, đây chính là vấn đề. 

Khi các tổ chức không thể kiểm soát và giám sát luồng dữ liệu nhạy cảm, lúc này những rủi ro mới sẽ xuất hiện.

Ví dụ: nếu thiết bị của nhân viên có phần mềm gián điệp, tài liệu có thể bị chặn, dẫn đến vi phạm dữ liệu. 

Làm việc từ xa

Giảm thiểu rủi ro với các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối - Ảnh 1.

Do hậu quả của đại dịch COVID-19, công việc từ xa có thể vẫn được duy trì bất chấp những rủi ro về vấn đề bảo mật. 

Cho dù nhân viên làm việc tại nhà hay “đang di chuyển”, các thiết bị có khả năng kết nối với mạng không dây công cộng và cá nhân thiếu các kiểm soát bảo mật mạnh mẽ của mạng công ty. Điều này có nghĩa là các tác nhân đe dọa chỉ cần tham gia vào một cuộc tấn công trung gian để lấy cắp dữ liệu hoặc thông tin đăng nhập. Nếu không có bảo mật đầu cuối có thể dẫn đến tổn thất rất lớn.

Thiêt bị di động

Các tác nhân độc hại nhận thức được thiết bị di động chính là lỗ hổng dễ đánh nhất vì hiện có nhiều lựa chọn phần mềm độc hại được thiết kế cho mọi thiết bị di động.

Với nhiều nhân viên sử dụng thiết bị di động của họ hàng ngày, họ có nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại vào thiết bị cao hơn. Nếu một thiết bị bị nhiễm kết nối với một tài nguyên trên mạng của tổ chức, thì một kẻ độc hại sẽ có một con đường để truy cập trái phép vào dữ liệu và tài nguyên nhạy cảm. Khi đó chúng có thể bắt đầu tàn phá bằng các cuộc tấn công nâng cao hơn như ransomware.

Ứng dụng bên thứ ba

Các tổ chức vốn có rất ít quyền kiểm soát các ứng dụng trên thiết bị cá nhân của nhân viên. Và lúc này các ứng dụng của bên thứ ba là một vectơ tấn công lớn. 

Ngay cả khi một tổ chức có thể kiểm soát những gì nhân viên cài đặt trên thiết bị cá nhân, các ứng dụng có thể mang theo những rủi ro mà tổ chức không thể giảm bớt. 

Giảm thiểu rủi ro với các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối

Do tính chất phân tán của người lao động ngày nay, các tổ chức đang cần cấp bách một cách tiếp cận mới đối với an ninh mạng. Tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức, có thể muốn áp dụng giải pháp phát hiện và phản hồi đầu cuối (EDR) hoặc các nền tảng phát hiện và phản hồi mở rộng (XDR) hoặc dịch vụ Phát hiện và phản hồi được quản lý (MDR). 

Phát hiện tấn công mạng

Khi bạn đang tìm kiếm một giải pháp, chỉ số chính để đo lường khả năng phát hiện mối đe dọa là “thời gian trung bình để phát hiện”. Thời gian trung bình để phát hiện là thời gian trung bình mà một tổ chức cần để xác định hoạt động bất thường trên mạng hoặc hệ thống của mình. 

Thời gian phản hồi nhanh hơn

Một chỉ báo hiệu suất chính quan trọng khác để đo lường một chương trình an ninh mạng là thời gian phản hồi trung bình (MTTR). Đây là thời gian trung bình từ khi phát hiện rủi ro đến khi hoàn thành quá trình điều tra để bắt đầu phản ứng và cuối cùng là khắc phục sự cố bảo mật. MTTR càng ngắn, tác nhân đe dọa có thể dành ít thời gian hơn cho các hệ thống và mạng của tổ chức. 

Phòng chống tấn công mạng

Các tổ chức cần có cái nhìn sâu sắc hơn về những rủi ro mà mình phải đối mặt. Sau khi một công cụ bảo mật đầu cuối phát hiện hành vi bất thường, nhóm an ninh mạng có thể điều tra cảnh báo, hiểu lỗ hổng bảo mật tồn tại ở đâu, khắc phục bất kỳ điểm yếu nào và ngăn chặn các phần tử độc hại truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm trong tương lai.

EDR, MDR, DXR - Loại nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Mặc dù các giải pháp bảo mật đầu cuối cung cấp các lợi ích tương tự, nhưng các lợi ích mà các nền tảng này mang lại sẽ khác nhau 

EDR

Giảm thiểu rủi ro với các giải pháp bảo mật thiết bị đầu cuối - Ảnh 2.

Là một công cụ EDR sẽ liên tục giám sát mạng bằng cách thu thập và phân tích thông tin về mối đe dọa từ các điểm cuối được công nhận, tìm kiếm hành vi bất thường cho thấy vi phạm bảo mật và cho phép thời gian phản hồi để giảm tác động. Tuy nhiên, các công cụ EDR có một số hạn chế - chúng tốn thời gian của nhân viên an ninh mạng và bị hạn chế bởi kiến thức và tính sẵn sàng của nhân viên nội bộ.

MDR

Với dịch vụ MDR, các tổ chức thuê ngoài các hoạt động giám sát, phát hiện và phản ứng an ninh mạng để tăng cường bảo mật mà không cần phải triển khai nhân viên toàn thời gian có năng lực bảo mật. 

XDR 

XDR cung cấp bảo mật thống nhất trên một nền tảng duy nhất để phát hiện và phản hồi các mối đe dọa trên các điểm cuối và mạng. Chúng tự động thu thập và tương quan dữ liệu trên tất cả các lớp bảo mật được kết nối, giúp đi sâu vào các kho chứa dữ liệu nơi phần mềm độc hại có thể ẩn náu.

Ngoài ra, XDR cung cấp một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn để quản lý bảo mật điểm cuối vì nó kết hợp giám sát mạng và giám sát điểm cuối, cho phép xem rõ ràng hơn mọi thiết bị trên mạng.

Bất kể bạn chọn giải pháp nào, doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được đảm bảo về tính năng bảo mật toàn diện, từ đầu đến cuối. 

SHARE