Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0

2855
22-12-2024
Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0

Một trong những thuật ngữ để nói về thế giới web hiện tại là web 2.0. Vậy web 1.0, web 2.0 là gì và sự khác nhau giữa web 1.0 và web 2.0 là gì. Sau đây, Bizfly Cloud  chia sẻ về  chuyển giao thế hệ lớn nhất trên nền tảng web: cuộc chuyển giao từ web 1.0 sang web 2.0.

Web 2.0 là gì?

Web 2.0 là để chỉ những website mà người dùng có thể tương tác với những người dùng khác và với chính website đó. Theo như cách nói này, nếu như chúng ta thử đặt bất cứ một website nào đó mà chúng ta truy cập hiện tại, thì website đó hoàn toàn được coi là website của thế hệ 2.0.

Thật ra, không có khái niệm nào chỉ rõ Web 2.0 là gì, hay Web 2.0 là những trang web sử dụng những thứ gì cả. Web 2.0 không có một “công thức” cụ thể, mà chỉ dùng để nói đến cách hoạt động và mục tiêu của các trang web đó. Vì thế, rất nhiều các định nghĩa về Web 2.0 tránh việc sử dụng cách viết “Web 2.0 là …”.

Vậy thế hệ Web 1.0 bây giờ có còn tồn tại không, như việc 2G, 3G, 4G, 5G cùng tồn tại vậy? Câu hỏi này sẽ có câu trả lời tùy thuộc vào góc nhìn của từng người. Mặc dù vậy, một điều không thể bàn cãi là Web 2.0 được xây dựng trên nền tảng của Web 1.0. Chúng ta cùng quay trở lại về Web 1.0 để tìm hiểu xem việc thế giới web thay đổi như thế nào trong 20 năm qua.

Tính năng nổi trội của web 2.0

Web 2.0 đã cách mạng hóa trải nghiệm trực tuyến bằng cách ưu tiên sự tương tác và cộng tác người dùng. Khác với web 1.0 một chiều và chỉ đọc, web 2.0 mang đến một loạt các tính năng đột phá:

Phân loại các thông tin miễn phí

Web 2.0 cho phép người dùng tạo, chia sẻ và phân loại thông tin một cách tự do. Người dùng có thể dễ dàng gắn thẻ video, hình ảnh và các liên kết giúp việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn.

Trải nghiệm người dùng mượt mà

Web 2.0 sử dụng công nghệ như AJAX để cung cấp trải nghiệm tương tác mượt mà hơn. Người dùng có thể nhấp vào hình ảnh để xem thông tin chi tiết hoặc phóng to, tạo ra trải nghiệm trực quan và thú vị.

Khuyến khích sự tham gia của người dùng

Thông qua việc tạo nội dung và tương tác với cộng đồng, web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng bằng cách họ có thể để lại bình luận, đánh giá và đưa ra những ý kiến của mình tạo ra môi trường chia sẻ công khai.

Phần mềm phát triển dưới dạng SaaS

Web 2.0 cung cấp các ứng dụng dưới dạng dịch vụ (SaaS), cho phép người dùng truy cập và sử dụng các ứng dụng trực tuyến mà không cần cài đặt phần mềm trên máy tính cá nhân. Giúp người dùng dễ dàng truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet.

Tính năng cộng tác và làm việc nhóm

Hỗ trợ các công cụ cộng tác trực tuyến như Google Docs và Trello, cho phép nhiều người cùng làm việc trên một dự án trong thời gian thực.

Lợi ích khi sử dụng web 2.0

  • Mở rộng khả năng tiếp cận: Web 2.0 mang đến khả năng tiếp cận thông tin rộng rãi cho người dùng. Người dùng có thể thực hiện các tìm kiếm, truy cập và chia sẻ những thông tin của mình từ các nguồn khác nhau. Việc này sẽ giúp cho bạn khám phá và học hỏi được thêm rất nhiều thông tin mới.
  • Tương tác xã hội mạnh mẽ: Người dùng có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng bằng cách tham gia các hoạt động cộng đồng, thảo luận, chia sẻ và tạo ra những mối quan hệ mới. Các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... cho phép người dùng thực hiện các kết nối với bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người có chung sở thích với nhau.
  • Khuyến khích người dùng tạo nội dung và chia sẻ: Bạn có thể tạo video, viết blog chụp ảnh,.. Để chia sẻ nội dung của mình với cộng đồng mạng. Điều này giúp người dùng có cơ hội thể hiện bản thân cũng như chia sẻ các kiến thức, kỹ năng của mình để tạo ra tương tác với người khác.
  • Làm việc nhóm trực tuyến: Các ứng dụng trực tuyến hiện nay cho phép người dùng làm việc nhóm và cộng tác từ xa. Mọi người có thể cùng nhau thực hiện 1 dự án bằng cách chia sẻ tài liệu và tương tác với nhau trong cùng một khoảng thời gian.
  • Trải nghiệm tương tác mượt mà: Nhờ công nghệ AJAX mà người dùng có thể tương tác với nhau nhanh chóng trên trang web. Ngoài ra, giao diện tương tác cũng rất trực quan và thú vị.

Ưu nhược điểm của web 2.0

Ưu điểm của Web 2.0:

  • Kết nối xã hội mạnh mẽ: Web 2.0 tạo ra các nền tảng cho phép người dùng kết nối, tương tác và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Các mạng xã hội, diễn đàn thúc đẩy sự hình thành cộng đồng, mở rộng mạng lưới quan hệ.
  • Nội dung do người dùng tạo ra: Web 2.0 trao quyền cho người dùng trở thành những người tạo nội dung. Các nền tảng chia sẻ video và hình ảnh cho phép người dùng chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, và kiến thức của mình với thế giới.
  • Tiếp cận thông tin rộng rãi: Web 2.0 làm cho thông tin dễ dàng truy cập hơn. Các công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và khả năng chia sẻ liên kết giúp người dùng tìm kiếm và truy cập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Cộng tác và làm việc nhóm hiệu quả: Các ứng dụng và nền tảng cộng tác trực tuyến cho phép nhiều người cùng làm việc trên một dự án cùng lúc, bất kể vị trí địa lý nào.

Nhược điểm của Web 2.0:

  • Mối đe dọa đến an ninh và quyền riêng tư: Việc chia sẻ thông tin cá nhân trực tuyến trên các nền tảng Web 2.0 làm tăng nguy cơ bị đánh cắp thông tin, vi phạm quyền riêng tư, và bị tấn công mạng.
  • Lan truyền thông tin sai lệch và độc hại: Tính mở và khả năng tạo nội dung dễ dàng của Web 2.0 cũng dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng của thông tin sai lệch, tin giả, và nội dung độc hại. Gây ra những khó khăn cho việc kiểm duyệt và quản lý nội dung.
  • Khó khăn trong việc quản lý thông tin: Lượng thông tin khổng lồ và đa dạng trên Web 2.0 khiến việc tìm kiếm, lọc và đánh giá thông tin đáng tin cậy trở nên khó khăn. 
  • Phụ thuộc vào kết nối internet: Web 2.0 phụ thuộc hoàn toàn vào kết nối internet. Những người không có quyền truy cập internet ổn định hoặc sống ở các vùng không có kết nối sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận thông tin.

So sánh web 2.0 với web 1.0, web 3.0

 

Web 1.0

Web 2.0

Web 3.0

Đặc điểm

Web tĩnh, chỉ đọc

Web tương tác, người dùng tạo nội dung

Semantic Web, trí tuệ nhân tạo, web phi tập trung

Kiến trúc

Client-Server

Client-Server

Phi tập trung, phân tán

Công nghệ

HTML, CSS, JavaScript

AJAX, PHP, Ruby on Rails, Python

Blockchain, AI, Internet of Things (IoT)

 

Giao diện

Đơn giản, tĩnh, không có tương tác

Đa phương tiện, phong phú

Thông minh, tương tác đa dạng, giao diện trực quan

Tương tác

Không cung cấp khả năng tương tác

Người dùng có thể thực hiện chia sẻ, bình luận đánh giá

Tính năng tương tác đa dạng, tự động

Nội dung

Thông tin thống nhất

Tạo nội dung, mạng xã hội, Wiki, Blog

Dữ liệu mở, trí tuệ nhân tạo


Những công nghệ tạo nên Web 2.0

Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi qua chiều dài lịch sử của web, để xem lại những gì web đã thay đổi, những gì web đã giữ lại đến bây giờ, hay những thứ gì đã bị bỏ lại trong lịch sử đó.

HTML, CSS và trình duyệt

Trước tiên, khi truy cập vào một trang web bằng trình duyệt, web server sẽ gửi đến trình duyệt trên máy tính một trang web bằng HTML. Trình duyệt sẽ nhận và dịch trang HTML, sau đó hiển thị trang web trên cửa sổ của trình duyệt.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 1.

Trình duyệt trước đây

Người dùng hầu như chỉ thực hiện được một số hành động nhất định với trang web như là nhấn vào những đường link thường được gạch chân và có màu xanh. Việc này cũng giống như chúng ta có một chồng giấy ở trên bàn và đọc những trang giấy đó vậy. Thêm nữa, những trình duyệt khác nhau còn có thể không hiển thị hoàn toàn những thông tin mà HTML có.

Vào thời đó, một trong những logo phổ biến trên những trang web đó là “best viewed in Netscape” hoặc “best viewed in Internet Explorer”.

CSS bắt đầu được sử dụng để sắp xếp nội dung hiển thị trên Internet Explorer phiên bản 3.0. Và từ bản thứ 4 phát hành vào năm 1997 trở đi, Internet Explorer thống trị trình duyệt web cho đến khi trở tụt xuống vị trí thứ 2 vào năm 2012.

World Wide Web Consortium hay W3C là một tổ chức được thành lập có nhiệm vụ chính là đưa ra các chuẩn cho Internet và đặc biệt là World Wide Web và các thành phần liên quan như HTML, CSS,… Có một tổ chức bảo đảm trật tự, những công nghệ mới được đưa vào các trình duyệt trở nên dễ dàng hơn.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 2.

W3C, một trong những tổ chức định hình Web hiện tại


Client-side scripting, công nghệ quan trọng tạo nên Web 2.0

Sau việc chuẩn hóa đó, người dùng bây giờ yêu cầu nhiều hơn từ những trang web: xem truyền hình trực tiếp, xem phim, chơi game,… Vì vậy, phải có một công nghệ nào đó cho phép việc trao đổi giữa trình duyệt người dùng và server. Từ đó, Client-side scripting được tích hợp vào các trang web, thực hiện các hành động với trang web khi chúng ta mở trang web đó trên trình duyệt. Thay vì chỉ giới hạn với những đường link, giờ đây chúng ta có thể tương tác với nhiều thứ hơn như nút bấm (Button), trình phát video,... Tính tương tác bắt đầu được đẩy lên một thế hệ mới, mà sau này chính là một trong những mục tiêu chủ lực của nhiều trang web: tập trung thiết kế để tăng tương tác của người dùng, đương nhiên là thông qua các client-side scripting.

Hiện tại, client-side scripting phổ biến nhất là Javascript.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 3.

Adobe Flash và Microsoft ActiveX, hai công nghệ đã bị bỏ lại

Hình thành xã hội ảo: Blog, Forum và Mạng xã hội

Khi thời gian tiếp cận với Internet và web nhiều hơn do mạng Internet bắt đầu phổ biến với tốc độ cao hơn trước, người dùng bắt đầu muốn chia sẻ những nội dung, thông tin và kiến thức mình có. Một trang web dạng nhật kí được ra đời, đó chính là blog. Blog giúp người dùng có thể đăng lên những thứ mà chính người dùng viết, đưa người dùng trở thành người sáng tạo nội dung (content creator). Những người khác có thể vào trang blog của một người dùng khác. Một trong những blog nổi tiếng nhất thời những năm 2005-2008 đó là Yahoo! 360o của Yahoo!

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 4.

Yahoo! 360o (https://snowyimpressions.wordpress.com/tag/yahoo-360/)

Khác với cách tiếp cận của Blog, một trang web nhắm đến việc tranh luận giữa các thành viên là forum. Forum được tạo ra, nhằm tập hợp một số người dùng có cùng sự quan tâm đến một vấn đề nào đó, và tranh luận trên các thread (hay còn gọi là topic) bằng các đoạn văn bản.

