Figma là gì? Những lợi ích và ưu điểm của Figma
Figma là một công cụ thiết kế UI/UX nổi bật dựa trên nền tảng đám mây. Sử dụng Figma, các nhà thiết kế có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao trong thời gian nhanh chóng. Trong bài viết này của Bizfly Cloud sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về Figma từ lịch sử hình thành đến những lợi ích mà nó mang lại.
Figma là gì?
Figma là một công cụ thiết kế đồ họa vector và giao diện người dùng trực tuyến mạnh mẽ, hoạt động dựa trên nền tảng đám mây. Nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế UI/UX cho các ứng dụng web và di động, cũng như trong việc tạo ra các bản thiết kế khác như bài đăng trên mạng xã hội, tờ rơi, áp phích.
Điểm đặc biệt về Figma là nó không yêu cầu cài đặt phần mềm phức tạp; bạn chỉ cần một trình duyệt web và kết nối Internet để bắt đầu thiết kế. Điều này giúp Figma tiếp cận được với nhiều đối tượng người dùng khác nhau từ những người mới bắt đầu đến những chuyên gia trong ngành.

Figma là một phần mềm bao gồm nhiều công cụ thiết kế mạnh mẽ trên nền tảng website
Lịch sử hình thành Figma
2012: Figma bắt đầu được phát triển với ý tưởng tạo ra một nền tảng dựa trên trình duyệt cho phép người dùng thể hiện sự sáng tạo của mình trong nhiều cách khác nhau.
Cuối năm 2015: Figma cung cấp phiên bản thử nghiệm cho người dùng đăng ký trải nghiệm. Đây là bước đầu tiên trong việc giới thiệu Figma đến công chúng.
Tháng 9 năm 2016: Figma chính thức ra mắt và bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó, nó đã trở thành một công cụ thiết kế quan trọng trong cộng đồng thiết kế.
Tháng 10 năm 2019: Figma Community được giới thiệu, cho phép các nhà thiết kế xuất bản tác phẩm của mình để người khác xem và phối lại.
Tháng 4 năm 2021: Figma phát triển FigJam, một công cụ bảng trắng số cho phép người dùng thêm ghi chú, vẽ và biểu tượng cảm xúc vào các dự án cộng tác. FigJam giúp tăng cường khả năng tương tác và sáng tạo trong các dự án thiết kế

Figma cho phép người dùng sử dụng các công cụ trong các dự án cộng tác để ghi chú
Ưu điểm nổi bật của Figma
Figma không chỉ là một công cụ thiết kế thông thường mà còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phần mềm khác. Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật mà Figma sở hữu.
Cho phép nhiều người dùng cùng làm việc trong thời gian thực: Người dùng có thể xem các thay đổi ngay lập tức, đưa ra phản hồi và thảo luận mà không cần phải gửi đi gửi lại tệp thiết kế. Tính năng này giúp tăng cường sự giao tiếp và tiết kiệm thời gian, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của cả nhóm.
Tích hợp với các công cụ khác: Figma hỗ trợ tích hợp với nhiều công cụ và dịch vụ khác nhau như: Slack, JIRA, Trello, giúp người dùng dễ dàng quản lý dự án và giao tiếp với các thành viên trong nhóm.
Xuất file chất lượng cao: Figma hỗ trợ xuất file dưới nhiều định dạng như JPG, PDF, SVG, PNG, với chất lượng hình ảnh sắc nét.
Thuận tiện trong việc gửi và nhận feedback: Khách hàng có thể dễ dàng đưa ra phản hồi trực tiếp trên bản thiết kế mà không cần phải tải xuống hoặc sử dụng các công cụ khác

Figma là công cụ phù hợp để làm việc nhóm, các thành viên có thể tương tác với nhau
Ứng dụng phổ biến của Figma
Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến mà Figma thường được sử dụng.
Thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX):
Figma được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng cho các trang web và ứng dụng di động. Nó hỗ trợ tạo ra các bản phác thảo, bố cục giao diện và nguyên mẫu giúp hình dung sản phẩm một cách trực quan.
Tạo mẫu và prototyping:
Chức năng prototyping của Figma cho phép người dùng tạo ra các mô hình tương tác mà không cần biết lập trình. Các nhà thiết kế có thể dễ dàng làm cho các mẫu thiết kế của họ trở nên sống động bằng cách thêm các tương tác và chuyển động.
Thiết kế marketing và truyền thông:
Ngoài chức năng thiết kế UI/UX, Figma cũng được sử dụng để tạo ra các sản phẩm truyền thông như banner quảng cáo, infographic và post cho mạng xã hội. Bằng cách tận dụng khả năng tạo mẫu và thư viện tài nguyên, người dùng có thể nhanh chóng tạo ra nội dung hấp dẫn mà không mất nhiều thời gian.
Lợi ích khi thiết kế bằng Figma
Figma không chỉ mang lại công cụ thiết kế mà còn nhiều lợi ích khác cho người dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi thiết kế bằng Figma.
Tiết kiệm thời gian: Tính năng hợp tác trực tuyến cho phép nhiều người làm việc cùng lúc, giảm thiểu thời gian chờ đợi và gửi file qua lại. Bên cạnh đó, các plugin và thư viện tài nguyên giúp tối ưu hóa quy trình thiết kế, tạo ra hiệu ứng rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.
Cải thiện khả năng cộng tác: Figma cho phép giao tiếp, phản hồi và thảo luận diễn ra liên tục trong quá trình thiết kế.
Đảm bảo chất lượng của các sản phẩm: Nhờ vào khả năng tạo mẫu và prototyping, Figma giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi phát triển.
Dễ dàng đưa ra các phản hồi: Figma cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ tệp thiết kế với đồng nghiệp và khách hàng. Việc này giúp nhận được phản hồi nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó cải thiện sản phẩm theo hướng tốt nhất.