Sau đó, người dùng lại yêu cầu được cá nhân hóa bản thân hơn trên Internet. Sự trộn lẫn hai dạng Blog và Forum tạo ra một số dạng mạng xã hội như Facebook và Twitter,… Người dùng bây giờ có thể tạo ra một bản thân “ảo” trên chính các mạng xã hội, có khả năng xem thông tin của những người khác, có khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, có khả năng bàn luận về một chủ đề qua các Post. Với những bức ảnh có thể được upload nhanh chóng hơn so với trước đây, việc người dùng có thể nhận được một lượng thông tin rất lớn chỉ với một thiết bị được kết nối internet.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 5.

Giao diện mới của Facebook

Lưu ý rằng, mạng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao trùm rất nhiều các nền tảng mà chúng ta hay sử dụng hàng ngày. Từ các mạng xã hội tập trung về mối quan hệ giữa người dùng với người dùng như Facebook, các mạng xã hội trao đổi thông tin cho một mục đích nhất định như LinkedIn, cho đến các mạng xã hội chia sẻ video như Youtube hay Tiktok.

Các nhà phát triển nền tảng bây giờ không còn tập trung quá nhiều vào việc sáng tạo nội dung như trước, thay vào đó tập trung nhiều hơn vào các mặt tăng số lượng người dùng như tương tác, kết nối người dùng hay khả năng tiếp cận thông tin hơn. Sự bùng nổ của mạng xã hội dẫn đến việc mạng xã hội là một trong những thành phần quan trọng nhất của Web 2.0.

Web application

Thời gian người dùng dành cho web nhiều hơn, đồng nghĩa với việc các nhà phát triển muốn tích hợp dịch vụ của mình trên web nhiều hơn. Các web application hay web app được xây dựng để có thể chạy hoàn toàn trên nền tảng web, điều này khác hẳn với các app truyền thống trên desktop. Hơn nữa Web application có lợi thế hơn về mặt triển khai, cập nhật chương trình và tính năng mới. Đặc biệt, một trong những tính năng quan trọng bậc nhất - và hoàn toàn bỏ xa các app truyền thống – đó là khả năng chạy trên nhiều nền tảng. Hầu hết các mạng xã hội hiện nay đều có Web app để chạy ngay trên trình duyệt của rất nhiều loại thiết bị.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 6.

Ranh giới giữa Website và Web application hiện tại rất khó phân định – cũng như Web 1.0 và Web 2.0

Smartphone và Web 2.0

Một trong những nhược điểm của PC/laptop đó là người dùng không thể sử dụng 24/24 giờ được. Từ đó, smartphone dần dần được nâng cấp và thay thế các công việc mà trước đây chỉ PC/laptop mới có thể làm được. Với smartphone, người dùng hoàn toàn có thể truy cập Internet, có thể lướt Facebook, có thể check-in mà không cần tìm một cái bàn để đặt laptop nữa. Đương nhiên, các nhà phát triển nền tảng không thể bỏ qua cơ hội với loại thiết bị luôn mang theo người này. Smartphone app và cả app trên web được phát triển và đưa đến người dùng để người dùng tiếp cận nền tảng ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thế giới bây giờ được chia ra làm hai loại xã hội: Xã hội thật và xã hội ảo. Thông qua Web. Smartphone trở thành một trong những “cánh cửa” được người dùng sử dụng nhiều nhất để vào Web, mà bây giờ được gọi là thế hệ Web 2.0.

Giải mã Web 2.0 là gì, những nền tảng tạo tạo nên web 2.0 - Ảnh 7.

Smartphone app cũng là một phần trong thế hệ Web 2.0 ngày nay

Cuối cùng, để giải đáp câu hỏi web 2.0 là gì, chúng ta có thể đưa ra một kết luận: Web 2.0 được sinh ra bởi nhu cầu của người dùng và cũng chính Web 2.0 thay đổi cả thói quen và cách sống của người dùng. Web 2.0 đồng thời cũng lập ra một xã hội không có khoảng cách vật lí, nơi mọi người có thể tham gia và đóng góp một phần của bản thân vào xã hội ảo.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

 >> Có thể bạn quan tâm: Web Services là gì? Tìm hiểu về Web Service cho người mới

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí tối ưu nhất, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cậptại đây.

SHARE