Figma dành cho vị trí nào
Figma không chỉ dành riêng cho các nhà thiết kế mà còn phục vụ cho nhiều vị trí khác nhau trong quy trình phát triển sản phẩm. Dưới đây là một số vị trí mà Figma phù hợp.
- Nhà thiết kế UI/UX: Đối với các nhà thiết kế giao diện người dùng và trải nghiệm người dùng, Figma là một công cụ không thể thiếu.
- Nhà phát triển: Các nhà phát triển cũng có thể tận dụng Figma để lấy thông tin về thiết kế và cấu trúc sản phẩm. Việc chia sẻ tài liệu thiết kế trực tiếp từ Figma giúp các nhà phát triển hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của sản phẩm và giảm thiểu sự nhầm lẫn trong quá trình phát triển.
- Quản lý sản phẩm: Sử dụng Figma để theo dõi tiến độ thiết kế và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu.
- Marketer: Tính năng tạo mẫu và khả năng chia sẻ dễ dàng giúp các marketer sản xuất nội dung nhanh chóng và hiệu quả.
So sánh Figma với adobe XD
Khi nói đến thiết kế giao diện người dùng, Figma và Adobe XD là hai trong số những công cụ phổ biến nhất. Tuy nhiên, mỗi công cụ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
| Figma | Adobe XD |
Tính năng hợp tác | Nhờ khả năng làm việc thời gian thực, các nhà thiết kế có thể cùng nhau sửa đổi và trao đổi ý kiến ngay trong lúc làm việc. | Chưa có khả năng làm việc thời gian thực nên việc hợp tác trở nên khó khăn hơn. |
Giao diện người dùng | Giao diện đơn giản, dễ dàng cho người mới bắt đầu | Khá thân thiện, dễ dàng sử dụng |
Nền tảng | Chạy trên web, người dùng có thể truy cập từ bất cứ thiết bị nào | Cần tải xuống và cài đặt trên máy tính |
Chi phí | Cung cấp nhiều bản miễn phí với các tính năng hữu ích | Bản miễn phí có nhiều hạn chế |
Cách đăng ký và sử dụng Figma
Bạn chỉ cần làm theo các bước dưới đây để bắt đầu đăng ký và sử dụng Figma
- Đăng ký Figma: Mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ www.figma.com
- Đăng ký tài khoản: Nhấp vào nút "Get started for free" ở góc trên bên phải màn hình. Bạn có thể đăng ký bằng tài khoản Google hoặc email.
- Điền thông tin: Nhập họ tên, địa chỉ email, mật khẩu và tên tổ chức (nếu có).
- Xác thực tài khoản: Kiểm tra email để xác nhận tài khoản bằng cách nhấp vào liên kết kích hoạt được gửi đến hộp thư của bạn
Cách sử dụng Figma cho developer
Figma không chỉ dành cho nhà thiết kế mà còn hỗ trợ nhà phát triển trong quá trình phát triển sản phẩm. Dưới đây là cách mà các lập trình viên có thể tận dụng Figma.
1. Xem Tab kiểm tra (Inspect Tab)
Figma cho phép lập trình viên xem thuộc tính của các yếu tố như kích thước, màu sắc, khoảng cách và font. Bạn có thể xuất dữ liệu này sang các định dạng như PNG, SVG hoặc dưới dạng code bằng CSS, Swift, hoặc XML.
2. Chọn Element
Chọn Element trực tiếp: Nhấp vào một yếu tố để xem chi tiết thông số.
Chọn Element trong layer: Sử dụng tổ hợp phím Command + nhấp vào element mong muốn.
Hiển thị bảng chọn Layer: Nhấp chuột phải vào element để hiển thị bảng Select Layer.
3. Export Assets
Lập trình viên có thể xuất CSS trực tiếp từ file thiết kế và tương thích với hệ điều hành iOS và Android:
Export Assets riêng lẻ: Chọn và nhấn nút export.
Xuất tất cả Asset: Sử dụng tổ hợp phím Control/Command + Shift + E để mở bảng Export Panel.
4. Kiểm tra khoảng cách và kích thước
- Chọn bảng mã (Code Panel)
- Chọn element muốn đo
- Di chuyển con trỏ chuột qua một layer khác để xem thông số trực quan hơn
5. Tìm các thành phần chính
- Nhấp chuột phải vào component.
- Chọn Main Component và Go to main component để định vị thành phần chính.
6. Tìm kiếm các layer
Sử dụng plugin Find/Focus trong Figma để tìm kiếm các layer bằng cách nhập từ khóa.
7. Xem mô phỏng thiết kế
Sử dụng Prototypes để xem cách người dùng tương tác với thiết kế.
Figma sẽ hiển thị các frame có kết nối prototypes.
Kết luận
Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng Figma đã chứng minh được sức mạnh và sự tiện ích của mình trong lĩnh vực thiết kế. Với khả năng hợp tác tuyệt vời, tính năng dễ sử dụng và tính linh hoạt, Figma đã trở thành công cụ yêu thích của nhiều nhà thiết kế và lập trình viên. Hy vọng rằng qua bài viết này của Bizfly Cloud bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về Figma và những lợi ích mà nó mang lại trong công việc thiết kế.
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud